Chàng trai Hà Nội trở thành nghệ nhân chế tác bút viết calligraphy vì ‘tiếc tiền’
Đào Huy Hoàng tự học để trở nghệ nhân chế tác bút viết chữ calligraphy - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Bén duyên với calligraphy từ khi còn là sinh viên Trường đại học Ngoại thương (Hà Nội), Đào Huy Hoàng (sinh năm 1993, Hà Nội) đã mất thời gian hơn 2 năm để tìm tòi, tự học nhưng lại gặp khó khăn lớn khi không có công cụ (bút chuyên dụng) để luyện viết.
Calligraphy là bộ môn viết chữ nghệ thuật bằng bút thịnh hành ở nước ngoài. Sau khi du nhập vào Việt Nam, bộ môn này đã nhận được sự quan tâm của nhiều bạn trẻ. Loại bút dùng để viết chữ calligraphy là loại bút chuyên dụng gồm cán bút và ngòi, được sử dụng linh hoạt để phù hợp với các kiểu chữ.
"Năm 2013, mình bắt đầu làm bút vì mua từ nước ngoài rất đắt. Mình nhớ mãi, hồi sinh viên, đi làm thêm cả tháng mới kiếm được 600.000 đồng, nhưng đã phải dành ra 550.000 đồng để tiết kiệm mua bút viết calligraphy.
Mình chợt nghĩ hay là thử tự làm. Vì gỗ ở Việt Nam có sẵn, xem hướng dẫn trên YouTube cũng không khó lắm. Đánh liều, mình đã vay anh trai 7 triệu đồng (số tiền khá lớn ở thời điểm đó) để mua một chiếc máy tiện cũ và bắt đầu làm bút khi chưa có kinh nghiệm gì về tiện gỗ", Đào Huy Hoàng chia sẻ.
Thời gian đầu, mỗi ngày Đào Huy Hoàng đều miệt mài chế tác quản bút từ 8h sáng đến 11h đêm, chỉ nghỉ ăn trưa, ăn tối - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Thời gian đầu là quãng thời gian khó khăn nhất khi Huy Hoàng nhận ra làm bút viết chữ calligraphy không hề dễ dàng như những gì anh xem trên YouTube. Hàng loạt vấn đề phát sinh sau khi "tậu" được chiếc máy tiện đầu tiên: không có dụng cụ mài dao, không có bộ dao tiện (dao tiện buộc phải mua ở nước ngoài).
Để lựa chọn gỗ làm bút, anh phải lặn lội từ Hà Nội sang làng gỗ trắc ở Bắc Ninh để tìm mua. Vì trước đó, anh đã mua một số loại gỗ ở đường Đê La Thành (Hà Nội) nhưng lại không sử dụng được.
Hơn một năm mày mò, chiếc bút viết chữ calligraphy được tiện bằng máy đầu tiên mới được Huy Hoàng chế tác từ một mẩu gỗ hương đỏ. Hiện, anh vẫn giữ chiếc bút này như một kỷ niệm thú vị.
"Đối với một người mới học, tiện ra cái bút có thần là điều khó nhất. Làm được chiếc bút đầu tiên, mình chỉ mất thời gian 1 năm. Nhưng để ra được chất riêng và đường cong đẹp trên bút mình đã mất 5 năm luyện tập không ngừng.
Có thời điểm, mình làm bút liên tục từ 8h giờ sáng đến 11h đêm, chỉ nghỉ ăn trưa và ăn tối. Vượt qua ngưỡng này thì đến ngưỡng khác khó hơn. Đó là sơn sao cho mượt, không tì vết. Tùy vào các mức độ hiểu biết về nghề lại có những cái khó khác nhau", chàng trai sinh năm 1993 chia sẻ.
Từ những khúc gỗ thô mộc, qua bàn tay khéo léo của Đào Huy Hoàng trở thành các sản phẩm bút nghệ thuật có giá trị cao - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Hiện, ở xưởng chế tác bút của Huy Hoàng tại một con ngõ trên phố Thái Hà có đến vài chục nghìn thanh gỗ để tiện bút. Trong đó, có nhiều loại gỗ ở Việt Nam nhưng cũng có những loại phải nhập ở nước ngoài, vì gỗ ở các nước ôn đới có nhiều màu sắc đa dạng.
Mỗi chiếc bút được chế tác là cả sự kỳ công của người làm. Chiếc bút đơn giản nhất chỉ cần khoảng 3 tiếng để hoàn thành. Nhưng những chiếc bút sơn mài Nhật Bản lại tiêu tốn thời gian 2-3 tháng.
Việc đưa các yếu tố phương Đông như sơn ta, sơn mài Nhật Bản vào chế tác giúp những chiếc bút của Đào Huy Hoàng hoàn toàn khác biệt và có giá trị cao. nhưng Mỗi chiếc bút viết chữ calligraphy được Đào Huy Hoàng chế tác có giá 1,5 - 3 triệu đồng, những chiếc cao cấp hơn có giá 10 - 15 triệu đồng.
Đào Huy Hoàng được giới calligraphy thế giới và báo chí quốc tế đánh giá cao - Ảnh: NGUYỄN HIỀN
Thời điểm trước khi dịch COVID-19 diễn ra, Đào Huy Hoàng thường xuyên được mời thỉnh giảng tại các workshop về calligraphy và chế tác bút ở các nước trên thế giới. Anh cho hay luôn sẵn sàng truyền nghề cho bất kỳ bạn trẻ nào có đam mê với bộ môn nghệ thuật này.
"Trong năm 2021, mình đã có dự định làm triển lãm cá nhân kỷ niệm 10 năm đến với calligraphy. Nhưng vì dịch bệnh phức tạp, mình đã hoãn lại. Dự kiến, mình sẽ tiến hành triển lãm trong năm 2022 với 3 mảng: calliragphy, làm bút, sơn mài.
Mình thông qua câu chuyện về bản thân cho mọi người thấy, đôi khi những ngành ngách cũng có thể thành công việc thú vị, khuyến khích mọi người khám phá bản thân nhiều hơn. Hơn nữa, mình muốn quảng bá nghệ thuật này đến với tất cả những ai yêu thích con chữ", Đào Huy Hoàng ấp ủ.
Bài và ảnh Nguyễn Hiền
Tin liên quan
Tin mới hơn
Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp
Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp
Gia Lâm: Tăng tốc sản xuất, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng dịp tết
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân