Xuân Lộc (Đồng Nai): Làm giàu từ nuôi chim trĩ
Giá bán cao
Cách đây 5 năm, ông Trần Tuấn Khanh mua 1 cặp chim trĩ về để làm cảnh chơi. Với niềm đam mê chim cảnh, ông đã tìm hiểu loài chim này và dần thấy được khả năng có tiền nếu nuôi thương phẩm.
Sau thời gian ấp ủ, tìm hiểu, học hỏi cách thức, kinh nghiệm nuôi chim trĩ, giữa năm 2016, ông đã quyết định mở trang trại nuôi chim trĩ trên phần đất của gia đình. Gia đình ông lên trang trại ở Tây Ninh tham quan, học hỏi và mua 40 con chim trĩ về làm giống (gồm 35 mái và 5 trống). Với tốc độ đẻ mỗi ngày mỗi trứng liên tiếp trong 4 tháng, sau đó nghỉ 2 tháng rồi đẻ tiếp, đàn chim giống này nhanh chóng cho ra đời hàng ngàn quả trứng. Số trứng này lại được cho ấp để nhân đàn.
Chim trĩ có màu sắc đẹp, giá bán cao
Quy trình từ lúc ấp trứng đến khi trưởng thành cũng đơn giản. Trứng sau khi cho vào lò ấp 25 ngày thì nở, lúc này chim còn yếu nên phải ấp trong chuồng nhỏ với nhiệt độ ấm. Khoảng 1 tháng sau khi cơ thể đã cứng cáp thì cho ra chuồng trưởng thành. Chuồng trưởng thành là chuồng rộng, cao, được giăng nhiều thanh ngang để chim bay nhảy.
Tiếp tục vừa nuôi, nhân rộng mô hình và bán thương phẩm, trang trại đã có số lượng thường xuyên lên tới 7 ngàn con, trong đó 200 chim giống. Năm 2021, ông mở thêm trang trại tại xã Xuân Phú thì gặp dịch Covid-19. Trang trại vẫn đang trong quá trình nhân giống, hoàn thiện với 4 ngàn con chim trĩ bố mẹ, chim thịt và gần 1 ngàn con chim giống.
Theo ông Khanh, với giá bán 14 ngàn đồng/trứng chim trĩ, 230 ngàn đồng/kg thịt chim trĩ bán trong siêu thị, gần 1 triệu đồng/cặp chim giống, thì mô hình này đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình ông. “Chim trĩ là loại thực phẩm cao cấp so với gia cầm thông thường như vịt, gà… Trước đây, giá bán thịt rất cao, hiện nay dù giá đã hạ nhưng vẫn ở mức hấp dẫn. Chúng tôi bán siêu thị với giá 230 ngàn đồng/kg thịt hút chân không, trứng cũng đang làm thủ tục để vào siêu thị. Giá trứng bán ở ngoài là 14 ngàn đồng thì vào siêu thị là 11 ngàn để người tiêu dùng được tiếp cận. Nếu biết đầu tư, đây là mô hình hấp dẫn đối với người nông dân cũng như nhà đầu tư” - ông Khanh chia sẻ.
Hướng tới sản phẩm OCOP
Theo ông Khanh, chim trĩ dễ nuôi, ít bệnh, ăn thức ăn như nuôi gà nhưng khâu quan trọng nhất là phải đảm bảo an toàn chuồng trại. Phía trên được lợp mái tôn tránh chim bay ra ngoài, có treo cành cây ngang cho chim đậu; phía dưới trải đệm lót sinh học để chuồng trại luôn sạch sẽ và hạn chế dịch bệnh, không gây ô nhiễm môi trường. Đồng thời, người nuôi phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch tiêm phòng các loại vaccine trong quá trình nuôi.
Với việc nuôi và cho ăn đảm bảo, đúng quy định nên sản phẩm thịt chim trĩ của ông đã được bán trong các siêu thị ở TP.HCM và trong tỉnh, trứng chim cũng đang hoàn thiện thủ tục để vào siêu thị. Đặc biệt, cả 2 sản phẩm này đang được địa phương hỗ trợ làm chứng nhận sản phẩm OCOP của H.Xuân Lộc trong năm nay.
Phó chủ tịch UBND xã Xuân Phú Hoàng Mỹ Đức cho biết, địa phương xác định đây là mô hình mới, giá trị cao. Phòng Nông nghiệp huyện và xã rất quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình đầu tư, xây dựng trang trại. Hiện địa phương đang phối hợp cùng công ty làm chứng nhận OCOP cho 2 sản phẩm thịt và trứng chim trĩ nhằm mở rộng bán hàng vào hệ thống siêu thị ở TP.HCM và các khu vực khác.
“Chúng tôi đang tiếp tục tăng đàn với số lượng dự kiến lên hàng chục ngàn con, sau đó sẽ làm việc với người nông dân ở địa phương để nhân rộng mô hình bởi hiện nay nhu cầu tiêu thụ hàng của công ty lớn. Chúng tôi sẽ cung cấp các điều kiện cần thiết và bao tiêu sản phẩm để đảm bảo lợi nhuận của người dân cao hơn so với chăn nuôi các loại gia cầm khác” - ông Khanh cho biết thêm.
Bài, ảnh: Phan Anh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân