Ăn côn trùng tiềm ẩn nhiều nguy cơ ngộ độc thực phẩm
Ăn các loại côn trùng tiềm ẩn nhiều rủi ro, ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Thanh Mai
Tử vong sau khi ăn mối
Mới đây, đầu tháng 6, Bệnh viện (BV) Bạch Mai cho biết, mặc dù đã được các bác sĩ tận tình cứu chữa và sử dụng những kỹ thuật cao nhất nhưng bệnh nhân Ng.T.T. (60 tuổi, Hà Nội) đã tử vong do bị nhiễm nấm Aspergillus fumigatus sau khi ăn mối rang - một món ăn “đặc sản” của địa phương.
Theo lời kể của người nhà, bệnh nhân mua mối sống về làm món mối rang, ăn không hết thì có để thức ăn thừa và lượng mối còn sống vào trong tủ lạnh bên cạnh các thức ăn nhanh sẵn (giò, chả…). Sau 5 ngày, bệnh nhân xuất hiện đau bụng, đi ngoài, tụt huyết áp, được xử trí theo hướng sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện tỉnh nhưng tình trạng không cải thiện. Bệnh nhân sốc nặng lên, suy hô hấp, phải duy trì vận mạch liều rất cao, thở máy nhưng phổi co thắt nhiều, máy thở không thể đẩy khí vào phổi để thông khí được.
Bác sĩ Nguyễn Bá Cường - Trung tâm Hồi sức tích cực, BV Bạch Mai cho biết, bệnh nhân được chuyển ra BV Bạch Mai ngày 30/5 trong tình trạng suy hô hấp rất nặng, phổi không còn đảm bảo được chức năng thông khí ngay cả khi hỗ trợ máy thở tối đa. Bệnh nhân đã được vào ECMO và tiếp tục các biện pháp hồi sức tích cực: Kháng sinh, kháng nấm, lọc máu, vận mạch… Bệnh nhân tiếp tục được nội soi phế quản xuất hiện nhiều các mảng giả mạc thùy dưới phổi 2 bên. Với kinh nghiệm điều trị cho nhiều ca phức tạp, các bác sĩ đã nghĩ ngay đến nấm.
Ngay sau đó, bệnh nhân được nội soi phế quản thấy giả mạc phát triển trên toàn bộ niêm mạc đường thở tạo nên các đám sùi và giả mạc đan xen nhau như mạng nhện lấp kín hết lòng khí phế quản. Nội soi thấy các giả mạc bám thành đường thở bong dần ra. Tất cả mẫu bệnh phẩm đường thở đều có kết quả nhuộm soi ra nấm sợi, kết quả cấy ra Aspergillus fumigatus, hình ảnh giải phẫu bệnh giảmạc ra Aspergillus fumigatus tập trung nhiều thành đám. Mặc dù được các y bác sĩ tận tình cứu chữa nhưng tình trạng bệnh nhân không cải thiện và bệnh nhân đã tử vong sau 6 ngày điều trị tích cực.
Nấm Aspergillus fumigatus là nấm cơ hội ký sinh trên nhiều loại động vật, côn trùng và trong môi trường, khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch (như bị bệnh nặng…) nấm có cơ hội phát triển và gây bệnh với các triệu chứng rất nặng (đặc biệt là hô hấp) với tỷ lệ tử vong rất cao. Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo, người dân không ăn thức ăn được chế biến từ những loại côn trùng và không nên bảo quản chung với thực phẩm khác.
Hình ảnh nấm Aspegillus fumigatus trên tiêu bản nhuộm soi giải phẫu bệnh.
Tuyệt đối không ăn côn trùng lạ
Trước đó, hồi tháng 4, một vụ ngộ độc thực phẩm nghiêm trọng đã xảy ra tại xã Đắk Sông, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai khiến 1 người tử vong, 2 người trong một gia đình phải nhập viện cấp cứu. 3 nạn nhân là những người trong cùng gia đình, ở thôn Măng Đen, xã Ba Vì, huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi.
Được biết, cả 3 người cùng ăn một lượng côn trùng màu đen, đầu đỏ (không rõ tên). Sau bữa tối, cả 3 người có triệu chứng đau bụng, nôn, đau đầu, tiêu chảy. Tuy nhiên, ngay sau đó, 1 người tử vong. 2 người còn lại được đưa tới cấp cứu tại Trung tâm Y tế huyện Kông Chro vào rạng sáng. Cơ quan chức năng nghi vấn, loài côn trùng đó là sâu ban miêu, mình đen đầu đỏ.
Việc sử dụng côn trùng làm thức ăn của người dân miền núi đã có từ lâu, khá phổ biến. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe, gây ngộ độc và thậm chí là gây tử vong cho người sử dụng. Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Ba Tơ Đinh Xuân Tùng khuyến cáo, người dân không nên sử dụng các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ để chế biến làm thức ăn. Trong trường hợp sau khi ăn có các biểu hiện, triệu chứng khác thường như mệt mỏi, choáng váng, buồn nôn, mẩn ngứa, đau bụng, rối loạn tiêu hóa… thì đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
“Ngộ độc sâu ban miêu là ngộ độc gặp không nhiều nhưng rất nặng nề. Hầu hết bệnh nhân tiếp xúc qua đường tiêu hóa bị tổn thương đa tạng, suy đa tạng, tỷ lệ tử vong đến hơn 50%. Các bệnh nhân ngộ độc sâu ban miêu thường bị tổn thương đa cơ quan, tụt huyết áp, suy hô hấp. Xét nghiệm máu cho thấy trong máu bị nhiễm axit nặng, tổn thương cơ và suy thận, suy gan” - TS Nguyễn Trung Nguyên - Giám đốc Trung tâm chống độc, BV Bạch Mai cảnh báo.
Liên quan đến vấn đề này, Cục ATTP khuyến cáo, người có cơ địa dị ứng nên thận trọng, còn mọi người tuyệt đối không ăn các loại nhộng, ấu trùng, côn trùng lạ đã bị chết hoặc có hình dạng, màu sắc khác lạ với tự nhiên tuyệt đối không ăn; không nên dùng các loại côn trùng lạ theo đồn thổi, chế biến thành các món ăn tái, sống, hoặc ngâm rượu…
Với những món ăn "độc lạ" cần cẩn trọng, không nghe kinh nghiệm "đồn thổi" để chế biến (ăn tái, ăn sống, ngâm rượu…) và sử dụng các món ăn chế biến từ côn trùng, ấu trùng… vì tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho sức khỏe. Người có cơ địa dị ứng càng phải thận trọng hơn với các món ăn này. Trong trường hợp sau khi ăn mà có các biểu hiện, triệu chứng khác thường cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Bài, ảnh: Thanh Bình
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Bình Định Lê Kim Toàn nghỉ hưu, dấu ấn trọn vẹn hành trình cống hiến
09:19 Tin tức

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 Văn hóa - Xã hội

TP. HCM: Chính thức sáp nhập đơn vị hành chính và công bố nhân sự mới
19:21 Tin tức

Lễ công bố thành lập tỉnh Gia Lai mới, một khởi nguyên lịch sử, một sứ mệnh thiêng liêng
15:42 Tin tức

Du lịch nông nghiệp công nghệ cao: Mô hình tiềm năng tại Nghệ An
13:37 Khuyến nông