Bắc Kạn: Phát triển sản phẩm OCOP theo hướng bền vững
Sản phẩm OCOP Bắc Kạn được livestream thông qua các sàn thương mại điện tử như Tiktok. |
Ưu tiên phát triển sản phẩm chủ lực
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Kạn, xác định thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” là một giải pháp thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh trên thị trường, góp phần thực hiện nhóm tiêu chí “kinh tế và tổ chức sản xuất” trong xây dựng nông thôn mới. Vì vậy, tỉnh Bắc Kạn tổ chức triển khai Chương trình OCOP từ đầu năm 2018.
Đồng thời, tỉnh đã thực hiện kiện toàn Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia, giao Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Bắc Kạn là cơ quan thường trực tham mưu thực hiện các nội dung như tổ chức điều tra các sản phẩm theo 6 nhóm ngành hàng của Chương trình OCOP để xây dựng cơ sở dữ liệu ban đầu phục vụ xây dựng Đề án; Phê duyệt Đề án theo từng giai đoạn và đề ra mục tiêu, giải pháp thực hiện để triển khai đồng bộ trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, hướng dẫn đề xuất ý tưởng từ cộng đồng trong đó ưu tiên những sản phẩm mới mang lợi thế, đặc sản của địa phương; Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về xây dựng phương án kinh doanh giúp chủ thể xác định được thuận lợi, khó khăn, cơ hội thách thức khi đưa sản phẩm ra ngoài thị trường.
Theo đó, ngày 15/02/2023, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND thực hiện Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (OCOP) tỉnh Bắc Kạn năm 2023.
Ông Dương Văn Hoàn - Phó Chánh Văn phòng Điều phối xây dựng NTM tỉnh Bắc Kạn cho biết: Đến nay sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đã có tổng số 85 sản phẩm đăng ký tham gia chương trình OCOP vào năm 2023, tỉnh đã xây dựng kế hoạch thực hiện các dự án thành phần theo Quyết định số 386/ QĐ - UBND ngày 19/3/2021. Đặc biệt dự án 02 Phát triển sản phẩm chủ lực trong lĩnh vực nông nghiêp dược liệu. Với 237 ha dược liệu tại các địa phương trên địa bàn tỉnh tiêu biểu có cây: hà thủ ô, trà hoa vàng, tinh bột nghệ nếp đỏ, cà gai leo, mướp đắng rừng, gừng, quế, giảm cổ lam…Một số địa phương đã thực hiện các dự án trồng dược liệu với quy mô mở rộng các cây dược liệu như: Quế, Khôi nhung tía, Hà thủ ô đỏ, Hoài sơn, gối hạt, Ba kích, Hoàng liên, Trinh nữ hoàng cung, bồ công anh tọa vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm OCOP.
Đồng thời Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang tham mưu triển khai thực hiện nội dung về đầu tư phát triển vùng dược liệu quý tại huyện Ba Bể với mục tiêu xây dựng được vùng sản xuất dược liệu quý quy mô tối thiểu là 210 ha đến năm 2025.
Triển khai hiệu quả, nhiều chính sách hỗ trợ
Với mục tiêu đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP, tỉnh Bắc Kạn đã có nhiều chính sách nhằm khuyến khích các tổ chức kinh tế (Hợp tác xã, tổ hợp tác, cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh) tham gia Chương trình OCOP hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa sản phẩm.
Đến nay, chương trình OCOP đã có sự phát triển hiệu quả, tạo được sự đồng thuận của các cấp, nhiều sản phẩm đặc thù, đặc trưng của địa phương có sức tiêu thụ rộng rãi.
Theo bà Lộc Thị Chanh, Giám đốc HTX Bánh gio Bắc Kạn (thôn Cốc Muổng, xã Nông Thượng) cho biết: Bánh gio là một trong những món ăn truyền thống của tỉnh Bắc Kạn, ngay từ đầu trước khi chưa tham gia chương trình OCOP sản phẩm chưa có thương hiệu rõ ràng, các đơn hàng chỉ bán trong khu vực. Nhưng khi tham gia OCOP sản phẩm đã bắt đầu định hình được thương hiệu, số lượng đơn hàng tăng lên, một số đơn hàng còn được bán sang Nhật Bản với số lượng lớn.
Tương tự, Giám đốc HTX Yến Dương, Ma Thị Ninh (huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn) đang có sản phẩm bí xanh thơm Ba Bể và miến dong Yến Dương đạt chuẩn OCOP 3, 4 sao chia sẻ: "Khi tham gia Chương trình OCOP, chúng tôi được tạo điều kiện nhiều trong việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm, kết nối đưa sản phẩm vào hệ thống siêu thị lớn ở Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh. Không những thế sản phẩm còn được hỗ trợ xúc tiến thông qua các sàn thương mại điện tử như: Facebook, ocopbakan…Từ đó tạo được sức lan tỏa rất lớn.
Để hoàn thành mục tiêu đề ra, ngày 15/02/2023, UBND tỉnh Bắc Kạn ban hành Kế hoạch số 87/KH-UBND thực hiện Chương trình "Mỗi xã, phường một sản phẩm" (OCOP). Theo đó đối với sản phẩm mới, tỉnh sẽ tổ chức các hội nghị cấp huyện, thành phố hoặc đến trực tiếp hướng dẫn các chủ thế kinh tế, các hộ kinh doanh trên cơ sở khảo sát, đánh giá hiện trạng về: Nhu cầu, thị hiếu của thị trường đối với sản phẩm; lực lượng lao động có tay nghề; khả năng phát triển sản phẩm OCOP...
Theo đó, tỉnh Bắc Kạn cũng sẽ chủ trì triển khai các chính sách liên quan để hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã tổ chức sản xuất, chuyển giao công nghệ.... Hướng dẫn các tổ chức kinh tế hoàn thiện sản phẩm đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn Việt Nam và các tiêu chuẩn khác...
Ông Nông Quang Nhất, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, Bắc Kạn từ một tỉnh thuần túy phát triển nông, lâm nghiệp đến nay đã có nhiều sản phẩm trở thành hàng hóa, một số các sản phẩm chủ lực, có triển vọng phát triển như miến dong, bí xanh thơm, hồng không hạt, các sản phẩm chế biến từ củ nghệ và các loại cây dược liệu... và đặc biệt là 184 sản phẩm OCOP đã thực sự góp phần làm thay đổi diện mạo phát triển kinh tế tại địa phương. Đồng thời, tỉnh đã chủ động chỉ đạo, định hướng cho phát triển nông nghiệp hàng hóa, sản xuất theo tín hiệu thị trường, tạo ra nhiều sản phẩm có thương hiệu, sức cạnh tranh, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hỗ trợ kết nối trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm giữa Bắc Kạn và các tỉnh, thành phố trong cả nước; Tích cực đưa các sản phẩm, hàng hóa của tỉnh tiếp cận thị trường trong nước, tham gia nhiều hội chợ triển lãm, hội nghị kết nối cung cầu.
Tin liên quan
Hà Nội: Khai mạc Triển lãm sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề
09:10 | 21/11/2024 Khuyến công
Bình phước tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm ocop cấp tỉnh năm 2024
09:13 | 20/11/2024 Tin tức
Tin mới hơn
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Tin khác
Quảng Ninh kết nối sản phẩm OCOP với du lịch
14:27 | 31/10/2024 OCOP
Năm nay TP.HCM tiếp tục tổ chức Tuần lễ sản phẩm OCOP
14:21 | 31/10/2024 OCOP
Hoài Đức: Đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP
09:48 | 30/10/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn kết nối sản phẩm OCOP gắn với làng nghề
09:25 | 25/10/2024 OCOP
Quảng Bình: Bố trí trên 11 tỷ đồng chương trình OCOP
09:23 | 25/10/2024 OCOP
Gia Lai: Huyện Ia Grai có thêm 9 sản phẩm OCOP 3 sao
09:21 | 25/10/2024 OCOP
Thái Nguyên: Hợp tác xã trà an toàn Phú Đô được giải thưởng TOP công nghiệp 4.0 Việt Nam
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Huyện Thường Tín quảng bá, các sản phẩm OCOP, làng nghề phục vụ du lịch
09:20 | 25/10/2024 OCOP
Phú Yên: huyện Sơn Hòa có thêm 8 sản phẩm OCOP 3 sao
19:57 | 21/10/2024 OCOP
Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP Hòa Vang: Nâng tầm nông sản Làng nghề
11:12 | 14/10/2024 OCOP
Phú Yên: Bảo tồn làng nghề gắn với xây dựng sản phẩm OCOP
09:29 | 07/10/2024 OCOP
Phát triển sản phẩm OCOP: Khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương
09:16 | 07/10/2024 OCOP
Rượu Lừng Hồng - Tinh hoa giá trị truyền thống từ hạt lúa nếp thơm Thái Bình
12:16 | 05/10/2024 OCOP
Chương trình OCOP 2024: Đẩy mạnh phát triển sản phẩm nông thôn
09:11 | 04/10/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Vĩnh Thạnh nâng tầm các sản phẩm OCOP
10:53 | 03/10/2024 OCOP
Tuần Văn hoá, Du lịch, Thương mại Vạn Phúc 2024 có nhiều điểm mới
14:05 Tin tức
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội