Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
Trước đây, nguồn thu nhập chính của gia đình chị Phan Thị Tâm chủ yếu từ nghề trồng nấm rơm và chăn nuôi bò sinh sản nhưng kinh tế gia đình vẫn chưa ổn định. Sau nhiều lần trăn trở tìm hiểu các mô hình phát triển kinh tế tiêu biểu, làm ăn có hiệu quả qua báo, đài và tại địa phương, năm 2001, chị Tâm nhận thấy mô hình trồng nấm bào ngư có thể phát triển phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình nên đã mạnh dạn thực hiện.
Chị Phan Thị Tâm thu hoạch nấm bào ngư sữa. |
Vừa làm vừa học, dần trại nấm của vợ chồng chị Tâm ngày càng phát triển, cho sản lượng và chất lượng cao hơn. Khi tích lũy nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực trồng nấm bào ngư xám, chị tiếp tục tìm hiểu, mày mò nghiên cứu, dùng sữa tươi để tưới nấm trong khoảng thời gian phù hợp để cho ra thị trường loại nấm bào ngư sữa. Chị Tâm chia sẻ: “Thấy nấm bào ngư xám trồng thu hoạch được chỉ 2 - 3 đợt, tỷ lệ nấm khi tượng thành phát triển đến khi thu hoạch không nhiều, không đều, tôi nghĩ là nấm thiếu dinh dưỡng. Từ đó, tôi bổ sung dinh dưỡng cho nấm bằng cách tưới sữa. Khi gần đến ngày thu hoạch, ngày mình muốn thu hoạch như ngày 14, 29 âm lịch được nhiều người sử dụng, trong đó có người ăn chay thì tôi tiến hành tưới sữa cho nấm. Khi ấy, nấm sẽ phát triển đều, rộ để thu hoạch cùng một lúc, bán đúng dịp. Không chỉ thế, dinh dưỡng còn đọng lại trong phôi sẽ giúp nấm phát triển nhiều lần sau đó”. Ngoài ra, chị Tâm đã nghiên cứu tận dụng phế phẩm của nấm bào ngư sữa để trồng nấm rơm, kết quả đạt cả về sản lượng lẫn chất lượng so với trồng nấm rơm truyền thống. Từ đây, chị Tâm quyết định trồng nấm bào ngư sữa để khởi nghiệp cho gia đình.
Hiện tại, với diện tích 32m2, chị trồng 4.000 phôi nấm, mỗi tháng thu hoạch 2 đợt trung bình được 160kg nấm, sau khi bán trừ chi phí còn lãi trên 4 triệu đồng. Điều đáng nói là nấm bào ngư sữa trồng cho thời gian thu hoạch gấp 3 lần so với trồng nấm bào ngư xám truyền thống, kích thích phát triển thời gian thu hoạch theo ý muốn, nấm thương phẩm trắng, no, cứng, khi chế biến ăn có vị thơm, ngọt, giòn hơn nên được người tiêu dùng ưa chuộng.
Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Tân Mỹ Nguyễn Thị Thu Vân cho biết: “Chị Tâm khởi nghiệp trồng nấm bào ngư sữa thành công. Sắp tới, chúng tôi sẽ giới thiệu mô hình này cho hội viên phụ nữ trên địa bàn xã biết để nhân rộng. Hội cũng sẽ triển khai thực hiện mô hình “1+1” trong hội viên phụ nữ. Mô hình này là 1 hội viên khá giúp 1 hội viên có hoàn cảnh khó khăn. Để thực hiện mô hình này, chị Tâm luôn sẵn sàng giúp hội viên có hoàn cảnh khó khăn về vốn và kinh nghiệm”.
Mô hình trồng nấm bào ngư sữa của chị Phan Thị Tâm sẽ được hội viên phụ nữ xã Tân Mỹ và huyện Ba Tri nhân rộng để khởi nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Tin liên quan
Nấm bào ngư Hà Tường - Hướng đến sản phẩm OCOP
10:17 | 21/12/2023 OCOP
Nam Định: Làm giàu trên mảnh đất quê hương - Hội viên phụ nữ khởi nghiệp từ các sản phẩm OCOP
14:43 | 19/10/2023 OCOP
Tin mới hơn
Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp
Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp
Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp
Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp
Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp
Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp
Tin khác
Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp
Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới
Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp
Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp
Phú Yên hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp
13:56 | 18/06/2024 Khởi nghiệp
Người mạnh dạn theo đuổi nghề nuôi hươu lấy nhung
14:19 | 20/05/2024 Khởi nghiệp
Khới nghiệp từ lá dứa
09:28 | 23/04/2024 Khởi nghiệp
Từ bỏ lương kỹ sư điện ở Thành phố, chàng trai về quê nuôi gà thảo dược
09:29 | 21/03/2024 Khởi nghiệp
Bến Tre: Khởi nghiệp từ mô hình trồng nấm bào ngư đem lại hiệu quả kinh tế cao
14:04 | 13/03/2024 Khởi nghiệp
Vĩnh Phúc: Cùng đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp
14:56 | 06/03/2024 Khởi nghiệp
Tuyên Quang - Khởi nghiệp từ sản phẩm OCOP
10:43 | 04/03/2024 Khởi nghiệp
Người trẻ với hoài bão đem cà phê sạch tới người tiêu dùng
10:30 | 03/01/2024 Khởi nghiệp
Yên Bái: Chàng trai khởi nghiệp từ điêu khắc đá mỹ nghệ
14:19 | 15/11/2023 Khởi nghiệp
Hà Tĩnh: Hội phụ nữ khởi nghiệp cùng các mô hình OCOP
11:01 | 07/11/2023 Khởi nghiệp
Hưng Yên: Làm giàu từ mô hình trồng rau sạch
16:14 | 31/10/2023 Khởi nghiệp
Huyện Quốc Oai Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề năm 2024
16:19 Tin tức
Làng nghề Bát Tràng là thành viên mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo toàn cầu
13:43 Nghiên cứu trao đổi
Ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ”, giới thiệu về các làng nghề thủ công - truyền thống
13:41 Tin tức
Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền năm 2024
13:40 Tin tức
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn “Phụ nữ tiên phong phát triển kinh tế tuần hoàn”
09:09 Tin tức