Xã Đại Thành (Bắc Giang): Kinh tế xã hội ngày càng phát triển toàn diện
Xã Đại Thành có lợi thế về vị trí địa lý, địa hình đa dạng, có nguồn lao động dồi dào, cần cù, năng động, có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, rất thuận lợi cho việc phát triển các mô hình kinh tế mới, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa, cũng như phát triển cả về trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và các ngành nghề phụ khác. Công tác phát triển sản xuất trong những năm qua có những bước chuyển biến tích cực, thu nhập bình quân đầu người tăng.
Nông thôn mới xã Đại Thành.
Xã có đường tỉnh lộ 296 chạy qua, đi thành phố Hà Nội và tỉnh Thái Nguyên, hệ thống đường liên thôn mới được đầu tư nâng cấp được bao phủ toàn bộ các thôn, xóm nên đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển thương mại dịch vụ. Các hộ kinh doanh buôn bán, dịch vụ ngày càng tăng. Hiện tại xã có hơn 183 hộ sản xuất, kinh doanh, buôn bán, dịch vụ vừa và nhỏ, đó là nền tảng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của thường trực Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Hiệp Hòa và của Đảng ủy, HĐND, UBND xã Đại Thành, bộ mặt nông thôn ngày càng được khang trang và đổi mới. Kinh tế của xã Đại Thành đã có bước phát triển, đời sống của nhân dân được nâng lên, hạ tầng cơ sở được đầu tư; điện, đường, trường, trạm và các thiết chế văn hóa được xây dựng, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân.
Hệ thống chính trị được củng cố và phát triển; Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội hoạt động có hiệu quả, nhiều năm liền được cấp trên đánh giá là đơn vị đạt “Trong sạch vững mạnh”. An ninh - Quốc phòng được giữ vững, nhân dân luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền. Phong trào xây dựng nông thôn mới xã Đại Thành phát triển rộng khắp trong nhân dân trên địa bàn và tạo được sự đồng nhất từ xã đến thôn; nhân dân đồng tình, tích cực hưởng ứng; phát huy vai trò chủ thể của nhân dân theo phương châm “Dân biết, dân làm, dân kiểm tra, dân hưởng thụ”.
Tuy nhiên, là xã loại 3, Trung du, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu nên chịu ảnh hưởng lớn từ các nhân tố khách quan, như: giá cả thị trường biến động thất thường, giá vật tư phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi tăng cao; giá nông sản thấp, không ổn định; ruộng đất manh mún, nhỏ lẻ, gây khó khăn trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, đưa cơ giới hóa vào sản xuất. Trong điều kiện thiên tai, dịch bệnh xảy ra (như dịch tả lợn Châu Phi; Covid-19) đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất, chăn nuôi và thủy sản của nhân dân.
Về công tác xây dựng nông thôn mới, đến nay xã Đại Thành đã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới. Trong giai đoạn 2020 - 2025, xã Đại Thành sẽ tiếp tục hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí nông thôn mới, nhằm nâng cao đời sống văn hóa, vật chất, tinh thần của người dân; hướng tới phát triển nông nghiệp bền vững, phát triển nhanh tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ; hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội. Đề nghị tỉnh Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa tiếp tục quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí cho xã để xây dựng hạ tầng nông thôn, phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, gắn với sản xuất nông nghiệp theo hướng hiện đại, nhằm tiếp tục nâng cao thu nhập cho người dân, tiếp tục nông thôn mới phát triển toàn diện.
Phát huy những thành tích đã đạt được, trong những năm qua, với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tinh thần quyết tâm cao, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Đại Thành luôn phấn đấu đưa xã nhà phát triển nhanh, bền vững, xây dựng quê hương ngày một giàu đẹp, văn minh, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh và tiến bộ.
Bài và ảnh Đỗ Uyên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định phát triển khu, cụm công nghiệp theo hướng sinh thái tuần hoàn
09:32 | 16/05/2025 Kinh tế

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Bình Định: Người truyền lửa đam mê nghệ thuật Bài chòi
15:33 Làng nghề, nghệ nhân

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa
15:32 OCOP

Du lịch nông nghiệp, nông thôn Quảng Ngãi phát triển chưa tương xứng
15:30 Du lịch làng nghề

Huyện Gia Lâm: tuyên truyền công tác quản lý thuế tại xã Ninh Hiệp
15:27 Nông thôn mới

Mê Linh: Nhiều dấu ấn 10 năm học và làm theo Bác Hồ
15:25 Tin tức