Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
Nhiều năm qua, ông Thanh Kim Lĩnh (70 tuổi), dân tộc Chăm, người có uy tín làng Canh Thành, xã Canh Hòa, huyện Vân Canh luôn chủ động phát huy vai trò của mình trong những công việc chung của làng, xã. Đặc biệt, ông Thanh Kim Lĩnh luôn đồng hành cùng cấp ủy đảng, chính quyền vận động người dân thực hiện hiệu quả các tiểu dự án, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719. Trong đó, phải kể đến việc vận động người dân hiến đất để thực hiện các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia 1719.
Người có uy tín, già làng tích cực tuyên truyền vận động Nhân dân |
Tuyến đường từ làng Canh Thành dẫn vào khu sản xuất chân đồi Đại Hàn (Suối Beo) lâu nay bị hư hỏng nặng, người dân mỗi khi đi làm vào mùa mưa rất khó khăn. Tháng 2/2024, UBND xã Canh Hòa triển khai kế hoạch đổ bê tông hơn 450m đường giao thông vào khu sản xuất, bề rộng mặt đường 3m, với tổng mức đầu tư hơn 815 triệu đồng từ nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia.
Từ lúc dự án chưa triển khai, ông Thanh Kim Lĩnh cùng với Ban Quản lý, Ban Công tác Mặt trận làng Canh Thành tăng cường vận động Nhân dân hiến đất, không phải đền bù. Nhờ đó, 8 hộ dân tự nguyện hiến 1.584m2 đất, hàng trăm cây trồng các loại để làm đường.
Ông Thanh Kim Lĩnh chia sẻ: Khi vận động, mình phải phân tích để người dân thấy được lợi ích lâu dài về việc xây dựng đường vào khu sản xuất. Nếu đường đi dễ dàng thì đi làm hoặc vận chuyển nông sản thu hoạch đều thuận lợi, giá bán nông sản cũng cao hơn. Người dân chỉ hiến một phần đất nhỏ nhưng được hưởng lợi nhiều năm. Sau khi suy nghĩ kỹ thì người dân đồng thuận hiến đất để xây dựng đường.
Ở thôn M6, xã Vĩnh Hòa, huyện Vĩnh Thạnh, ông Y Khoa (69 tuổi), người dân tộc Ba Na được xem là người có uy tín tích cực vận động bà con đồng lòng tham gia thực hiện Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch”.
Các già làng, người có uy tín phát huy vai trò trong công tác xóa đói giảm nghèo |
Theo ông Y Khoa, với dân làng thì văn hóa truyền thống là hồn cốt của dân tộc nên cần gìn giữ và phát huy. Muốn phát huy được văn hóa truyền thống thì các già làng, người có uy tín phải có trách nhiệm tuyên truyền, vận động thế hệ trẻ. Những người biết phải trực tiếp hướng dẫn người chưa biết nhằm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.
Tại làng Kà Bông, xã Canh Liên là nơi được mệnh danh “cổng trời” của huyện núi Vân Canh xuất hiện nhiều già làng đóng góp rất lớn trong công tác sưu tầm, bảo tồn nét đẹp văn hóa của người Ba Na, trong đó phải kể đến già làng Đinh Văn Thảo (64 tuổi).
Ngồi trong ngôi nhà sàn, nơi cất giữ nhiều hiện vật quý hiếm của đồng bào mình, trao đổi với chúng tôi, già làng Đinh Văn Thảo cho biết: Từ thời trai trẻ đến bây giờ, tôi rất đang mê nhạc cụ và các vật dụng truyền thống của dân tộc mình. Bởi thế, đi làm tích lũy được bao nhiêu tiền, tôi đều dành một khoản tiền để mua lại các nhạc cụ truyền thống của các gia đình muốn bán lại. Tôi luôn dặn dò con cháu giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mình, bởi đó là những thứ quý giá nhất của hồn cốt đồng bào quê hương mình.
Ông Đinh Văn Phú, Phó Chủ tịch UBND huyện An Lão cho hay: Vai trò của người có uy tín, già làng rất quan trọng, nên huyện luôn tăng cường bồi dưỡng, cập nhật thông tin mới về Chương trình mục tiêu quốc gia 1719; nâng cao kỹ năng, phương pháp tuyên truyền, thuyết phục Nhân dân cho người có uy tín, già làng. Ngoài ra, huyện còn chỉ đạo các địa phương tiếp tục phát huy vai trò của người có uy tín, già làng để tuyên truyền, vận động người dân cùng chung tay thực hiện hiệu quả các dự án, chính sách dân tộc nhằm từng bước phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững.
Ông Đinh Văn Lung, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Định, cho biết: Hiện nay tỉnh Bình Định có 21 xã thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719. Những người có uy tín, già làng rất nhiệt tình, tích cực. Khi chúng tôi và các ngành đi tuyên truyền ở vùng đồng bào DTTS thì người có uy tín, già làng đều có mặt, tiếp thu, tiếp cận được chương trình, nội dung, nhất là trong 10 dự án và các tiểu dự án và nội dung thành phần để tuyên truyền kịp thời đến với bà con.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 | 22/11/2024 Văn hiến Hà Thành
Tin khác
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 | 22/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường Tiểu học Nga Phú: Không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục
09:10 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vĩnh Long: Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế Xanh
09:08 | 21/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Ba Vì (Hà Nội): TRƯỜNG THPT MINH QUANG KỶ NIỆM 10 NĂM THÀNH LẬP VÀ ĐÓN NHẬN BẰNG KHEN CỦA BỘ GD&ĐT
13:58 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Festival Thổ cẩm Lào Cai - sắc màu văn hóa giữa miền sương mây
10:07 | 11/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Bất Bạt - Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm học 2023-2024
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
TP.Hội An: Nhận giải thưởng Du lịch thế giới khu vực châu á và châu đại dương
09:56 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Hà Nội: Công trình "Bến hoa Phúc Xá - Ba Đình" - Lan toả sắc hoa cho cộng đồng
09:55 | 08/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Sắp diễn ra Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội năm 2024
22:29 | 06/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Huyện Quốc Oai: Xã Đồng Quang tăng cường công tác an sinh xã hội, ổn định an ninh trật tự
13:23 | 05/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Thử thách tài năng đầu bếp tỉnh Bình Định
10:16 | 04/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Lễ dâng Y Kathina: Nét văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam Bộ
10:08 | 04/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Trường THPT Minh Quang Chất lượng dạy và học ngày càng cao
10:05 | 01/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Kỷ niệm 60 năm Di tích lịch sử bãi biển Lộ Diêu, nơi cập bến tàu không số
14:24 | 31/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Nhiều hoạt động kỷ niệm 20 năm Khu phố cổ Hà Nội là Di tích lịch sử Quốc gia
15:30 Văn hiến Hà Thành
Phú Yên: Những người thầy gieo chữ nơi vùng cao Phú Mỡ
15:29 Đào tạo nghề
Bình Định: Người có uy tín, già làng tiên phong trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia
15:25 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Hai tượng sư tử đá thành Đồ Bàn là bảo vật quốc gia
09:39 Văn hóa - Xã hội
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 Làng nghề, nghệ nhân