TP. HCM: Cần sự quan tâm nhiều hơn đối với người khuyết tật sống giữa tâm dịch
Dịch bệnh kéo về, người khuyết tật mang nhiều rào cản trong việc thực hiện các biện pháp vệ sinh cơ bản, chẳng hạn như rửa tay. Nhiều người đã không thể tiếp cận được bồn, chậu rửa tay, chứ chưa nói đến việc có thể rửa tay kỹ càng để phòng chống Virus. Có thể thấy, việc tự chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch của những người khiếm khuyết đã cũng là một vấn đề khiến chúng ta đáng lưu tâm.
Bên cạnh đó, khó khăn của người khuyết tật trong việc thực hiện giãn cách xã hội càng lớn khi nhu cầu hỗ trợ bổ sung các thực phẩm thiết yếu, hay ngay cả việc không thể đến các cơ sở từ thiện, không thể tự né tránh những người khác gần mình. Trở ngại chồng chất trở ngại, việc tiếp cận thông tin y tế từ cộng đồng, từ nhà nước cũng gặp phải nhiều rào cản.
Nhìn thực tế vào những người khuyết tật chúng ta thường gặp là những cô chú khiếm thị mưu sinh bằng nghề bán tạp hóa dạo, bán vé số,... Nay tất cả đã buộc phải ở nhà theo lệnh giãn cách xã hội khiến tình hình tài chính và những khoản cần lo như tiền ở trọ, tiền điện, tiền nước ...giờ đây là “khoản nợ” hết sức nặng nề mà họ phải gánh vác trên vai.
Tài chính đã khó khăn thì lương thực cũng là trở ngại không nhỏ, họ không thể ra chợ, không thể đến những nơi từ thiện và chủ yếu lót dạ bằng số lương thực ít ỏi được hàng xóm chung tay chia sẻ, cùng các nhà hảo tâm đã biết họ từ trước gửi tặng.
“Nay dịch đến, khổ lắm con ơi!” – Chú Xuân mở đầu lời phân trần rồi kể tiếp: “Tiền nhà, tiền điện và bao nhiêu thứ phải đóng nhưng có được đi làm đâu. Cũng mong Thành phố mình hết dịch để được đi bán vé số tiếp mới đủ sức vực dậy. Trước giờ cũng có một số nhà hảo tâm gọi điện, nhưng rồi cũng chẳng thấy đâu, khiến cô chú cứ chờ đợi mãi, rồi cũng dần quen...”.
Liên hệ với một người khuyết tật khác là cô Mai Đào Uyên Phương (SN 1972) tại số 96/1/1 đường số 7, phường 3, Quận Gò Vấp được biết cô từng bán vé số, hiện đang ở nhà trọ cùng 3 người con nhỏ. Trao đổi với cô Phương, theo lời kể, cô gặp rất nhiều khó khăn đời sống khi không thể tiếp tục công việc, hiện 4 mẹ con đang ở chen chúc nhau trong cùng một căn phòng trọ nhỏ và không có nguồn thu nhập nào. Ở cùng một khu vực với cô Phương cũng có nhiều người khuyết tật khác có hoàn cảnh khó khăn tương tự.
Từ những hoàn cảnh sống đó, người khuyết tật đang gặp rất nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh hiện tại. Họ là những người có thể bị ảnh hưởng “không tương xứng” và cần được xã hội bảo vệ, bao bọc trong tình yêu thương.
Được biết, gói hỗ trợ 26.000 tỉ đồng theo nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ đã được triển khai. Và thực hiện theo nghị quyết 09/NQ-HĐND của Thành phố Hồ Chí Minh, các cấp chính quyền địa phương tiến hành chi trả theo kế hoạch với số tiền 886 tỉ đồng chi cho 6 nhóm đối tương được hỗ trợ. Tuy nhiên, trong đó không xác định rõ có quan tâm đúng mức đối với đối tượng người khuyết tật này.
Trên phương diện xác định cuộc chiến chống dịch Covid-19 sẽ lâu dài và cực kì khó khăn, trong tinh thần “không ai bị bỏ lại phía sau”, thiết nghĩ ngoài sự quan tâm chung của chính sách, người dân trong xã hội chúng ta cần nêu cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái, “lá lành đùm đùm lá rách” tại thời điểm nà để cùng nhau vượt qua mùa dịch bệnh.
Bên cạnh đó, nên chăng cần có một chương trình hỗ trợ khẩn cấp đáp ứng những nhu cầu cấp thiết của người khuyết tật. Bao gồm chăm sóc y tế và dịch vụ, cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe qua điện thoại nếu phù hợp; bảo đảm sự hỗ trợ của Chính phủ bao trùm đến bộ phận người khuyết tật. Cũng như xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó và phục hồi hậu Covid-19 cho những người khiếm khuyết đang vô cùng khó khăn.
Bài, ảnh: Hải Sư
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 | 13/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hải phòng: Tổng duyệt chương trình cho lễ kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Hải Phòng - thành phố Anh hùng và lễ hội Hoa Phượng đỏ 2025
16:02 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định phát động Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động
15:18 | 12/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Dâng 180 mâm lễ hình bản đồ Việt Nam dâng lên Vua Hùng
10:43 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội: Nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
10:40 | 08/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiều hoạt động về "Bác Hồ với cộng đồng các dân tộc Việt Nam" tại Hà Nội
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Bình Định kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập
09:05 | 07/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Hà Nội đón 875.000 lượt khách trong kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5
12:03 | 05/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định hội tụ tinh hoa văn hóa và ẩm thực
21:01 | 04/05/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định chung sức xây dựng cộng đồng nhân ái
11:03 | 30/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tuy Phước hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:47 | 29/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Sôi động đêm đại nhạc hội Dạ Khúc Tháng Tư 2025: Viễn Nguyên
15:44 | 26/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát pháo cuối cùng trong ngày lịch sử 30.4
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bản hùng ca Ngày đại thắng mùa xuân
14:34 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Dũng sỹ trên đồi “thịt băm”
14:34 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người giữ hồn Tây Nguyên
14:33 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Cơm nắm lá cọ ở làng cổ Phù Ninh
14:32 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người Làng nghề
14:32 | 24/04/2025 Thơ làng nghề, thơ nghệ nhân

Bánh bột lọc - Biểu tượng ẩm thực của Cố đô
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Vân Canh thực hiện đồng bộ, hiệu quả chính sách xóa nhà tạm, nhà dột nát
14:31 | 24/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhà giáo dục vĩ đại
10:05 Văn hóa - Xã hội

Các loại gia vị tốt cho người mắc viêm phổi
09:57 Sức khỏe làm đẹp

Ứng Hòa "sáng, xanh" nhờ các phong trào thiết thực
09:56 Nông thôn mới

Thủ tướng chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản
09:54 Khuyến nông