Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
![]() |
Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy thơ ca Đất Việt tặng hoa chúc mừng nhà thơ Lê Sỹ Thái. |
Tập thơ của ông không chỉ là một tác phẩm văn học mà còn là dấu lặng đẹp đẽ, sâu sắc trong hành trình sống và cống hiến không ngừng nghỉ của một con người từ người lính chiến ra trận, đến nhà nghiên cứu khoa học quân sự - Đại tá, thương binh, PGS.TS. Lê Sỹ Thái.
Ông sinh năm 1949 tại Hưng Nghĩa, Hưng Nguyên (tỉnh Nghệ An) - một vùng quê giàu truyền thống yêu nước. Lê Sỹ Thái là hậu duệ đời thứ 19 của Thái bảo Hiến Quốc Công Lê Chích (Nguyễn Chích) - vị tướng lừng danh thời Lê Sơ. Ở ông là sự hội tụ giữa khí phách dòng tộc và sự chân thành của người con vùng quê xứ Nghệ.
Năm 1966, khi đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc, chàng trai tuổi mười bảy đã tình nguyện lên đường nhập ngũ, trở thành chiến sĩ pháo cao xạ. Từ đó, ông gắn bó trọn vẹn 46 năm trong quân ngũ, đi qua nhiều chiến trường ác liệt từ Việt Nam, Lào đến Campuchia, và sau này trở thành nhà nghiên cứu, giảng viên tại Học viện Quốc phòng, giữ chức vụ Phó Viện trưởng Viện Khoa học Nghệ thuật Quân sự.
Tấm huân chương không chỉ nằm trên ngực áo, mà còn lấp lánh trong từng câu thơ, từng trang viết sau này của ông. Với hơn 500 bài thơ đã sáng tác, thơ với ông không chỉ là cảm xúc mà là một phần đời sống, là nơi người lính già đặt tâm hồn mình để gửi gắm yêu thương, nghĩa tình và ký ức.
![]() |
Nhà thơ Nguyễn Thị Ngọc Mai, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy thơ ca Đất Việt tặng kỷ niệm chương cho nhà thơ Lê Sỹ Thái. |
Hiện nay, nhà thơ Lê Sỹ Thái là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Thơ Ca Đất Việt, thuộc Viện Nghiên cứu Bảo tồn và Phát huy Văn hóa Dân tộc, ông vẫn miệt mài và không ngừng cống hiến. Do hoạt động tích cực, nhiệt tình nên ông đã được Viện nghiên cứu bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc, Trung tâm nghiên cứu bảo tồn và phát huy Thơ Ca Đất Việt tặng nhiều bằng khen, bằng vinh danh, kỷ niệm chương, giấy khen, giấy chứng nhận có thành tích hoạt động thơ ca xuất sắc trong từng năm, từng giai đoạn.
Tập thơ “Lục bát tôi say” gồm 133 bài thơ, là kết tinh của nhiều năm sống, chiêm nghiệm và sáng tác. “Say” - không phải là men rượu, mà là say tiếng Việt, say lục bát, say lẽ sống giản dị và tình nghĩa đời thường. Bằng thể thơ truyền thống lục bát mềm mại, ngọt ngào và gần gũi như tiếng ru của mẹ, nhà thơ Lê Sỹ Thái đưa người đọc vào một thế giới đậm đà tình quê, nghĩa nước. Thơ ông giản dị mà không đơn sơ, chân thành mà không dễ dãi. Những vần thơ như “Khuyên cháu”, “Bà chăm cháu”, “Nhớ mẹ cha”, “Dạy con”, “Lắng đọng tình thơ”... trở thành lời thủ thỉ từ một người ông, người cha, người đồng đội. Đặc biệt, các chủ đề trong thơ phong phú mà vẫn nhất quán với tình yêu quê hương đất nước, lòng tri ân cha mẹ, giá trị gia đình, tình đồng đội, đạo lý làm người và cả những suy ngẫm trước sự đổi thay của thời đại.
![]() |
Nhà báo, Nhạc sĩ, Nhà thơ Đinh Văn Bình (đứng giữa) lên phát biểu tọa đàm và nhận hoa chúc mừng của nhà thơ Lê Sỹ Thái. |
Trong bài “Mừng Quốc khánh nhớ Bác Hồ” hay “Tự hào Quân đội Nhân dân”, ông tôn vinh công lao trời biển của Bác Hồ và Đảng, khẳng định tinh thần “Trung với Đảng, hiếu với dân” như một người lính từng sống và chiến đấu bằng chính lý tưởng ấy.
Còn trong những bài như “Cần biết thắng mình”, “Ngôi chùa trên Phây” hay “Nhớ bạn trên Phây”, thơ ông thể hiện rõ sự kết nối giữa truyền thống và hiện đại, vừa tiếp biến văn hóa, vừa hướng thiện trong đời sống số hóa.
![]() |
![]() |
Những người lính trong quân đội chúc mừng nhà thơ Lê Sỹ Thái. |
Tập thơ như một cuốn nhật ký cảm xúc, lưu giữ từng khoảnh khắc đáng nhớ: từ giấc mơ về làng quê trong “Ấm áp tình quê”, đến nỗi nghẹn ngào khi mất người thân trong “Thương nhớ chị yêu”, hay nỗi xốn xang gặp lại đồng đội xưa trong “Cuộc gặp thật vui”. Thơ Lê Sỹ Thái đi vào lòng người bằng chính sự mộc mạc, tinh tế và chân thành. Ông để thơ tự thấm vào đời sống, như những giọt nước mưa thấm dần vào đất mẹ. Ở tuổi 76, ông chọn sống giản dị bên gia đình tại tổ 15, phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội - nơi những câu thơ tiếp tục được viết ra mỗi ngày như cách ông gìn giữ lửa sống trong lòng. Không ồn ào, không hào nhoáng, ông là người lính lặng thầm “viết tiếp bản anh hùng ca” bằng những vần thơ.
“Lục bát tôi say” không chỉ là tập thơ của riêng ông, mà là món quà tri ân gửi tới quê hương, đồng đội, người thân và độc giả. Một tác phẩm đẹp, sâu lắng, nhân văn, làm sáng thêm chân dung của một con người đã cống hiến cả đời mình cho đất nước và giờ lại tiếp tục cống hiến bằng những dòng thơ thấm đẫm nghĩa tình.
![]() |
![]() |
Văn nghệ giao lưu, chào mừng. |
Tin liên quan
Tin khác

Bảo tồn văn hoá truyền thống qua tác phẩm truyện tranh về làng nghề
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn nghề truyền thống ở bản Sưng
08:50 | 22/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội Tràng An - Hành trình về miền di sản linh thiêng
09:22 | 21/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện Tây Sơn huy động nguồn lực xã hội hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát
10:11 | 18/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống hội làng Văn Giang - Nam Dương Di sản văn hóa phi vật thể Quốc Gia
13:32 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Vĩnh Thạnh quyết tâm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát
13:30 | 16/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Khúc giao mùa tháng tư
14:36 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Luật gia Nguyễn Tiến Lự - Tuổi cao gương sáng
11:43 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Huyện An Lão chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát
09:09 | 15/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Độc đáo Lễ hội truyền thống Tổng Nam Phù
18:37 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ hội truyền thống thôn Hội Phụ: Linh thiêng, hướng về cội nguồn!
18:29 | 12/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Công bố bảo vật Quốc gia đầu tiên của tỉnh Phú Yên
14:46 | 10/04/2025 Tin tức

Bình Định: Hoài Ân phát triển mô hình giảm nghèo bền vững
11:25 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Bánh khoái chợ Ngò - Món ngon vùng biển Nghệ An
11:23 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

“Mặn lắm” nước mắm!
11:19 | 10/04/2025 Văn hóa - Xã hội

Tình thơ người lính trong tâm hồn dũng sĩ diệt xe cơ giới Lê Sỹ Thái
09:17 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Quy Nhơn thiên đường du lịch biển
08:52 Du lịch làng nghề

Tuyên Quang: Phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng nông thôn mới
08:52 Nông thôn mới

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 Môi trường

Bình Định triển khai Đề án phát triển du lịch cộng đồng
08:50 Du lịch làng nghề