Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của thành phố Hải Phòng
Trong thời kỳ bao cấp, Hải phòng đã có hàng nghìn Hợp tác xã, Tổ Hợp tác hoạt động trong lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ và hơn 60 làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề truyền thống đã được lưu danh sử sách, như Làng nghề nghề gỗ, đục đẽo, tạc tượng Bảo Hà (Đồng Minh, Vĩnh Bảo), Làng nghề gốm sứ Minh Khai (Dưỡng Động, Minh Tân, Thủy Nguyên )...Các nghề truyền thống, được chia thành nhiều nhóm ngành, nghề khác nhau như: Thêu ren, móc chỉ ở các xã Hùng Tiến (Vĩnh Bảo), xã Nam Sơn (An Dương), xã Tiên Cường (Tiên Lãng); Mây tre, đan ở xã Chính Mỹ (Thủy Nguyên), Thanh Sơn (Kiến Thụy), An Thái (An Lão ); Nghề đúc cơ khí ở xã Mỹ Đồng, sản xuất vật liệu xây dựng ở xã Lại Xuân, nghề trồng Cau ở Cao Nhân, nghề Vận tải thủy ở An Lư, nghề đánh bắt cá biển ở Lập Lễ, nghề gói bánh chưng ở Thuỷ Đường (Thủy Nguyên); Nghề mộc ở Kha Lâm (Kiến An); Nghề chế tác đá ở An Tiến (An Lão); Nghề làm con rối ở Nhân Hòa, nghề nuôi cá giống ở Cao Minh, nghề dệt ở Cổ Am (Vĩnh Bảo ); Nghề dệt Thảm ở Đại Đồng (Kiến Thụy); Nghề tráng bánh đa ở Tân Tiến (An Dương)...
![]() |
Ông Nguyễn An Hưng - Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng (giữa) đến thăm làng nghề gỗ, đục đẽo, tạc tượng Bảo Hà (Đồng Minh, Vĩnh Bảo). |
Trải qua thời gian và do nhiều nguyên nhân khách quan, một số làng nghề đến nay chỉ hoạt động cầm chừng hoặc ngừng hoạt động do quy mô sản xuất các làng nghề nhỏ, manh mún, nguồn vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh ít, khả năng huy động vốn hạn chế. Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất của một số làng nghề khó khăn như: gỗ, mây tre... Các cơ sở sản xuất chưa mạnh dạn đầu tư phát triển công nghệ thiết bị mới; chưa đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm nên khả năng cạnh tranh kém, năng suất thấp và thị trường tiêu thụ không ổn định… Một số nghề, làng có nghề lâu đời có nguy cơ mai một, thất truyền.
Hiện nay Hải Phòng còn hơn 30 làng nghề duy trì được hoạt động với những mức độ phát triển khác nhau, trong đó có 18 làng nghề và 1 nghề truyền thống được công nhận theo Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18/12/2006 của Bộ NN-PTNT. Trong đó chỉ có duy nhất 1 nghề truyền thống là nghề làm con giống ở thôn Nhân Mục, xã Nhân Hòa huyện Vĩnh Bảo.
Trong những năm gần đây, hoạt động của các làng nghề ngày càng được chú trọng, sản phẩm làm ra ngày càng đa dạng, không chỉ tiêu thụ mạnh trên địa bàn thành phố mà còn mở rộng tiêu thụ tại thị trường một số địa phương trong vùng, trong đó nghề đúc ở xã Mỹ Đồng (Thủy Nguyên) đã cung cấp sản phẩm cho các thị trường trong nước và xuất khẩu,... Có thể thấy, việc phát triển các làng nghề truyền thống là một lợi thế về mặt kinh tế của địa phương, vừa góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho một bộ phận không nhỏ lao động ở địa bàn nông thôn. Đồng thời có thể đẩy mạnh phát triển các chuyến (tour) du lịch tham quan danh lam thắng cảnh biển, đảo kết hợp với tham quan các làng nghề truyền thống như: Làng nghề truyền thống tạc tượng, sơn mài Bảo Hà (Đồng Minh), làm con giống Nhân Mục (Nhân Hòa) huyện Vĩnh Bảo; làng gốm Dưỡng Động (Minh Tân), làng hát Ca Trù, Đồng Môn (Hòa Bình) huyện Thủy Nguyên; làng Diều sáo xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, Chợ Hàng ( quận Lê Chân)…
Ngày 7/7/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số: 801/QĐ – TTg, về việc Phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 – 2030. Thành phố Hải Phòng đã giao cho các sở, ngành chức năng phối hợp tham mưu cho UBND thành phố triển khai Quyết định của Thủ tướng. Ngày 14/4/2022, Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch số 103/KH-UBND triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững thành phố Hải Phòng giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó xác định rõ nhiệm vụ “Bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Mở rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn bền vững gắn với phát triển và tiêu thụ sản phẩm nộp sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đặc trưng, độc đáo của từng địa phương”.
![]() |
Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống của thành phố Hải Phòng |
Đây là những tín hiệu rất vui đối với các nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và lãnh đạo, hội viên Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng chúng tôi.
Với chức năng nhiệm vụ của mình, Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng đề xuất một số nhiệm vụ, giải pháp bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới trong thời gian tới như sau:
1/ Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng phối hợp tổ chức, tuyên truyền, quán triệt đầy đủ Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của Ủy ban nhân dân Thành phố về bảo tồn và phát triển làng nghề đến các nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và các hội viên trong toàn Hiệp hội.
2/ Việc phát triển các nghề, làng nghề truyền thống trong thời gian tới có mối quan hệ mật thiết gắn bó với phát triển du lịch theo các mô hình phù hợp với đặc trưng ngành nghề và điều kiện thực tế làng nghề ở từng địa phương, đơn vị. Các nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và các hội viên của Hiệp hội cần nhận thức đầy đủ được giá trị của du lịch đem lại cho địa phương, đơn vị của mình.
3/ Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng phối hợp với các cơ quan chức năng của Thành phố và các địa phương hỗ trợ các nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề phát huy vai trò của mình trong công tác quảng bá, xúc tiến du lịch ở làng nghề nói chung. Tạo sự kết nối giữa các làng nghề với các đơn vị kinh doanh du lịch, để đưa du khách đến tham quan, trải nghiệm và mua sắm đồ lưu niệm.
4/ Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng tiếp tục phối hợp làm tốt công tác dạy nghề, truyền nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho làng nghề và doanh nghiệp làng nghề. Đẩy mạnh công tác vận động phát triển hội viên, bồi dưỡng phát triển đội ngũ nghệ nhân làng nghề, làm nòng cốt cho sự nghiệp bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới theo tinh thần chỉ đạo của UBND Thành phố.
5/ Các làng nghề và doanh nghiệp làng nghề cần tập trung vào việc xây dựng thương hiệu và nâng cao chất lượng sản phẩm mẫu mã, trong đó cần quan tâm việc nghiên cứu thị trường, tâm lý khách hàng để sản xuất, chế tác các đồ lưu niệm làm quà tặng, sử dụng nguyên vật liệu thân với thiện thiên nhiên, phục vụ theo nhu cầu, thị hiếu của họ. Tạo được nhiều giá trị gia tăng cho sản phẩm, nhất là các sản phẩm lưu niệm đặc trưng của vùng miền, địa phương.
6/ Các làng nghề và doanh nghiệp Làng nghề cần tuân thủ các quy định pháp luật nói chung, nhất là về pháp luật bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống thiên tai; nhằm hạn chế thấp nhất thiệt hại, rủi ro trong sản xuất kinh doanh.
Thực tế, so với nhiều địa phương trong cả nước, Hải Phòng không có nhiều làng nghề truyền thống. Mặc dù vậy, ngành nghề nông thôn cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào các chỉ tiêu phát triển của Thành phố, tạo nhiều việc làm và thu hút nguồn lực lao động tại chỗ.
Công tác bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho lao động nông thôn, tuy có nhiều lợi thế, song thời gian qua còn nhiều bất cập. Các nghề, làng nghề truyền thống của Thành phố vẫn đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức.
Trong thời gian tới, được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và UBND Thành phố, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của Thành phố và các địa phương, công tác “Bảo tồn và phát triển các nghề, làng nghề truyền thống, các nghề mới và làng nghề mới gắn với bảo vệ môi trường, tạo việc làm cho lao động nông thôn. Mở rộng các mô hình du lịch trải nghiệm, du lịch nông thôn bền vững gắn với phát triển và tiêu thụ sản phẩm nộp sản phẩm nông nghiệp, làng nghề đặc trưng, độc đáo của từng địa phương”, nhất định đạt được những thành tựu quan trọng. Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố và mong mỏi, kỳ vọng của đông đảo các nghệ nhân, người lao động trong các làng nghề, doanh nghiệp làng nghề và các hội viên của Hiệp hội Làng nghề Hải Phòng.
Tin liên quan
Tin mới hơn

Một số làng nghề truyền thống ở Hà Nội
09:26 | 01/06/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Sắc vàng Tam Cốc-Tràng An: Cơ hội tiêu thụ sản phẩm OCOP Ninh Bình
11:34 OCOP

Nhiều sản phẩm OCOP tại Quảng Bình bị "hạ sao"
11:34 OCOP

Nghề dệt thổ cẩm của người M’nông là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
11:28 Văn hóa - Xã hội

Giải pháp nâng cao quản lý Nhà nước về làng nghề ở tỉnh Đồng Tháp
11:28 Nghiên cứu trao đổi

Hà Nội: Đẩy mạnh liên kết quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản, OCOP
11:27 Tin tức










