An Giang: Triển vọng từ mô hình nuôi lươn ứng dụng công nghệ thông minh
Xuất thân từ nông dân, kinh tế gia đình anh Lê Văn Tèo trước đây phụ thuộc vào canh tác lúa và hoa màu. Nhưng do diện tích sản xuất ít, nên thu nhập gia đình rất bấp bênh. Năm 2014, được Hội Nông dân xã hỗ trợ, anh Tèo tham gia lớp tập huấn về mô hình nuôi lươn không bùn trong bồn xi-măng. Với sự hướng dẫn kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, anh Tèo xây dựng 2 bồn nuôi lươn. Sau những vụ đầu mang lại thành công, năm 2017, anh Tèo mạnh dạn đầu tư, phát triển thêm 16 bồn nuôi với diện tích hơn 100m2 để nuôi thương phẩm. Đầu năm 2018, nhận thấy nhu cầu lươn giống trên thị trường khan hiếm, anh Tèo lai tạo giống lươn nhân tạo để cung ứng cho người nuôi.
Hiện nay, gia đình anh Tèo đang thả nuôi 16 bồn lươn thịt, mỗi bồn kích thước 2x3m; 18 bồn lươn giống, kích thước 0,8x1,2m và 10 bồn lươn bột 0,4x0,6m. Trong đó, phương pháp anh Tèo nuôi có nhiều cải tiến so với truyền thống. Thay vì sử dụng nguồn cá tự nhiên, anh Tèo sử dụng thức ăn công nghiệp dạng viên.
Anh Tèo chia sẻ: “Việc sử dụng thức ăn công nghiệp giúp người nuôi chủ động được nguồn thức ăn, không gây ô nhiễm môi trường do nguồn thức ăn thừa, tránh được tình trạng lươn bị nhiễm bệnh, phù hợp với việc nuôi lươn mật độ cao. Ngoài ra, nuôi lươn bằng thức ăn công nghiệp không sợ nhiễm chất cấm trong thủy sản, phù hợp tiêu chuẩn VietGAP (nếu muốn bán cho các siêu thị)… Tuy nhiên, sử dụng thức ăn công nghiệp có thời gian nuôi kéo dài hơn 1 tháng so ăn phối trộn, màu sắc ko đẹp bằng cho ăn cá…”.
Hiện nay, với số lượng nuôi khá nhiều, anh Tèo xuống giống luân phiên để có thu nhập liên tục, đồng thời tránh việc thu hoạch đồng loạt, gây ùn ứ sản phẩm. Anh Tèo cho biết, đối với lươn thịt, anh thả 2.000 con/bồn và đặt giá thể bằng dây ny-lon. Sau 12 tháng nuôi sẽ tiến hành xuất bán.
Nếu nuôi đúng chuẩn, mỗi bồn thu hoạch khoảng 270-280kg. Với giá bán dao động từ 110.000-120.000 đồng/kg, mỗi bồn lươn anh Tèo thu lợi nhuận khoảng 10 triệu đồng. Đối với lươn giống, anh thả nuôi với mật độ 3.000-4.000 con/bồn, lươn bột 3.000 con/bồn và đặt giá thể bằng lưới rong biển. Tính riêng nửa năm 2022, anh Tèo bán được 40.000 con giống, giá dao động từ 300-10.000 đồng/con, tùy kích cỡ...
Nhân rộng mô hình
Từ thành công với mô hình nuôi lươn của anh Lê Văn Tèo, nhiều nông dân ở địa phương đến học tập kinh nghiệm và nhân rộng mô hình. Năm 2021, Hội Nông dân xã Kiến Thành thành lập Hợp tác xã Thủy sản Kiến Thành với 10 thành viên. Mục đích tập hợp và hỗ trợ các thành viên khắc phục khó khăn trong sản xuất - kinh doanh nông sản; tạo điều kiện cho các thành viên và người lao động nông thôn có thu nhập ổn định. Đây còn là đầu mối tuyên truyền, vận động nông dân tích cực tham gia và phát triển mô hình kinh tế tập thể.
Đồng thời, đóng góp tích cực vào công tác phúc lợi xã hội tại địa phương. Chủ tịch Hội Nông dân xã Kiến Thành Huỳnh Ngọc Xuyên cho biết, mô hình nuôi lươn mang hiệu quả kinh tế khá cao, phù hợp với nhiều hộ có diện tích đất sản xuất ít; vốn đầu tư không quá cao, cho thu nhập tương đối ổn định… nên thời gian qua có nhiều hộ mạnh dạn đầu tư, chuyển đổi để nâng cao thu nhập gia đình. Đây là hướng đi phù hợp giúp nông dân nâng cao thu nhập, phát triển sinh kế, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
“Xã sẽ tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và tích cực vận động các hộ nuôi tham gia hợp tác xã để quá trình nuôi hiệu quả hơn, ổn định đầu ra. Đồng thời, phối hợp ngành chuyên môn hỗ trợ, hướng dẫn kỹ thuật nuôi, giúp nông dân áp dụng khoa học - kỹ thuật vào quá trình nuôi lươn một cách có hiệu quả nhất để nâng cao lợi nhuận” - ông Huỳnh Ngọc Xuyên cho biết.
Hiện nay, nhu cầu thị trường về lươn thịt luôn ổn định, người chăn nuôi đã mở rộng mô hình nuôi lươn với nhiều phương pháp mới để không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên. Cùng với việc lươn giống tự nhiên không đảm bảo chất lượng, lươn dễ bị bệnh, tỷ lệ sống thấp, chi phí cao… thì việc nuôi lươn thịt và lươn giống của Hợp tác xã thủy sản Kiến Thành nói chung, của anh Lê Văn Tèo nói riêng, là hướng đi phù hợp với tình hình sản xuất của địa phương. Đây là mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi hiệu quả, ứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Thành công của mô hình góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội ngày càng phát triển.
Bài, ảnh: Đức Toàn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn
22:00 Tin tức
Khai mạc chương trình Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM
15:59 Tin tức
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 Tin tức
Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế
22:25 Kinh tế
Nông nghiệp xanh gắn với bảo vệ môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long
09:54 Môi trường