4 tỉnh Tây Nguyên đã ghi nhận 78 ca bệnh bạch hầu: Cấp bách ngăn chặn dịch bùng phát
Theo phân tích của Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên trong số 78 ca bệnh này, có tới 26 ca không có biểu hiện triệu chứng - người lành mang trùng, phát hiện qua xét nghiệm sàng lọc.
Chiến dịch tiêm chủng vắcxin phòng chống bệnh bạch hầu với quy mô lớn nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng chống dịch các năm tiếp theo
Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long trò chuyện, động viên người mắc bệnh bạch hầu tại Trung tâm y tế huyện Đăk Đoa- tỉnh Gia Lai.
Liên quan đến công tác phòng chống dịch bạch hầu tại các tỉnh Tây Nguyên, để kịp thời có những chỉ đạo phù hợp với tình hình thực tiễn của dịch bệnh, ngay sau khi chủ trì cuộc họp khẩn tại Bộ Y tế về bàn giải pháp tích cực phòng chống dịch, sáng ngày 9/7, GS.TS Nguyễn Thanh Long- Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế làm trưởng đoàn công tác của Bộ Y tế đã làm việc với lãnh đạo UBND, lãnh đạo ngành y tế các tỉnh Tây Nguyên, Quảng Nam và Quảng Ngãi về công tác phòng chống dịch bạch hầu.
Theo GS.TS Nguyễn Thanh Long, bạch hầu là bệnh cổ điển, tử vong chủ yếu do độc tố của bạch hầu gây ra nên việc điều trị càng sớm càng tốt, muốn điều trị sớm phải phát hiện sớm. Bạch hầu có cả vắcxin và thuốc điều trị đặc hiệu do đó phải ngăn chặn ngay, không để lây lan rộng trong cộng đồng.
Về giải pháp phòng chống mang tính lâu dài và bền vững, Quyền Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắcxin trên quy mô lớn mà 4 tỉnh đầu tiên là Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông, Đắk Lắk - những địa phương đã có ca bệnh xuất hiện, sau đó là Lâm Đồng, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
"Chiến dịch tiêm chủng vắcxin phòng chống bệnh bạch hầu với quy mô lớn tại 4 địa phương này nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan và tạo tiền đề vững chắc phòng chống dịch các năm tiếp theo"- GS.TS Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh
Theo đó, trẻ từ 2 tháng tuổi đến 18 tháng tuổi tiêm 01 mũi vắc xin 5 trong 1; trẻ từ 19 tháng tuổi đến 48 tháng tuổi: tiêm 01 mũi vắc xin DPT và người từ 48 tháng tuổi trở lên: tiêm 02 mũi vắc xin Td (mũi thứ hai cách mũi thứ nhất 01 tháng). Chiến dịch tiêm chủng bắt đầu được triển khai từ tháng 7/ 2020.
Dự kiến sẽ có khoảng hơn 10 triệu liều vắcxin và dụng cụ phòng hộ cá nhân cung cấp cho 4 địa phương này để tiêm phòng cho gần 4,7 triệu người
Bộ Y tế cũng đã ban hành quyết định thành lập 4 tổ Công tác hỗ trợ kỹ thuật điều trị bệnh bạch hầu tại các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum
Theo PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh đánh giá, bệnh nhân hầu hết là người lớn do những người này giai đoạn năm 1991-1995 chưa được tiêm chủng nên không có miễn dịch bạch hầu.
Nhân viên Y tế lấy mẫu xét nghiệm bạch hầu tại thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrắk. (Ảnh: TTXVN)
Ngoài ra, dù tiêm vắcxin nhưng vẫn có vi khuẩn trong người nên vẫn có khả năng lây lan. Vắcxin chỉ giảm tình trạng bệnh nặng, biến chứng và tử vong. Với bệnh bạch hầu cần phải phát hiện sớm, vì thế điều tra dịch tễ để truy vết là rất quan trọng giúp những người đã tiếp xúc được dùng kháng sinh dự phòng.
Để khống chế sự lây lan của dịch bệnh bạch hầu, ông Viên Chinh Chiến, Viện trưởng Viện vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên cho rằng: cần 3 bước. Bước đầu tiên là cán bộ y tế cơ sở phải được tập huấn nâng cao nhận thức để nhận biết được bệnh. Khi phát hiện ra bệnh đặc biệt là phát hiện sớm, gửi mẫu và xử lý nhanh, thì ít nhất chúng ta xử lý được ổ dịch và đồng thời góp phần ngăn chặn nguy cơ lây lan ra các khu vực khác.
Thứ hai là làm tốt công tác điều tra dịch tễ khi có ca bệnh xuất hiện.
Thứ 3 là giải pháp bền vững và an toàn nhất là vào cuộc quyết liệt hơn nữa trong việc triển khai tiêm chủng làm sao đảm bảo được tỷ lệ tiêm chủng đạt trên 90% theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.
Dồn sức phòng chống dịch bạch hầu
Về phía các tỉnh đã ghi nhận ca bệnh, trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngành Y tế tỉnh Gia Lai đang dồn sức cho công tác phòng chống dịch. Ngay khi phát hiện dịch bệnh, công tác khoanh vùng ổ dịch, cách ly toàn bộ làng Bông Hiot, xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa với bên ngoài được ngành chức năng tỉnh Gia Lai phối hợp triển khai ngay lập tức.
Đã có 5 chốt chặn y tế được thành lập, thực hiện cách ly toàn bộ làng Bông Hiot với phương châm “nội bất xuất, ngoại bất nhập,” tất cả để đảm bảo không cho ổ bệnh bạch hầu lan ra bên ngoài. Tại các chốt chặn y tế, công tác khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh tử vong, khử khuẩn môi trường và cho uống thuốc điều trị dự phòng đã được triển khai đồng loạt
Ngành Y tế tỉnh Đắk Nông phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức dập dịch tức thời bằng các biện pháp như khoanh vùng cách ly; cho người dân trong vùng dịch, vùng có nguy cơ cao dự phòng bạch hầu bằng kháng sinh; song song với đó là xử lý môi trường bằng Cloramin B, nhất là tại các gia đình có các trường hợp dương tính với bạch hầu và các hộ gia đình lân cận. Về lâu dài, ngành Y tế đẩy mạnh việc rà soát, tiêm chủng.
Sở Y tế Đắk Lắk cũng chỉ đạo Trung tâm Y tế huyện M’Đrắk khẩn trương báo cáo với chính quyền huyện M’Đrắk về diễn biến của bệnh bạch hầu để triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống; tổ chức khoanh vùng cách ly thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrắk; điều tra, giám sát việc sử dụng kháng sinh dự phòng đối với các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân; khẩn trương triển khai tiêm vắcxin phòng bệnh bạch hầu cho đối tượng từ 7-26 tuổi tại thôn 7, xã Cư Króa, huyện M’Đrắk; tiêm vắcxin phòng bệnh bạch hầu cho đối tượng 7 tuổi tại trường học và trong cộng đồng trên địa bàn toàn huyện M’Đrắk.
Nhằm kiểm soát tốt bệnh bạch hầu, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng, ngành y tế tỉnh Kon Tum cùng các địa phương xác định một số giải pháp trọng tâm cần thực hiện như tiếp tục khoanh vùng, giám sát chặt chẽ ổ dịch; khám sàng lọc để phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ, mắc bệnh hoặc người lành mang trùng để cách ly và điều trị kịp thời; tổ chức cho người dân trong vùng ổ dịch uống thuốc điều trị dự phòng, tổ chức tốt công tác vệ sinh môi trường, phun xử lý ổ dịch bằng Chloramin B ngày 2 lần.
Ngành y tế sẽ triển khai chiến dịch tiêm vắcxin Td cho các đối tượng từ 7-25 tuổi tại các xã có ca bệnh để tạo miễn dịch bền vững trong cộng đồng. Đồng thời thực hiện tốt việc tiêm vắcxin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Bên cạnh đó là chú trọng đến công tác truyền thông phòng, chống dịch bạch hầu cho cộng đồng, tuyên truyền cho người dân lợi ích của tiêm chủng để người dân biết, chủ động đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
Thái Bình
Theo SK&ĐS
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Định vị thương hiệu du lịch sen Hà Nội
10:44 Văn hóa - Xã hội

Sản xuất, tiêu thụ sản phẩm động vật theo chuỗi liên kết: Nâng hiệu quả kiểm soát chất lượng thực phẩm
10:42 Kinh tế

Hà Nội chính thức cho phép khai thác đất bãi sông phục vụ nông nghiệp, du lịch
10:39 Du lịch làng nghề

Hà Nội lắp đặt, huy động 284 màn hình LED phục vụ lễ kỷ niệm Quốc khánh 2-9
10:36 Tin tức

Du lịch Gia Lai có lợi thế rừng vàng biển bạc, hệ sinh thái du lịch đa dạng
09:45 Du lịch làng nghề