Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 31°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 0°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 0°C Thừa Thiên Huế

Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng

LNV - Với mong muốn đem cà phê sạch đến với người tiêu dùng, tăng giá trị nông sản của nhà nông, nhiều năm qua chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) đã vận động và liên kết với nhiều nông hộ trồng cà phê theo hướng hữu cơ.

Liên kết vườn trồng cà phê hữu cơ, không sợ mất giá

Những ngày cuối tháng 11/2023, nhiều nông hộ tất bật dọn vườn, trải bạt, gọi công chuẩn bị thu hoạch cà phê. Đưa tay chỉ những cây cà phê trĩu quả, ông Nguyễn Ngọc Ninh (SN 1967, ngụ xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương) nói: “Năm nay vườn cà phê 1,7ha trồng theo hướng hữu cơ của gia đình tôi cho khoảng 30 tấn. Với giá do Pró Farm hợp đồng bao tiêu 13.000 đồng/kg quả tươi, sau khi trừ chi phí còn lời hơn 300 triệu đồng”.

Ông Nguyễn Ngọc Ninh bên vườn cà phê hữu cơ chuẩn bị thu hoạch.
Ông Nguyễn Ngọc Ninh bên vườn cà phê hữu cơ chuẩn bị thu hoạch.

Theo ông Ninh, nhiều năm qua người trồng cà phê tại xã Lạc Xuân, thường ứng trước tiền của thương lái để đầu tư phân bón, thuốc…, nên buộc phải bán cho họ kể cả quả cà còn xanh (chưa chín), dẫn đến thu nhập thấp. Do đó khi được chị Lưu Thị Thùy Trang (SN 1992, Giám đốc Pró Farm) vận động trồng, thu hoạch cà phê theo mô hình hữu cơ, gia đình ông Ninh tham gia vào chuỗi liên kết với Pró Farm để yên tâm chăm sóc cây, không phải lo giá bán.

Tương tự, ông Tằng Cắm Phúc (SN 1977, ngụ xã Ka Đô, huyện Đơn Dương) cho biết, sau khi được Pró Farm tư vấn trồng cà phê hữu cơ, năm 2018 gia đình ông trồng 7ha, đến năm 2022 thu bói được 40 tấn, bán với giá bao tiêu 13 triệu đồng/tấn quả tươi, thu về hơn 500 triệu đồng.

“Năm nay thu hoạch ước đạt trên 50 tấn, hiện giá 15.000 đồng/kg quả tươi, nhưng không cố định vì thị trường mua bán theo đầu vụ, giữa vụ và cuối vụ. Do đó với giá đã ký hợp đồng 13.000 đồng/kg, gia đình tôi cầm chắc trong tay gần 700 triệu đồng”, ông Phúc nói.

Chị Lưu Thị Thùy Trang cho biết, hiện giá cà 15.000-16.000 đồng/kg, chúng tôi ký hợp đồng với nông hộ trồng cà phê hữu cơ với giá cố định 13.000 đồng/kg từ đầu đến cuối vụ. Do đó, nếu giữa vụ hay cuối vụ, thương lái có hạ giá xuống còn 7.000-8.000 đồng/kg, nông dân cũng không lo lắng vì vẫn lời.

Cũng theo chị Trang, trước kia người trồng cà phê thu hoạch cà theo kiểu truyền thống là thường hái tuốt, hái cả quả chín lẫn xanh. Cách thu hoạch này tốn ít công, chi phí thuê hái thấp, thu nhanh nhưng gây ra nhiều thiệt hại. Bởi vì quả xanh có trọng lượng nhẹ hơn so với quả chín (bình quân nhẹ hơn 15%-30%). Quả xanh luôn nhỏ và không đồng đều bằng quả chín. Khi chế biến thành cà phê nhân sẽ bị teo, hạt xấu, chất lượng thấp, giá bán thấp, giảm thu nhập của người trồng.

Trồng cà phê sạch giúp tăng năng suất, chất lượng, giá

“Nếu tỷ lệ hao hụt chỉ ở mức 15%, một vườn cà phê thu 100 tấn, sản lượng hao hụt là 15 tấn. Với giá bán bình quân hiện nay khoảng 57.000 đồng/kg quả khô (khoảng 5-5,5kg quả tươi cho ra 1kg quả khô), người trồng mất gần 900 triệu đồng/vụ thu hoạch. Còn nếu tỷ lệ hao hụt 20%, sẽ mất hơn 1,1 tỷ đồng. Không những vậy còn làm cho cây dễ thoái hóa, vòng đời và chất lượng thấp, ảnh hưởng đến thương hiệu cà phê của địa phương nói riêng và của Việt Nam nói chung, giảm tính cạnh tranh trên thị trường thế giới”, chị Trang phân tích.

Anh Trần Duy Bình, nhân viên Pró Farm bên sản phẩm cà phê hữu cơ.
Anh Trần Duy Bình, nhân viên Pró Farm bên sản phẩm cà phê hữu cơ.

Đối với cà phê sạch, chỉ hái quả chín, nặng hơn khoảng 15%-30% so với quả xanh. Khi chế biến thành cà phê nhân, quả chín sẽ cho hạt to, chất lượng cao, giá bán cao hơn, tăng thu nhập cho người dân. Vì cà phê chín chỉ từ 4-4,5kg quả tươi đã được 1kg nhân, còn quả xanh xen lẫn chín, phải cần từ 5-5,5 kg quả tươi mới cho 1kg cà phê nhân.

Với tư duy như trên, từ năm 2018-2019 Pró Farm đã trồng cà phê hữu cơ trên 10ha, đồng thời vận động nhiều nông hộ trong vùng cùng trồng. Để trồng theo mô hình này, phía dưới mặt đất trồng cỏ lạc, tầng thứ hai là cà phê, tầng ba trồng các loại cây có tán che bóng mát (muồng đen, bơ, hồng….). Đến nay, mô hình cà phê hữu cơ của Pró Farm đã tạo được chuỗi liên kết trồng, thu mua, chế biến sâu và tiêu thụ với 10 nông hộ ở huyện Đơn Dương trên diện tích 100ha.

Lâm Đồng khuyến khích phát triển cà phê hữu cơ

Theo Trung tâm Khuyến nông - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lâm Đồng, từ tháng 11/2020 UBND tỉnh đã phê duyệt đề án phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ (NNHC) giai đoạn 2020-2025. Đến nay, toàn tỉnh có 47,8ha cà phê của 4 đơn vị được chứng nhận cà phê hữu cơ. Cùng với đó, đã có nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) và nông dân đang từng bước chuyển sang canh tác cà phê theo hướng hữu cơ, để tiến tới đạt chứng nhận.

Em Tằng Văn Vềnh (con ông Tằng Cắm Phúc) vui mừng vì vụ cà phê 2023-2024 của gia đình trồng theo hướng hữu cơ sẽ thu khoảng 60 tấn.
Em Tằng Văn Vềnh (con ông Tằng Cắm Phúc) vui mừng vì vụ cà phê 2023-2024 của gia đình trồng theo hướng hữu cơ sẽ thu khoảng 60 tấn.

Tại cuộc thi “Cà phê đặc sản Việt Nam năm 2023” tổ chức tại tỉnh Đắk Lắk vào tháng 4/2023 (cuộc thi toàn quốc do Hiệp hội cà phê Việt Nam tổ chức), tỉnh Lâm Đồng có nhiều doanh nghiệp, HTX tham gia. Kết quả HTX Hoa Linh Coffee ở thôn 5 (xã Tân Châu, huyện Di Linh) và Pró Farm ở thôn Pró Ngó (xã Pró, huyện Đơn Dương) lọt vào top 10 cuộc thi.

Ông Bùi Ngọc Thụy - Phó Chánh Văn phòng Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng cho biết, thực hiện đề án phát triển NNHC, Sở luôn khuyến khích hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, THT, nông hộ sản xuất cà phê hữu cơ xây dựng các chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ và chứng nhận các sản phẩm hữu cơ gắn với chương trình OCOP, nhằm quảng bá hình ảnh cà phê hữu cơ của Lâm Đồng.

“Hiện nay, Sở NN&PTNT đã hỗ trợ nông dân thực hiện 2 mô hình điểm về sản xuất cà phê hữu cơ (quy mô 1ha/mô hình), hỗ trợ 70% kinh phí mua vật tư thực hiện mô hình, 100% kinh phí cấp giấy chứng nhận hữu cơ cho mô hình điểm với diện tích tối thiểu 5ha/mô hình. Bên cạnh đó, ngân sách tỉnh còn hỗ trợ 100% kinh phí cấp chứng nhận hữu cơ cho các tổ chức, cá nhân sản xuất cà phê trên địa bàn có nhu cầu và đạt tiêu chuẩn chứng nhận. Hỗ trợ cho chủ trì chuỗi liên kết 100% chi phí xây dựng dự án với mức không quá 50 triệu đồng/liên kết”, ông Bùi Ngọc Thụy cho biết.

"Cà phê là cây trồng chủ lực của Lâm Đồng, diện tích canh tác đứng thứ hai cả nước sau Đắk Lắk. Năm 2022, diện tích là 172.483ha (cà phê vối 160.133ha, cà phê chè 12.150ha, cà phê mít 200ha). Diện tích cà phê kinh doanh 162.572ha, năng suất bình quân 32,7 tạ/ha, sản lượng 532.373 tấn. Sản phẩm cà phê chủ yếu xuất khẩu qua các nước: Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Italia, Hàn Quốc, Nhật Bản, Indonesia... Năm 2022, cà phê nhân xuất khẩu của Lâm Đồng đạt trên 90 nghìn tấn, giá trị đạt trên 180 triệu USD", ông Bùi Ngọc Thụy chia sẻ.

Tân Tiến

Tin liên quan

Tin mới hơn

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Tỉnh đoàn Lai Châu nhằm tập hợp, đoàn kết thanh niên trong tỉnh. Tỉnh đoàn triển khai nhiều chương trình nhằm nâng cao nhận thức, khơi dậy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của thanh niên.
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới

LNV - Đến nay, toàn tỉnh có 09/09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 85/85 xã đạt chuẩn NTM; 51/85 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 09 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 639/640 ấp đạt chuẩn văn hóa, ấp NTM (99,8%); 82 ấp NTM kiểu mẫu (12,8%); 02 huyện Cầu Kè và Tiểu Cần đạt NTM nâng cao.
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối

LNV - Mạnh dạn dám nghĩ, dám làm, nỗ lực sáng tạo vượt lên mọi khó khăn, hành trình khởi nghiệp của vợ chồng chị Trang đang là câu chuyện “kiểu mẫu” về khởi nghiệp, truyền cảm hứng, tạo động lực cho giới trẻ trong việc cố gắng, khát khao vươn lên thành công bằng nghị lực của bản thân.
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi

LNV - Phát huy tiềm năng lợi thế về đất đai, khí hậu, những năm qua, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh tập trung hỗ trợ người dân phát triển kinh tế vườn, rừng, kinh tế trang trại, gia trại với những chính sách cụ thể, thiết thực. Từ việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi đã giúp nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần xóa nghèo bền vững cho đồng bào miền núi, vùng DTTS tỉnh Thừa Thiên Huế.
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

LNV - Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Phú Yên” nhằm tạo môi trường thuận lợi, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp; giới thiệu các ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên cho các nhà đầu tư để hiện thực hóa các ý tưởng, dự án khởi nghiệp và học sinh, sinh viên tự tạo việc làm sau khi tốt nghiệp.
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung

LNV - Từ nguồn đất đai có sẵn của gia đình, anh Huỳnh Anh Tuấn đã mạnh dạn mua hươu giống thuần chủng từ tỉnh Hà Tĩnh để xây dựng mô hình hướng đến phát triển các sản phẩm làm từ nhung hươu.

Tin khác

Khới nghiệp từ lá dứa

Khới nghiệp từ lá dứa

LNV - Từng là thuyền trưởng thu nhập vài chục triệu đồng/tháng, Nguyễn Văn Hạnh (sinh năm 1990) đã quyết định trở về quê hương Nghệ An, chuyển hướng sang lĩnh vực nông nghiệp với một sứ mệnh: Tạo ra nông sản sạch và bền vững. Không chỉ thành công trong việc xây dựng mô hình trồng dứa hiệu quả, anh Hạnh còn là người tiên phong trong việc tạo ra sợi dệt từ lá dứa, biến chúng thành các sản phẩm thân thiện với môi trường, có giá trị kinh tế cao.
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược

LNV - Thanh Hóa - Hà Minh Nguyện, một kỹ sư điện trẻ tuổi, đã bỏ lại công việc với mức lương cao ở thành phố để về quê khởi nghiệp với mô hình nuôi gà bằng thảo dược. Sau nhiều nỗ lực và thất bại, mô hình của anh đã thành công và mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra hướng đi mới cho ngành nông nghiệp địa phương.
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao

LNV - Những năm qua, phong trào “Đồng khởi khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp” được Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Ba Tri phát động rộng rãi trong hội viên phụ nữ, nhiều chị tích cực tham gia khởi nghiệp, tạo ra các sản phẩm nông nghiệp an toàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Chị Phan Thị Tâm ở ấp Tân Thành, xã Tân Mỹ là một điển hình với mô hình trồng nấm bào ngư sữa.
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp

LNV - Chương trình “Đồng hành với thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp” được các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Vĩnh Phúc triển khai với nhiều hoạt động thiết thực. Qua đó, thúc đẩy, khuyến khích, hỗ trợ, “tiếp lửa” cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) phát triển sản xuất, kinh doanh, làm giàu, ổn định cuộc sống.
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP

LNV - Không chỉ nổi tiếng ở địa phương, sản phẩm OCOP dưa chuột An Hòa của Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - kinh doanh hàng nông sản An Hòa, xã An Hòa, huyện Tam Dương còn phát triển mạnh, vươn tới nhiều tỉnh, thành lân cận. Từ “cây OCOP”, nông dân, tiểu thương được tạo việc làm, tăng thu nhập, còn người tiêu dùng được tiếp cận thực phẩm an toàn.
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ

LNV - Là người con của vùng đất Ngọc Lục Yên, từ nhỏ, anh Hoàng Văn Khương ở thôn Bến Muỗm, xã Vĩnh Lạc, huyện Lục Yên đã có niềm đam mê với những sản phẩm đá quý. Bởi vậy, khi trưởng thành, đứng trước sự lựa chọn của rất nhiều ngành, nghề, những trăn trở về tương lai, anh đã quyết định chọn nghề mà mình yêu thích, đó là điêu khắc đá mỹ nghệ.
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP

OVN - Chủ động, sáng tạo trong triển khai các mô hình, việc làm, nhiều hội viên phụ nữ Hà Tĩnh tự tin, mạnh dạn phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Họ đã trở thành điển hình trong phát triển kinh tế và an sinh xã hội địa phương.
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch

LNV - Sau thời gian tìm hiểu, tham quan nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp, năm 2021, anh Phạm Mạnh Cường, ở thôn Đông Chiểu, xã Liên Phương (thành phố Hưng Yên) quyết tâm làm giàu trên chính mảnh đất quê hương, bắt đầu khởi nghiệp với nông nghiệp sạch.
TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

TP.HCM: Tái khởi động và khai trương khu phức hợp nghỉ dưỡng Wah Fu Palace

LNV - Sáng ngày 22/10, buổi lễ khai trương trở lại khu phức hợp Wah Fu vừa được diễn ra tại Quận 5 (TP. HCM). Đây là công trình do Công ty TNHH Wah Fu Palace (Wah Fu) làm chủ đầu tư.
Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

Hoà Bình: Tích cực hỗ trợ, giúp đỡ thanh niên khởi nghiệp

LNV - Những năm qua, Đoàn xã Phú Nghĩa (Lạc Thủy) đã triển khai nhiều hoạt động đồng hành, hỗ trợ đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) trong phát triển kinh tế, tiếp cận nguồn vốn tín dụng ưu đãi, đầu tư xây dựng mô hình. Qua đó tạo điều kiện cho ĐVTN phát triển kinh tế, làm giàu cho bản thân, gia đình, góp phần phát triển kinh tế địa phương.
Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

Cơ hội khởi nghiệp từ nông nghiệp sinh thái

LNV - Nông nghiệp sinh thái là giải pháp giúp Việt Nam xây dựng nền nông nghiệp bền vững và thực hiện cam kết trở thành nước có phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đồng thời, đó cũng là lĩnh vực tạo cơ hội khởi nghiệp cho giới trẻ ngày nay.
Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

Hiện thực giấc mơ sen ở làng Sen

LNV - Không chỉ tô thắm thêm cho bức tranh quê Bác thanh bình, yên ả; những bông sen ở làng Sen, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, Nghệ An đã trở thành sản phẩm hàng hóa được chế biến sâu theo du khách về với muôn nơi.
Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

Làm giàu từ nghề mộc truyền thống

LNV - Năm 2001, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về quê nhà, anh Nguyễn Quốc Phương ở thôn Thụy Lân, xã Thanh Long (Yên Mỹ) quyết chí làm giàu bằng nghề mộc truyền thống của địa phương. Với đôi bàn tay khéo léo cùng quyết tâm theo nghề, nỗ lực của bản thân và đồng hành, hỗ trợ của chính quyền địa phương, anh Phương đã phát triển nghề mộc giúp cuộc sống gia đình ngày càng sung túc.
Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

Quyết tâm thoát nghèo của chàng trai Khơ Mú

LNV - Ở giữa vùng núi rộng lớn của huyện Kỳ Sơn, có một chàng trái tên là Moong Văn Sơn (29 tuổi) đang miệt mài lao động để vươn lên thoát nghèo.
Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

Doanh nhân Hà Văn Nam và những hoạt động thiện nguyện đầy ý nghĩa

LNV - Anh Hà Văn Nam – Giám đốc Công ty TNHH Ứng dụng Khoa học Công nghệ Quốc tế không chỉ là một doanh nhân giỏi trong hoạt động kinh doanh mà còn tích cực tham gia các hoạt động thiện nguyện như hiến máu nhân đạo, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn, bệnh nhân nghèo…
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

TỔNG THUẬT: LỄ TRUY ĐIỆU VÀ LỄ AN TÁNG TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG

LNV - Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức lúc 13 giờ 00 phút ngày 26 tháng 7 năm 2024 tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

Huyện Bình Liêu (Quảng Ninh): Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Ứng dụng công nghệ số trong xây dựng nông thôn mới đã góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống người dân, thu hẹp dần khoảng cách về chất lượng cung cấp dịch vụ giữa nông thôn với thành thị.
Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề đan võng ngô đồng đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Lễ đón nhận danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia nghề đan võng ngô đồng được tổ chức trong khuôn khổ Festival “Cù Lao Chàm - Mùa Ngô đồng đỏ” 2024 tại xã đảo Tân Hiệp (Quảng Nam).
Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

Quản lý và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề

LNV - Môi trường trong lành là một yếu tố vô cùng quan trọng và thực sự cần thiết đối với mỗi con người, mỗi quốc gia. Hiện nay Việt Nam cũng không tránh khỏi việc phải đối mặt với các vấn đề môi trường nan giải, trong đó vấn đề bảo vệ môi trường tại các làng nghề đang thu hút được nhiều sự quan tâm của Nhà nước và xã hội.
Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

Khuyến công Hà Nam: Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn thiết bị tiên tiến vào sản xuất

LNV - 6 tháng đầu năm 2024, Sở Công Thương Hà Nam đã chỉ đạo triển khai đề án hỗ trợ cho 4 cơ sở công nghiệp nông thôn ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến vào sản xuất với nguồn kinh phí hỗ trợ là 1 tỷ đồng.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động