Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, từ đầu năm đến nay, Sở đã xây dựng chương trình giám sát chất lượng, an toàn thực phẩm sản phẩm nông, lâm, thủy sản, đồng thời cảnh báo nguy cơ mất an toàn thực phẩm trên địa bàn Hà Nội năm 2025.
Cụ thể, đã lấy 176 mẫu sản phẩm nông, lâm, thủy sản chủ lực và các sản phẩm lưu thông trên thị trường theo các vùng sản xuất chủ lực của thành phố; 61 mẫu sản phẩm OCOP và sản phẩm làng nghề truyền thống; 37 mẫu sản phẩm OCOP và 46 mẫu nông, lâm, thủy sản tại hai chợ đầu mối Minh Khai, Đền Lừ; 22 mẫu sản phẩm chế biến từ nông, lâm, thủy sản tại các công ty, doanh nghiệp thuộc quản lý của cấp thành phố.
Việc lấy mẫu giám sát không chỉ cảnh báo nguy cơ mà còn giúp điều tra nguyên nhân triệt để, từ đó hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở khắc phục tồn tại và tăng cường các giải pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ mất an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, việc lấy mẫu kiểm nghiệm vẫn gặp nhiều khó khăn do đặc thù các cơ sở sản xuất, chế biến nhỏ lẻ, mang tính thời vụ, doanh số thu hằng ngày thấp. Đặc biệt, các cơ sở như giết mổ gia súc, gia cầm, bún phở, bánh các loại… với quy mô hộ gia đình rất khó kiểm soát.
Chủ cơ sở ít quan tâm đến quy định pháp luật, thường né tránh kiểm tra hoặc đóng cửa khi bị kiểm tra, thậm chí không chấp hành quyết định xử phạt. Thêm vào đó, thiếu tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về chỉ tiêu an toàn thực phẩm đối với sản phẩm chế biến hỗn hợp gây khó khăn trong công tác hậu kiểm, giám sát.
Trưởng phòng Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) Nguyễn Thị Thu Hằng cho biết, các địa phương cần tăng cường tuyên truyền, giáo dục, phổ biến quy định bảo đảm an toàn thực phẩm để nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật. Đồng thời, duy trì kiểm tra, lấy mẫu nhằm kịp thời phát hiện và xử lý các vi phạm.
Từ nay đến cuối năm, Sở sẽ phối hợp với các xã, phường tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các vi phạm về chất lượng, an toàn thực phẩm; tổ chức lấy mẫu giám sát diện rộng, cảnh báo nguy cơ, truy xuất nguồn gốc và yêu cầu khắc phục triệt để.
Đặc biệt tập trung vào các mặt hàng có lượng cung cấp lớn như thịt gia súc, gia cầm, thủy sản, rau củ quả, nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, đồng thời công khai trên các phương tiện truyền thông để người dân biết và giám sát.
Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên đã chủ trì Hội nghị góp ý về dự thảo Luật An toàn thực phẩm (sửa đổi). Dự thảo luật phiên bản lần thứ sáu đã được hoàn thiện và công khai để lấy ý kiến rộng rãi.
Dự thảo gồm 11 chương, 51 điều, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm; điều kiện sản xuất, kinh doanh; nhập khẩu, xuất khẩu; quảng cáo, ghi nhãn; kiểm nghiệm, đánh giá nguy cơ, quản lý rủi ro; thông tin, truyền thông và quản lý nhà nước.
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh, việc sửa đổi luật phải bảo đảm tính thống nhất, khả thi và phù hợp thực tiễn, giải quyết hiệu quả những vấn đề hiện nay.
Qua tổng kết 12 năm thực hiện luật hiện hành, Bộ Y tế xác định nhiều hạn chế như quy định thiếu đồng bộ, nhiều nội dung không còn phù hợp thực tế; hệ thống quản lý chưa kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, nhất là thực phẩm chức năng; tổ chức bộ máy còn chồng chéo, công tác hậu kiểm lỏng lẻo; thực phẩm kém chất lượng, giả vẫn phổ biến; thiếu cơ chế thu hồi giấy chứng nhận khi vi phạm; phân định trách nhiệm chưa rõ ràng; một số sản phẩm đặc thù chưa áp dụng hệ thống quản lý an toàn tiên tiến như HACCP.
Thứ trưởng đề nghị các bộ, ngành tiếp tục góp ý, các địa phương khẩn trương tham mưu gửi ý kiến về Bộ Y tế để tổng hợp trình Chính phủ, Quốc hội đúng tiến độ.
Ông cũng lưu ý cần làm rõ đầu mối quản lý, cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền, hậu kiểm, cấp phép lưu hành, ứng dụng công nghệ thông tin, đánh giá rủi ro, tăng cường xử phạt hành chính, quản lý kinh doanh thực phẩm qua mạng và xác định trách nhiệm cụ thể các bên.
Dự thảo luật dự kiến trình Quốc hội tháng 10/2025, đây là cơ hội hoàn thiện hành lang pháp lý, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và tạo thuận lợi, minh bạch cho sản xuất kinh doanh thực phẩm.
Nhiều địa phương đã đề xuất siết chặt quản lý và xử lý vi phạm an toàn thực phẩm. Tại Hà Nội, Sở Y tế đề xuất tăng gấp đôi mức xử phạt so với hiện hành nhằm tăng tính răn đe, nâng cao ý thức trách nhiệm của người kinh doanh, đồng thời bảo vệ sức khỏe cộng đồng và tạo niềm tin xã hội.
Tuy nhiên, cũng cần xây dựng hướng dẫn chi tiết, phân loại hành vi vi phạm để áp dụng mức phạt phù hợp, tránh gây áp lực quá mức cho các cơ sở nhỏ lẻ.
Cộng đồng cần được khuyến khích tham gia giám sát an toàn thực phẩm qua đường dây nóng, khen thưởng người tố giác vi phạm, tạo môi trường minh bạch và hiệu quả hơn.
Theo Nghị định số 115/2018/NĐ-CP, hành vi vi phạm trong kinh doanh dịch vụ ăn uống như không đảm bảo vệ sinh, sử dụng nguồn nước không đạt chuẩn, không kiểm thực ba bước, không lưu mẫu thức ăn... đều bị xử phạt nghiêm từ 1 đến 200 triệu đồng tùy mức độ và đối tượng vi phạm.
Tổ chức vi phạm bị phạt gấp đôi cá nhân và có thể bị đình chỉ hoạt động từ 1 đến 3 tháng nếu vi phạm nghiêm trọng, đặc biệt khi sử dụng nhân viên mắc bệnh truyền nhiễm trong chế biến thực phẩm.
Việc sửa đổi Luật An toàn thực phẩm không chỉ điều chỉnh pháp lý cần thiết mà còn là bước tiến quan trọng xây dựng môi trường thực phẩm an toàn, minh bạch, có trách nhiệm. Mỗi cơ sở, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm cần nhận thức rõ trách nhiệm, chấp hành nghiêm quy định pháp luật, góp phần bảo vệ sức khỏe người dân và phát triển kinh tế bền vững.
Tin liên quan
Tin khác

6 thực phẩm hỗ trợ giảm cơn đau đầu gối
09:02 | 23/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

7 loại thực phẩm có thể là kẻ thù nếu bạn bị sỏi thận
10:32 | 15/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Loại hạt nhỏ như con kiến nhưng giàu canxi hơn cả sữa, dưỡng mắt, bổ tim, làm đẹp da và tóc
10:24 | 14/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hội thảo sách “Danh tướng triều Trần trong ba lần đại thắng Nguyên Mông”
10:13 Văn hóa - Xã hội

Giữ nghề xưa nơi làng quê Vĩnh Thuận
10:13 Làng nghề, nghệ nhân

Lúa đặc sản trên cánh đồng Buôn Choáh
10:06 Khuyến nông

Hà Nội tăng cường lấy mẫu, kiểm nghiệm đánh giá chất lượng thực phẩm
10:04 Sức khỏe - Đời sống

Thủ tướng yêu cầu "thần tốc" xây dựng 100 trường nội trú tại xã biên giới
09:56 Văn hóa - Xã hội