Trà Vinh: Xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho thanh long ruột đỏ
Trà Vinh hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi để trồng cây Thanh long
Trà Vinh có hệ thống sông rạch chằng chịt, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ và khí hậu mát mẻ, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp ngọt, lợ và mặn, đặc biệt là phát triển lúa gạo, các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ, mặn đã góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển khá toàn diện và đạt được thành tựu đáng kể trên nhiều lĩnh vực.
Tổng diện tích đất để phục vụ sản xuất là hơn 141.000ha, chiếm khoảng 5,41% diện tích của khu vực, cây ăn trái diện tích chiếm khoảng 05% và sản lượng chiếm 5,4% khu vực, đứng hàng thứ 09, đứng trước 04 tỉnh An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu và Cà Mau.
Trà Vinh tăng cường mở rộng diện tích trồng thanh long ruột đỏ |
Theo số liệu thống kê của Sở NN&PTNT, hiện nay thanh long của Trà Vinh được trồng chủ yếu tại hai huyện Càng Long và Châu Thành (trong đó chủ yếu là thanh long ruột đỏ). Đến nay, diện tích trồng thanh long của Châu Thành là khoảng trên 77 ha, tập trung nhiều nhất là ở xã Nguyệt Hóa trên 52 ha, diện tích trồng thanh long ruột đỏ của huyện Càng Long khoảng 350 ha, tập trung tại các xã Phương Thạnh, Bình Phú, Huyền Hội; do là loại cây dễ trồng, dễ phát triển, cây cho trái quanh năm, mỗi cây thanh long của Trà Vinh cho khoảng 15-20 trái/đợt, năng suất trung bình đạt khoảng 40-45 tấn/ha.
Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, cùng với việc áp dụng các kỹ thuật chăm sóc hiện đại, thanh long của Trà Vinh có một số đặc điểm nổi bật so với các địa phương khác, trái thanh long của Trà Vinh có mùi vị thơm và ngọt đậm, đặc trưng, vỏ mỏng, trái to, đều…
Thanh long ruột đỏ Trà Vinh vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở khâu tiêu thụ
Các yếu tố như thời tiết, dịch bệnh (đốm trắng, thối cành và thán thư), diện tích trồng nhỏ lẻ, quy trình canh tác còn mắc phải những khiếm khuyết, đầu ra chưa ổn định, liên kết sản xuất còn lỏng lẻo, cơ sở hạ tầng phục vụ chưa đồng bộ (nhất là điện phục vụ cho thanh long ra trái mùa nghịch) cũng đã ảnh hưởng khá nhiều đến chất lượng thu hoạch cây Thanh long. Ngoài ra, chi phí đầu tư cao (trên 20 triệu đồng/1.000m2), công chăm sóc lớn cũng là những khó khăn mà người dân trên địa bàn tỉnh phải đối mặt.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu thanh long lớn nhất của Việt Nam, chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu thanh long của Việt Nam.
Dịch bệnh Covid-19 được xem là có tác động mạnh đến cầu thị trường thanh long ở Trung Quốc, ngoài ra thanh long được nước này trồng và cung cấp cho thị trường là nguyên nhân cũng cần quan tâm. Thông tin từ Cục xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương, diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng rất nhanh và hiện đã đạt khoảng 35.500ha.
Trái thanh long của Trà Vinh từng đạt giải khuyến khích tại Hội thi Trái ngon - An toàn Nam Bộ năm 2013, được xuất khẩu sang thị trường Mỹ |
Điều này cũng đồng nghĩa với việc xuất khẩu thanh long của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc sẽ ảnh hưởng theo chiều hướng xấu do nước này tự sản xuất và cung ứng cho nhu cầu tiêu dùng thanh long của một bộ phận người dân, dẫn đến thị phần cho trái thanh long Việt Nam tại thị trường Trung Quốc sẽ giảm xuống. Đây sẽ là thách thức không nhỏ đối với trái thanh long của Việt Nam trong thời gian tới, nếu không có những giải pháp căn cơ thì ngành hàng thanh long sẽ hạn chế đà tăng trưởng.
Trong điều kiện diện tích trồng thanh long ở Trung Quốc tăng nhanh, sản lượng thanh long sản xuất từ các trang trại ở Trung Quốc cung ứng cho thị trường nội tiêu ngày càng tăng, sự cạnh tranh giữa thanh long sản xuất trong nước và nhập từ Việt Nam sẽ diễn ra. Hậu quả của sự canh tranh này là giá thanh long nhập khẩu sẽ giảm do sản lượng thanh long nhập từ nước ngoài vào nước này vẫn duy trì ở mức cao.
Bên cạnh đó kể từ ngày 01/4/2018, thanh long xuất khẩu chính ngạch đã bị phía Trung Quốc đưa vào danh sách trái cây của Việt Nam buộc phải áp dụng các tiêu chuẩn an toàn dịch bệnh và an toàn thực phẩm. Tuy nhiên quy trình đăng ký tiêu chuẩn này không phức tạp, cũng tương tự như quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP. Các thông tin bao gồm tên sản phẩm, nguồn gốc xuất xứ, tên hoặc mã số nhà xưởng đóng gói bằng tiếng Trung hoặc tiếng Anh. Doanh nghiệp có thể dán thêm nhãn để bổ sung các thông tin kể trên đồng thời có mã vạch, QR code (Quick response code - Mã phản hồi nhanh) hoặc tem chống hàng giả để có thể kiểm tra bất cứ lúc nào. Đây là khó khăn cho người trồng thanh long vì thanh long Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Trung Quốc chủ yếu bằng đường biên. Ngoài ra, thanh long Việt Nam đang vấp phải sự cạnh tranh ngày càng tăng từ Đài Loan, Thái Lan và Malaysia và hàng rào kỹ thuật. Các nước như: Trung Quốc, Philippines, Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng trồng thanh long khiến thanh long Việt Nam mất thế độc quyền trên các thị trường.
Về chứng nhận VietGAP cho các cơ sở sản xuất thanh long, đến nay, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long mới chỉ có 05 cơ sở được chứng nhận, gồm: tỉnh Tiền Giang: 3 cơ sở, tỉnh Long An: 1 cơ sở và tỉnh Đồng Tháp: 1 cơ sở. Riêng tỉnh Trà Vinh có 7 cơ sở được chứng nhận VietGAP về trồng trọt nhưng không có cơ sở VietGAP về thanh long. Tuy phát triển mạnh nhưng đa phần nhà vườn ở Trà Vinh chưa chú trọng đến việc sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP nên hiệu quả chưa cao. Đây là một trong những trở ngại lớn trong việc đẩy mạnh tiêu thụ thanh long của tỉnh, nhất là trong bối cảnh thanh long Việt Nam hiện phụ thuộc rất lớn vào thị trường Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra làm thế nào để đưa con đường xuất khẩu thanh long đến với nhiều nước trên thế giời hơn nữa? Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận (NHCN) cho sản phẩm thanh long của Trà Vinh là thật sự cần thiết; góp phần gìn giữ và phát triển các thương hiệu cộng đồng của địa phương. Đặc biệt, thông qua việc đăng ký bảo hộ NHCN, khi sản phẩm lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các tiêu chí về chất lượng sản phẩm, nguồn gốc, xuất xứ, quy trình kỹ thuật,… sẽ góp phần từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu của thị trường, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm, ổn định đời sống và nâng cao giá trị sản xuất sản phẩm mang NHCN.
Vì vậy, ngày 21/04/2022, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 750/QĐ-UBND phê duyệt phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ năm 2022. Trong đó, đề cập đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Thanh Long của tỉnh Trà Vinh năm 2022. Đến ngày 05 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 2335/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ Đăng ký bảo hộ, quản lý và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Thanh Long của tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ được thực hiện với sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh kết hợp với chính quyền địa phương, Công ty TNHH Nghiên cứu và Đầu tư S&D - Đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ.
Sau quá trình phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tại địa phương, Đơn vị chủ trì đã hoàn thiện được bộ hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm thanh long của tỉnh Trà Vinh. Đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Thanh long Trà Vinh" đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ ngày 28/7/2023 với số đơn là 4-2023-33169 và được Cục Sở hữu trí tuệ ra Quyết định chấp nhận đơn số 68313/QĐ-SHTT ngày 12/9/2023.
Để kế hoạch xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho Thanh long Trà Vinh đạt hiêu quả cao thì cần có sự liên kết giữa các ban ngành địa phương và người nông dân. Cần có kế hoạch tổ chức sản xuất theo hướng sản xuất hàng hoá quy mô lớn, an toàn thực phẩm, dễ truy xuất nguồn gốc, đảm bảo cung ứng quanh năm.
Mẫu logo NHCN “Thanh long Trà Vinh” nộp Cục Sở hữu trí tuệ ngày 28/7/2023 với số đơn 4-2023-33169 |
Song song với hoàn thiện khâu tổ chức sản xuất, cần tổ chức liên kết hộ gia đình, các nhóm nông dân dạng tổ hợp tác hoặc hợp tác xã tại các địa phương để có nguồn lực cơ sở hạ tầng và vốn phục vụ sản xuất bao gồm nhà kho bảo quản, đóng gói, công nghệ sơ chế,… Cần thành lập tổ liên kết sản xuất trực tiếp để ký hợp đồng với công ty xuất khẩu.
Triển khai mô hình sản xuất cây ăn trái trên diện rộng theo GAP (VietGAP hoặc GlobalGAP) cho đại bộ phận nhà vườn do sản phẩm hữu cơ đang ngày càng trở thành một xu hướng ưa thích trên thị trường. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn quản lý chất lượng sản phẩm cũng như cung cấp chính xác các thông số về "hàng rào kỹ thuật" để đáp ứng được yêu cầu của thị trường khó tính như Mỹ, EU,...
Đa dạng sản phẩm thanh long qua chế biến thay vì chỉ tiêu thụ trái tươi, chín như hiện nay góp phần giải tỏa áp lực tiêu thụ trái trong những lúc dư thừa và còn góp phần đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao giá trị kinh tế cho thanh long như bột thanh long, kem thanh long, tương thanh long, mỳ tôm thanh long, rượu,…
Tổ chức nghiên cứu thị trường, nhu cầu tiêu thụ thanh long trong từng thời điểm của thị trường thế giới để có thể tổ chức sản xuất rải vụ, tránh được cung vượt cầu, làm giá giảm. Xây dựng thương hiệu cho thanh long Trà Vinh, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các chương trình xúc tiến thương mại, hội chợ triển lãm chuyên ngành thực phẩm trong và ngoài nước ngoài nhằm quảng bá, giới thiệu sản phẩm thanh long.
Ngoài ra, nhà vườn trồng thanh long nên tham gia vào các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất để thay đổi tập quán sản xuất và dễ tìm thị trường tiêu thụ ổn định. Đặc biệt, sản xuất theo hướng thực hành nông nghiệp tốt (GAP) và hướng hữu cơ sinh học, để được sản phẩm sạch, an toàn, nâng cao hiệu quả sản xuất và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 | 26/12/2024 OCOP
Lạng Sơn: Phát triển du lịch gắn với quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP
20:30 | 26/12/2024 OCOP
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 | 25/12/2024 OCOP
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 | 25/12/2024 OCOP
Thanh Hóa: Giữ gìn, phát triển nghề truyền thống tạo việc làm cho lao động nông thôn
10:57 | 23/12/2024 OCOP
Người đưa nếp Cay Nọi phát triển thành sản phẩm OCOP bền vững
09:13 | 23/12/2024 OCOP
Tin khác
Sản phẩm OCOP gạo nếp Khoái Đen Hùng Xuyên ngày một vươn xa
10:21 | 18/12/2024 OCOP
Đà Nẵng: Có gì trong Phiên chợ Giáng sinh 2024 độc đáo sắp diễn ra tại Premier Village Danang Resort
09:21 | 17/12/2024 OCOP
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 Khởi nghiệp
Quảng Ngãi: Đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đạt 4, 5 sao
20:34 OCOP
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Nhà văn Hà Nội: Tổng kết công tác năm, trao giải thưởng văn học và kết nạp hội viên mới 2024
20:32 Tin tức
Quận Cầu Giấy (Hà Nội): Vươn mình trong kỷ nguyên mới
20:32 Tin tức