Tiến tới Đại hội lần thứ IV Hiệp hội Làng nghề Việt Nam: Làng nghề dệt thổ cẩm huyện Lạc Sơn, Hòa Bình- Chuyển mình trong thời kỳ hội nhập
Tỉnh Hòa Bình xác định trong các năm tiếp theo cần bảo tồn, xây dựng và phát triển được các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống có tiềm năng, lợi thế, tạo thành các sản phẩm có bản sắc, có giá trị văn hóa lâu đời của đồng bào dân tộc trong tỉnh, hiệu quả cao, góp phần tăng thu nhập cho người sản xuất, xây dựng được đội ngũ nghệ nhân và thợ kỹ thuật lành nghề. Theo đó, phải phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH cũng như các quy hoạch đã được Chính phủ và UBND tỉnh phê duyệt, gắn với quá trình CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn; phù hợp và đáp ứng yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước; tạo thêm nhiều việc làm, chuyển lao động thuần nông sang lao động đa ngành nghề, lao động chuyên ngành nghề. Phấn đấu đến năm 2020 giải quyết được trên 80 nghìn lao động làm việc tại các cơ sở ở vùng nông thôn. Khai thác tốt các tiềm năng và lợi thế địa phương, nâng cao thu nhập cho người lao động; kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để đầu tư phát triển. Hình thành các cụm tiểu thủ công nghiệp, trung tâm thương mại đầu mối ở nông thôn để tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng các làng nghề văn hóa du lịch, phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nòng cốt cho sự phát triển. Tăng cường các hoạt động xúc tiến thương mại và du lịch, bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển những giá trị di sản văn hóa truyền thống của địa phương.
Từ chủ chương trên, UBND huyện Lạc Sơn, Hòa Bình đã xác định Thổ cẩm của người Mường mang đậm màu sắc hoa văn của núi rừng và thiên nhiên cần được bảo tồn và phát triển mạnh mẽ. Đây chính là thời cơ để làng nghề chuyển mình trong thời kỳ hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay. Hiện nay, huyện đã có một làng nghề dệt thổ cẩm đã được công nhận tại xóm Lục, xã Yên Nghiệp, nghề dệt thổ cẩm không những phát triển tại cở sở mà còn mở rộng ra các xã lân cận, góp phần phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các làng nghề làm nòng cốt cho sự phát triển và bảo tồn các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống tại địa phương, góp phần bảo tồn, giữ gìn và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Với những nét hoa văn truyền thống, bằng nguyên liệu, vật liệu thiên nhiên, người dân địa phương đã dệt ra những sản phẩm làm trang phục, làm quà biếu và cho con cái khi xây dựng gia đình, điều đó rất có ý nghĩa truyền thống của dân tộc. Hoa văn trên thổ cẩm là những hình cách điệu từ hoa dẻ, hoa hồi, hạt gấc, quả trám… tuy không cầu kỳ nhưng gắn liền với tình yêu thiên nhiên và con người xứ Mường, thể hiện sự gắn bó, hài hòa với núi rừng, nhân sinh quan, thế giới quan về con người, vũ trụ của bà con dân tộc.
Qua nhiều năm sản xuất nhỏ lẻ, sản phẩm dệt thổ cẩm chưa mang lại giá trị cao về mặt kinh tế. Những năm gần đây thực hiện chương trình xây dựng làng nghề dệt thổ cẩm truyền thống, được sự giúp đỡ của các cấp, dệt thổ cẩm đã trở thành một nghề và hình thành các doanh nghiệp, nhiều nhóm sản xuất, hộ kinh doanh cá thể; các thợ dệt đã được đào tạo, cấp chứng chỉ có tay nghề thành thạo thường xuyên tham gia dệt thổ cẩm. Được thành lập từ năm 2010, Công ty TNHH MTV Lục Nghiệp Thành chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm thổ cẩm ra thị trường, bên cạnh việc tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho khoảng 200 lao động, ước tính thu nhập bình quân cho lao động chuyên dêt là 2.800.000 đồng/ người/tháng, công ty còn tổ chức các lớp đào tạo nghề cho các chị em trong và ngoài xã góp phần bảo tồn và phát triển sản xuất các sản phẩm dệt thổ cẩm quy mô hàng hóa ra toàn huyện.
Nghề dệt thổ cẩm tại huyện Lạc Sơn, Hòa Bình.
Có thể nói làng nghề dệt thổ cẩm Lạc Sơn phát triển mạnh mẽ trong những năm qua là do được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, sự hướng dẫn, giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hòa Bình. Đặc biệt, Huyện ủy và UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các cấp, ngành xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển tại địa phương về ngành nghề tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và sự đồng thuận của người dân làm nghề truyền thống. Tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ các cơ sở nghề tiếp cận và hưởng chính sách hỗ trợ của tỉnh.
Theo ông Bùi Văn Lích, Trưởng phòng UBND huyện Lạc Sơn, Hòa Bình để làng nghề dệt thổ cẩm phát triển bền vững trong thời gian tới rất cần UBND tỉnh có các cơ chế, chính sách hỗ trợ về nguồn vốn cho các cơ sở sản xuất để cải tạo, nâng cấp nhà xưởng mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị hiện đại vào sản xuất. Đồng thời, cần sự vào cuộc đồng bộ của nhiều Sở ban ngành như: Sở Khoa học và Công nghệ nghiên cứu, hỗ trợ triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất góp phần nâng cao năng xuất, chất lượng sản phẩm; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Trung tâm dạy nghề, các địa phương, các đơn vị liên quan tổ chức đào tạo, nâng cao tay nghề cho người lao động.
Việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa nghề dệt thủ công truyền thống tại huyện Lạc Sơn không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch tại địa phương đồng thời giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân. Để các sản phẩm dệt thổ cẩm truyền thống có thể vươn xa hơn nữa tới nhiều thị trường lớn trong nước và quốc tế, thời gian tới, các cấp chính quyền có những chính sách đầu tư, đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm để nghề dệt thổ cẩm ngày càng có chỗ đứng, tạo đà phát triển KT-XH cho địa phương.
Bài và ảnh: Lê Thanh - Nguyễn Sơn
Tin liên quan
Tin mới hơn
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Đan quyện tinh hoa và sáng tạo
09:41 | 12/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Bình Định: Làng nghề trồng mai tất bật chuẩn bị vụ Tết
14:47 | 11/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024
14:14 | 09/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết
13:55 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội
13:53 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân
13:52 | 06/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết
14:00 | 05/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop
10:41 | 04/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới
15:18 | 03/12/2024 Tin tức
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên
13:31 | 03/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới
Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 Khởi nghiệp
OCOP và sứ mệnh bảo tồn, phát huy lan tỏa bản sắc văn hóa xứ Thanh
09:09 OCOP
Giới thiệu sản phẩm lưu niệm độc đáo từ bộ tứ bảo vật của cố đô Huế
08:50 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: giữ gìn nghề truyền thống hướng đến du lịch cộng đồng
08:49 Tin tức