Vĩnh Phúc: Giải quyết ô nhiễm môi trường làng nghề cần một “bài toán dài hơi"
Đến nay trên địa bàn tỉnh có 77 làng nghề, trong đó 22 làng nghề được công nhận, 55 làng nghề và làng có nghề mới, với 12 nhóm nghề: mộc, mây tre đan, rèn kim khí, đá, chế biến bông vải sợi, chế biến lương thực, thực phẩm, nuôi và chế biến sản phẩm rắn, gốm, thêu, tái chế phế liệu, chế biến tơ nhựa, vận tải đường thủy.
Theo Quyết định số 26/QĐ-UBND ngày 5/1/2013 về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2015 Vĩnh Phúc sẽ hình thành 20 cụm công nghiệp, với diện tích 367,6 ha nhằm đưa hoạt động sản xuất ra khỏi khu dân cư, tạo điều kiện phát triển các nghề tiểu thủ công nghiệp, bảo vệ môi trường (BVMT). Sở TN&MT Vĩnh Phúc phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức tập huấn công tác BVMT các cấp bộ đoàn.
Cơ sở hạ tầng của các địa phương làng nghề ở mức thấp, không có các hệ thống thu gom xử lý chất thải hoặc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất làng nghề
Hiện trạng môi trường làng nghề
Sự phát triển sản xuất nghề đã góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn. Tuy nhiên, ngoài các mặt tích cực của làng nghề thì hoạt động sản xuất của làng nghề đã và đang gây ra ô nhiễm môi trường.
Kết quả điều tra năm 2012 cho thấy, tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại khu vực làng nghề vào khoảng 40 - 55%; biện pháp xử lý chất thải tại các làng nghề còn thô sơ và chưa đồng bộ.
Qua khảo sát 22 làng nghề cho thấy, chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn. Nước thải và khí tại các làng nghề chưa được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường; cơ sở hạ tầng kỹ thuật xây dựng chắp vá, không đồng bộ, nhiều nơi không có dẫn đến nước thải bị ứ đọng cục bộ.
Hiện nay, Vĩnh Phúc có 22 làng nghề, chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn.
Theo kết quả quan trắc của Trung tâm Tài nguyên và Bảo vệ môi trường Vĩnh Phúc, nước mặt khu vực làng nghề truyền thống có dấu hiệu ô nhiễm, 9/22 làng nghề nước mặt bị ô nhiễm COD, BOD5 (BOD5 vượt TCCP từ 1,02 - 11,7 lần, COD vượt từ 1,13 - 6,4 lần), ô nhiễm nhất là làng nghề tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc COD vượt 2,9 lần, BOD5 vượt 3 lần, TSS vượt 3,6 lần). Có 6/22 mẫu nước thải làng nghề bị ô nhiễm COD, BOD5 (BOD5 vượt TCCP từ 1,02 - 11,7 lần, COD vượt từ 1,13 - 6,4 lần), 2/22 làng nghề ô nhiễm COD; Tổng chất rắn lơ lửng vượt từ 1,24 - 17,3 lần, trong đó làng nghề gốm Hương Canh ô nhiễm nhất (TSS vượt TCCP 17,3 lần). Phân tích mẫu không khí tại một số làng nghề năm 2012 cho thấy, có 1 làng nghề (rèn Lý Nhân) ô nhiễm SO2 vượt 1,42 lần, còn một số làng nghề chưa vượt QCCP về CO, NO2, hơi xăng, độ ồn, độ rung... tuy nhiên nồng độ các chỉ số tương đối cao.
Môi trường đất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng. Tuy nhiên, về lâu dài, hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường không khí mà hệ lụy của nó là ô nhiễm môi trường đất trong tương lai.
Hiện nay, Vĩnh Phúc có 22 làng nghề, chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn.
Những tồn tại, hạn chế
Phần lớn các cơ sở sản xuất tại các làng nghề có quy mô nhỏ, tận dụng lao động nông nhàn, cơ sở sản xuất đặt ngay tại các hộ gia đình và trong các khu dân cư đông người. Các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất tác động trực tiếp tới cộng đồng xung quanh.
Lĩnh vực sản xuất nghề tiềm ẩn nhiều yếu tố gây ô nhiễm môi trường. Công nghệ sản xuất tại các làng nghề ở trình độ thấp, lạc hậu, tận dụng các máy móc trang thiết bị cũ, không đồng bộ, lượng chất thải lớn. Các cơ sở sản xuất không có các phương tiện giảm thiểu, xử lý các chất ô nhiễm, xả chất thải trực tiếp ra môi trường xung quanh.
Cơ sở hạ tầng của các địa phương làng nghề ở mức thấp, không có các hệ thống thu gom xử lý chất thải hoặc không đáp ứng được yêu cầu sản xuất làng nghề. Triển khai các biện pháp xử lý, giảm thiểu ô nhiễm tại các địa phương gặp nhiều khó khăn, bất cập và chưa có các biện pháp BVMT hiệu quả.
Hiện nay, Vĩnh Phúc có 22 làng nghề, chỉ có 11 làng nghề chất thải rắn được thu gom, xử lý và 9 làng nghề có bãi chôn lấp chất thải rắn.
Một số lĩnh vực sản xuất nghề sử dụng nguyên liệu tại chỗ, khai thác số lượng lớn tài nguyên thiên nhiên trong thời gian dài, tác động lớn tới tài nguyên và cảnh quan môi trường khu vực.
Nhận thức của cộng đồng của một số cán bộ lãnh đạo về BVMT còn hạn chế; Ý thức chấp hành luật BVMT của nhiều tổ chức, cá nhân còn yếu; Đầu tư cho công tác BVMT của địa phương và các cơ sở sản xuất không đáp ứng được yêu cầu thực tế.
Bài toán dài hơi
Tìm lời giải cho bài toán trên, thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch thành lập 16 cụm công nghiệp, làng nghề sản xuất tập trung với tổng diện tích quy hoạch là 344 ha để từng bước di dời các cơ sở sản xuất ra khỏi khu dân cư; Yêu cầu các địa phương trong tỉnh lập đề án, kế hoạch, phương án quản lý giảm thiểu, phân loại, thu gom, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn trên địa bàn.
Cùng với đó, ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các cụm công nghiệp, cơ sở sản xuất trong làng nghề đầu tư xây dựng, lắp đặt hệ thống xử lý chất thải, nước thải. Song đến nay, việc xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường trong các cụm công nghiệp, làng nghề vẫn chưa được như mong muốn.
Bên cạnh khó khăn về công tác giải phóng mặt bằng và nguồn kinh phí, một trong những nguyên nhân quan trọng là do ý thức của một số người dân, hộ sản xuất còn hạn chế.
Mới đây, trong cuộc họp với các sở, ngành, địa phương về công tác bảo vệ môi trường và quản lý, xử lý chất thải ở một số cụm công nghiệp, làng nghề có nguy cơ ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, Lãnh đạo UBND tỉnh cũng đã yêu cầu tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền cũng như sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị trong công tác quản lý, xử lý môi trường,
rác thải, nước thải.
Đồng thời, giao Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với các sở, ngành, cơ quan liên quan khẩn trương nghiên cứu, xây dựng và ban hành Sổ tay hướng dẫn về quản lý chất thải, đặc biệt là xây dựng danh mục phế thải có chứa thành phần nguy hại không được phép thu mua, thu gom, tái chế để UBND cấp xã tuyên truyền phổ biến đến người dân và tổ chức kiểm tra, xử lý theo quy định; sớm quy hoạch sử dụng đất đai ở khu vực các làng nghề này để phục vụ cho sản xuất kinh doanh nhựa phế liệu, sắt thép phế liệu để đưa các hộ sản xuất ra khỏi khu dân cư.
Bài, ảnh: Đào Tấn
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bảo vệ môi trường làng nghề
10:45 | 21/11/2023 Môi trường

Một số giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề
09:05 | 01/11/2023 Môi trường

Hải Phòng: Quy hoạch làng nghề truyền thống gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường
09:57 | 13/10/2023 Môi trường

Bắc Ninh: Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá - Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường
09:57 | 13/10/2023 Môi trường

Người phụ nữ tích cực bảo vệ môi trường Ninh Sở
13:58 | 02/10/2023 Môi trường

Hà Nội tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
20:29 | 25/09/2023 Môi trường
Tin khác

Hoài Đức: Người dân làng nghề vẫn "sống chung" ô nhiễm môi trường
13:49 | 20/09/2023 Môi trường

Làng nghề ở xã Thanh Thùy tích cực bảo vệ môi trường để phát triển bền vững
09:43 | 31/08/2023 Môi trường

Thái Nguyên: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
08:54 | 18/08/2023 Môi trường

Xây dựng làng nghề thân thiện môi trường, phát triển du lịch
09:37 | 14/08/2023 Môi trường

Than sạch không khói từ gáo dừa
10:25 | 11/08/2023 Môi trường

Quảng Ninh: Xử lý nghiêm các phương tiện thủy neo đậu sai quy định tại Vịnh Hạ Long
15:53 | 04/08/2023 Môi trường

Cần giảm thiểu tình trạng ô nhiễm nước thải tại làng nghề
09:30 | 02/08/2023 Môi trường

Đẩy mạnh hợp tác để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tại làng nghề
14:43 | 19/07/2023 Môi trường

Bắc Ninh: Xử phạt 98 triệu đồng về 12 trường hợp liên quan đến ô nhiễm môi trường tại Làng nghề Phong Khê
10:43 | 18/07/2023 Môi trường

Tuyệt đối không chủ quan với bão số 1
09:40 | 17/07/2023 Môi trường

Ống hút từ bã cà phê nguồn nguyên liệu từ thiên nhiên
14:37 | 14/07/2023 Môi trường

Giải quyết những thách thức về môi trường làng nghề
09:32 | 14/07/2023 Môi trường

Điểm sáng bảo vệ môi trường "Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế"
09:04 | 13/07/2023 Môi trường

Yên Bái: Phân loại rác thải tại nguồn góp phần về đích nông thôn mới tại Yên Bình
10:39 | 05/07/2023 Môi trường

Ô nhiễm môi trường làng nghề: bài toán chưa có lời giải
10:28 | 01/07/2023 Môi trường



Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu
13:37 Tin tức

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề
12:00 Du lịch làng nghề

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang
11:28 Tin tức

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội
11:27 Tin tức

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề
11:27 Tin tức










