Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang (Thừa Thiên Huế): CẤT CÁNH… TỪ NUÔI VỊT TRỜI
Dám nghĩ… dám làm
Anh Trương Quang Lời chia sẻ: “Trằm Khánh Mỹ trước đây là một vùng trũng, lầy, chỉ toàn cỏ lau, cỏ dại, hai bên là gò cát trắng. Nếu muốn làm kinh tế ở đây phải chịu khó khai hoang, tu tạo đất đai, đường sá... Thấy khu vực rộng cả 9 ha bị bỏ hoang nhiều năm quá lãng phí, lại phù hợp với mô hình trong suy nghĩ của mình nên tôi quyết định đấu thầu chỗ này. Ban đầu khi nghe tôi thuê bãi Trằm để mở trang trại ai cũng bảo tôi bị điên”.
Khoảng thời gian đầu, để cải tạo một khu vực vốn là đầm lầy hoang lâu năm thành trang trại khang trang như bây giờ rất khó khăn. Bỏ qua mọi lời dị nghị, bàn tán của nhiều người, anh Lời vẫn chăm chỉ, cặm cụi biến cái bãi lầy chỉ dành cho trâu bò đằm trở thành một mô hình kinh tế mang lại giá trị thu nhập cao. “Càng bị mọi người nói mình điên, tôi lại càng cố gắng làm thật tốt để sau này khi nhìn lại họ mới thấy được thành công của mình, và đó là quyết định đúng đắn”, anh tâm sự.
Nhờ vào lòng quyết tâm, dám nghĩ, dám làm ít ai ngờ rằng sau 2 năm vùng đất giờ lại trở thành một trang trại nuôi vịt kết hợp nuôi cá và trồng cỏ chăn nuôi bò, dê. Giá trị mang lại cho anh không chỉ nằm ở đàn vịt trời, từ khi khai phá đầm anh bắt đầu cấy sen và đưa đến thu nhập hàng trăm triệu đồng cho mỗi mùa.
Trước khi bén duyên với nghề nuôi vịt trời, anh Trương Quang Lời từng là một đại gia cà phê có tiếng ở phố núi. Vốn tính ham học hỏi, cộng vào đó là tình yêu quê hương nên anh Lời cùng vợ là chị Võ Thị Tuyết Mỹ ưgiao lại công việc trồng tiêu ở Gia Lai và 2 ngôi nhà cho thuê ở thành phố Đà Nẵng khăn gói về quê (thôn Khánh Mỹ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang) tìm hướng đi mới.
Phần vì không muốn phát triển những nghề đã có ở quê, phần vì tính cách luôn muốn tìm tòi cái mới, anh Lời chăm chỉ đọc sách báo, tìm hiểu những mô hình làm ăn kinh tế điển hình để học tập. Tình cờ biết được mô hình nuôi vịt trời ở Bắc Giang qua tivi, anh đã nảy ra suy nghĩ mở một trang trại vịt trời ngay trên mảnh đất Vinh Xuân. Nói là làm, sau khi vạch ra kế hoạch mới, anh nhanh chóng thuê bãi lầy hoang Khánh Mỹ về cải tạo, xây dựng chuồng trại chăn nuôi, tìm hiểu thêm các thông tin, kỹ thuật nuôi qua sách báo để bắt đầu cho một ý định “táo bạo” của mình. Anh mạnh dạn tìm hiểu kỹ thuật và đích thân ra tận nơi để học hỏi và mua giống về nuôi thử nghiệm.
Thành quả xứng đáng
Ban đầu còn nhiều bỡ ngỡ lạ lùng nhưng nhờ tìm hiểu kỹ càng về các kỹ thuật chăn nuôi, những đặc tính sinh trưởng phát triển cũng như cách chăm sóc, đàn vịt của anh phát triển nhanh và khỏe, bước đầu cho thu nhập cao. Sau một thời gian vừa nuôi, vừa học hỏi và rút kinh nghiệm từ thực tiễn, anh mạnh dạn mở rộng quy mô, đầu tư thêm cơ sở vật chất, xây dựng chuồng trại. Để phát triển mô hình, anh đã mua thêm dàn máy ấp trứng với công suất 3.000 quả trị giá gần 50 triệu đồng phục vụ việc tạo và chuyển giao con giống. Ngoài việc nuôi vịt thương phẩm, anh Lời còn chú trọng thêm vào việc nuôi vịt bố mẹ, tiến hành nhân giống và chuyển giao kỹ thuật.
Hiện nay trang trại của anh có tổng cộng khoảng 4.000 con. Số vịt thương phẩm được cung ứng chủ yếu cho các nhà hàng, khách sạn trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế và TP. Đà Nẵng. Với mức giá trung bình từ 120 nghìn đồng/con, đều đặn mỗi ngày anh xuất chuồng khoảng 30 con. Vịt trời mang thương hiệu trang trại anh Lời ngày càng được nhiều người biết đến. Có nhiều vị khách lặn lội đến tận trang trại để mua. “Vịt từ trang trại tôi được nuôi bằng phương pháp sinh học, thức ăn dùng toàn lúa, bột bắp, rau sạch. Tuyệt đối không dùng thức ăn công nghiệp, nguồn nước không bị ô nhiễm nên chất lượng thịt ngon, sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm nên được rất nhiều người ưa chuộng”, anh Lời phấn khởi.
Như anh vẫn nói: “Cứ hy vọng và làm rồi mọi thành công sẽ đến”. Chia tay anh, người đàn ông với nụ cười đôn hậu, chất phác vẫn đọng mãi trong suy nghĩ của chúng tôi.
Tường Quân - Bảo Xuân
Tin liên quan
Tin mới hơn

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Khám phá làng nghề Sơn Đồng nghìn năm tuổi
14:00 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Doanh nghiệp và hợp tác xã thúc đẩy sự phát triển của làng nghề
09:59 | 30/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát triển nghề nón lá truyền thống
16:18 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề chạm bạc của người Nùng Hà Giang
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Cô gái trẻ đam mê với hát Then
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Quảng Nam: Ra mắt mô hình CLB Dệt thổ cẩm tại xã Axan
09:57 | 26/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhận nghề làm bánh tráng Thuận Hưng là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
14:49 | 22/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân đam mê sinh vật cảnh và sưu tầm cổ vật
10:50 | 19/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân bàn tay vàng tạo hình xếp mâm ngũ quả
11:53 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Đậm sâu gốm Kim Lan
11:52 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Có một nghề như thế…
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội gìn giữ, quảng bá nghề thủ công truyền thống
11:45 | 18/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Hầu Thanh Tĩnh: Người giữ lửa điệu múa Tắc Xình
15:35 | 16/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nâng cao ý thức sản xuất sạch để tạo lập các làng nghề "xanh"
15:39 | 15/05/2023 Môi trường

Nghị lực của cô gái một chân làm nghề điêu khắc gỗ
14:43 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Rối nước Đào Thục lưu giữ tinh hoa, hoà nhập quốc tế
14:42 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Mây tre đan Tăng Tiến đứng vững trên thị trường
14:32 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân cao tuổi truyền nghề cho con cháu
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ gìn nghề làm giấy dó Đống Cao
14:31 | 12/05/2023 Làng nghề, nghệ nhân



Thanh niên mạnh dạn khởi nghiệp gắn với mô hình hợp tác xã
16:38 Khởi nghiệp

Sản phẩm OCOP rộng đường xuất khẩu qua nâng hạng sản phẩm
15:54 OCOP

Xây dựng kế hoạch khuyến công quốc gia năm 2024
15:53 Khuyến công

Độc đáo nghề làm hương trám đen làng Chóa
14:10 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề tủ thờ truyền thống hơn 100 tuổi
14:10 Làng nghề, nghệ nhân










