Từ chối cơ hội thành tiến sỹ, làm nông dân thu 30 triệu/ngày
Theo đuổi ước mơ nơi giảng đường đại học, tốt nghiệp và kiếm được việc làm ổn định, song với hoài bão và quyết tâm làm giàu từ mảnh đất quê hương, chàng thanh niên Ðoàn Ngọc Hiếu (SN 1988) bằng sự kiên trì và vốn kiến thức nông nghiệp sâu rộng đã giúp anh trở thành ông chủ trẻ chuyên kinh doanh, sản xuất hoa hồng môn ngoại.
Chúng tôi có dịp ghé thăm vườn hồng môn của anh Hiếu, ở thôn 4, xã Phi Tô (Lâm Hà). Anh đang tất bật cắt hoa, đóng gói, chuyển lên xe. Trong vườn, các loại hồng môn đỏ, hồng, xanh, trắng đẹp lung linh.
Giấc mơ làm chủ
Anh Hiếu nhớ lại niềm đam mê nông nghiệp đã “ngấm vào máu” mình từ thuở ấu thơ bởi gia đình anh xuất phát từ nghề nông. Chính vì vậy, anh quyết định theo học ngành Công nghệ Sinh học của Trường Đại học Quốc tế (Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh). Khi tốt nghiệp đại học anh được học bổng ở lại trường học cao học. Sau đó, được giữ lại trường để giảng dạy và có nhiều cơ hội để học tiến sĩ. Thế nhưng, ra trường Hiếu đã xác định ngay cho mình con đường khởi nghiệp: Trồng hoa.
Chia tay những ngày tháng mộng mơ trên giảng đường và cả những thú vui của tuổi trẻ, Hiếu bắt đầu những chuỗi ngày vắt kiệt sức cho khu vườn của mình. Hiếu kể, tốt nghiệp đại học với tấm bằng hạng ưu, anh quyết định về nhà làm nông dân trong sự ngỡ ngàng của bạn bè, người thân. Nhiều người bảo, đam mê là một lẽ nhưng biến đam mê thành hiện thực không phải là điều dễ dàng. Chính vì lẽ đó, gia đình Hiếu cấm cản vì đường học của anh rộng mở, anh có thể dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương cao. Tuy nhiên, với niềm yêu thích và muốn áp dụng việc học vào thực tế, mà quan trọng hơn là muốn tự do khởi nghiệp... Anh đã từng học lớp khởi nghiệp do tổ chức lao động quốc tế (ILO) tổ chức, tại đây, giấc mơ có một nông trang hoa càng làm anh quyết tâm gắn bó với nghề nông và giấc mơ làm chủ.
Niềm đam mê nông nghiệp đã “ngấm vào máu” của Đoàn Ngọc Hiếu.
Khi ra trường, may mắn hơn nhiều bạn trẻ khác, Hiếu sử dụng nguồn đất gia đình để thực hiện giấc mơ của mình. Từ một chàng kỹ sư nông nghiệp, Hiếu đã không ngần ngại vác cuốc, rựa đi chặt phá cây dại, san lấp mặt bằng. Vậy là, một trang trại hoa rộng lớn mọc lên cùng hình ảnh người thanh niên với dáng vẻ chẳng khác nào “công tử bột” không ngại gian khổ dầm mưa dãi nắng, xắn tay áo cùng nhân công vận chuyển vật liệu làm nhà kính, nhà lưới để trồng hoa.
“Nếu bạn đã quyết tâm gắn bó với nghề nông thì phải đeo đuổi cho đến cùng. Mặc dù làm nghề nông mức độ rủi ro cao nhưng nếu mình chịu tìm tòi ứng dụng kỹ thuật thì sẽ sống được với nghề” - anh Hiếu chia sẻ.
Vận may mỉm cười
Con đường tìm đến thành công bằng hướng đi mà ban đầu người thân và bạn bè của anh ra sức can ngăn không hề bằng phẳng, khi anh bắt tay vào làm nông nghiệp. Chính những người làm thành công ngành nông nghiệp phản đối anh, bởi làm nông nghiệp giống đầu tư một đống tiền và đi lượm lại từng đồng. Nhưng với lối suy nghĩ nông nghiệp là một ngành kinh tế, nó cũng mạnh mẽ, sang trọng, hấp dẫn và dễ kiếm tiền, anh từng bước thuyết phục được gia đình mình vay vốn để mở rộng sản xuất.
Ngay những ngày đầu mới chập chững, Hiếu đã nếm một vố đau khi anh trồng giống hoa hồng nhưng không lường trước được thất bại... 6.000 cây giống hoa hồng bị sâu bệnh hoa rũ héo và chết, thế chấp sổ đỏ mới đủ trang trải chi phí thua lỗ.
Trong quá trình học, Hiếu được tiếp xúc với nhóm chuyên gia Hà Lan mang hoa hồng môn sang Việt Nam trồng thử nghiệm. Vì hồng môn ở Việt Nam chủ yếu người dân trồng và tự cấy mô ra nên chất lượng giống không đảm bảo. Với khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt anh đã không ngần ngại giao tiếp đặt vấn đề với công ty chuyên cung cấp giống ở Hà Lan. Bình thường các công ty giống Hà Lan thường làm việc với các công ty, tổ chức, tuy nhiên khi cá nhân anh Hiếu đặt vấn đề họ đã đồng ý nhưng cũng yêu cầu gắt gao về kỹ thuật, kiểm tra bản quyền hạt giống... Hằng năm, họ sẽ có một đội ngũ cán bộ qua Việt Nam để kiểm tra quá trình canh tác của đối tác.
Với 3 sào nhà kính và 3 sào nhà lưới khá hiện đại, hệ thống tưới nhỏ giọt từng gốc, hệ thống tưới phun sương làm mát được đầu tư với con số xấp xỉ 1 tỷ đồng. Anh Hiếu đầu tư trồng 23.000 gốc hồng môn, cộng giá thể và các loại chi phí khác, vốn đầu tư có giá gần 30.000 đồng/gốc. Đặc biệt, do giống hồng môn rất nhạy cảm với ánh sáng, thiếu sáng cây quang hợp yếu, hoa sẽ không đẹp.
Vì vậy, anh Hiếu phải thường xuyên ở vườn, tính toán mật độ trồng phù hợp, phương pháp tỉa lá... để có được những bông hoa đạt chuẩn, được thị trường chấp nhận. Không phụ công chăm bón khó nhọc của anh, những cây hồng môn thi nhau đâm chồi nảy lộc.
Anh Hiếu cho biết: “Có sản phẩm rồi, việc tìm đầu ra cũng rất khó khăn vì hồng môn đỏ thì thịnh hành nhưng các loại màu còn lại lại quá mới mẻ trên thị trường. Tôi đã mang hồng môn đi khắp nơi, dựa vào màu sắc bắt mắt, ưu điểm lâu tàn để thuyết phục khách hàng. Dần dần, sản phẩm được thị trường tiếp nhận và ưa chuộng. Trung bình mỗi tuần tôi cắt được 3.500 bông, giá 9.000 đồng cao hơn so với hồng môn Đà Lạt vì chất lượng giống, mẫu mã hoa đẹp hơn. Hiện, sản phẩm của tôi đã có mặt ở Đà Nẵng, Nha Trang, Hà Nội, TP.HCM”.
Anh Hiếu quyết chí cho đất phải nở hoa dù cũng nhiều phen “lên bờ xuống ruộng”. Và, những gì anh có được ngày hôm nay đã minh chứng cho những nỗ lực làm giàu từ tri thức của một thanh niên trẻ, đầy nhiệt huyết. Hiện tại, số lượng chưa đủ nên hoa của anh chỉ cung cấp thị trường trong nước. Dự định trong tương lai, Hiếu sẽ mở rộng liên kết trồng hoa để xuất khẩu sang thị trường Nhật và một số nước châu Âu.
Theo Báo Lâm Đồng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề dệt lanh Lùng Tám – Nét văn hóa Mông trên Cao nguyên đá
09:01 | 19/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân “hồi sinh” các con giống bột cổ
11:09 | 18/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên công nhận 11 nghề truyền thống năm 2025
15:44 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người âm thầm dùng cây kim, sợi chỉ lưu giữ hồn cốt văn hóa Việt
15:42 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Văn hoá Bắc Bộ qua các làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội
15:41 | 13/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch nước Lương Cường gặp mặt nghệ nhân làng nghề tiêu biểu toàn quốc
13:19 | 12/06/2025 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác
11:21 Đào tạo nghề

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao
11:16 Khuyến nông

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp
10:59 Nông thôn mới