Thực trạng và những khó khăn về mẫu gốm của làng nghề gốm sứ Bát Tràng và nhu cầu đào tạo
Gốm Bát Tràng từ xưa đến nay đã lưu hành trên khắp mọi miền đất nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Sản phẩm gốm Bát Tràng như: Lọ độc bình, song bình, bát vẽ chuồn, bát vẽ các tích cổ... đã được các lái thương Bồ Ðào Nha, Nhật Bản, Hà Lan, Pháp... mua với số lượng lớn. Nhiều nghệ nhân Nhật Bản đã học theo phong cách tạo hình, nét vẽ phóng khoáng, màu men đa dạng, giản dị, mộc mạc mà sâu lắng của gốm Bát Tràng.
Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Sau này do thị hiếu ngày càng phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu, phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của các nghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
Một số sản phẩm Bát Tràng, huyện Gia Lâm, Hà Nội
Ðến Bát Tràng hôm nay, ít có ai ngờ có một thời nghề gốm sứ nơi đây đã có cơ mai một, cả làng chỉ còn vài lò gốm của HTX với sản phẩm đa dạng như bát, tích, chén, sành phẩm chất thấp. Ðể có sức sống đầy xuân sắc hôm nay, người Bát Tràng ngoài cái tinh, cái nhạy còn tiềm ẩn một tình yêu da diết với nghề gốm cổ truyền. Bằng lòng yêu nghề và sự miệt mài lao động, tìm tòi sáng tạo, các nghệ nhân đã tìm ra bí quyết men mờ, rạn của gốm cổ Việt để phục chế các nước men gốm sứ Bát Tràng xưa. Những thành quả lao động sáng tạo của lớp nghệ nhân cao tuổi cùng sức trẻ của Bát Tràng đã làm nên một thế giới đa dạng, sống động lấp lánh sắc màu từ nắm đất quê hương.
Hiện nay, Bát Tràng có khoảng 1.150 lò nung gốm, trong đó 2/3 là lò gas hiện đại, còn lại là lò truyền thống vẫn nung bằng than củi. Hằng ngày, lượng khói than thải vào không khí rất lớn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của người dân. Từ năm 2000, Xí nghiệp X54 của Quân khu Thủ đô đã nghiên cứu thành công và đưa vào sử dụng lò nung gốm bằng gas ở Bát Tràng, vừa giảm được 50 - 60% lượng khói bụi và khí CO2, vừa tiết kiệm được gần 30% chi phí so với lò đốt bằng than. Tuy nhiên, do chi phí xây dựng, lắp đặt lò gas khá cao (khoảng 100 - 150 triệu đồng/lò), nên nhiều gia đình chưa đầu tư xây lò. Vì vậy, bầu không khí ở Bát Tràng vẫn còn nhiều mối đe dọa nguy hiểm. Trong tình cảnh sản xuất, kinh doanh ế ẩm như hiện nay, việc chuyển từ lò than sang lò gas cũng bị chững lại. Thêm vào đó, không ít hộ còn băn khoăn vì tiền gas chiếm tỷ lệ rất cao trong giá thành sản phẩm. Có hộ đề nghị: “Nhà nước muốn chúng tôi chuyển sang lò gas để bảo vệ môi trường thì cần hỗ trợ giá gas. Doanh nghiệp bán gas được hỗ trợ thì họ mới cho nhà lò mua chịu. Hàng sản xuất ra chưa bán được nhưng phải trả tiền gas, tiền điện, tiền công thợ thì các hộ sản xuất gặp rất nhiều khó khăn”.
Càng đi sâu vào trong làng, ô nhiễm càng nặng. Khắp nơi bao phủ một lớp bụi đất nung, bụi gốm. Con đường vào làng bụi mù mịt, nhất là khi có ô tô chạy qua. Không chỉ thải bụi, trung bình mỗi lò nung gốm bằng than ở Bát Tràng thải ra khoảng 2,5 tấn chất thải rắn cho mỗi mẻ nung. Cùng với đó, phế phẩm, phế liệu đất nung, gốm, sứ vỡ, hỏng chất thành những đống bên đường, mỗi khi mưa xuống, đường lầy lội, bẩn thỉu. Mặc dù mức độ ô nhiễm là đáng báo động, song người dân chỉ thực hiện các biện pháp đơn giản như phun nước để giảm bụi, đội mũ kín, đeo khẩu trang… Nếu không sớm áp dụng những phương pháp sản xuất sạch, nhằm giảm ô nhiễm môi trường, sự phát triển bền vững tại Bát Tràng sẽ bị đe doạ ngày một cao. Về quy mô hộ gia đình vốn ít, mặt bằng sản xuất tại gia đình chật hẹp cũng là một trong những vấn đề rất khó khăn của làng nghề Bát Tràng hiện nay.
Làng nghề hiện nay cần Nhà nước hỗ trợ về khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho thợ thủ công của địa phương. Hiện đang đào tạo nghề theo truyền thống, không bài bản đa năng, thiếu kinh nghiệm, thiếu khoa học, thiếu kế cận, kế thừa và sáng tạo.
Thị trường thiếu marketing, phụ thuộc vào thị trường tự nhiên. Mẫu mã chưa đáp ứng được nhu cầu của thị hiếu, sản xuất phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ, không có kế hoạch dài hơi, thiếu tính bền vững. Tự do cạnh tranh, dễ xảy ra tình trạng thiếu lành mạnh. Chây ỳ, phá giá, hàng nhái, hàng kém chất lượng,…
Cơ chế, chính sách hỗ trợ cho làng nghề thiếu hiệu quả, chưa thiết thực như: Chủ trương hỗ trợ vay vốn ưu đãi lãi xuất thấp, thủ tục phức tạp, thời hạn vay trung và dài hạn. Có những doanh nghiệp, hộ gia đình khó tiếp cận, chi phí phụ (không có chứng từ) cao, lệ phí tiêu cực lớn, vốn không kịp thời.
Chính sách ưu đãi (đối với nghề thủ công, nghệ nhân) đã có nhưng chưa trở thành hiện thực. Đặc biệt là đối với nghệ nhân:
- Ưu đãi Nghệ nhân được tham gia hội chợ trong và ngoài nước, miễn - giảm lệ phí. Nhưng số người được hưởng còn ít.
- Xây dựng cụm sản xuất làng nghề: Số nợ được thuê mặt bằng sản xuất tại cụm trong tổng số hộ cần nhỏ. Lệ phí vào cụm cao. Các hộ phải qua đấu giá (thường xuyên cạnh tranh, mạnh được yếu thua). Tiền thuế đất ngày càng cao, khi lấy cụm năm 2004 - 2006 thì phí 5.000/m2/năm. Năm 2014 là 52.000/m2/năm. Nhiều ý kiến đề nghị hộ sản xuất nên tạm thu 26.000/1m2/năm.
- Để xây dựng được nhà xưởng trong cụm, thủ tục phiền hà, cán bộ chính quyền các cấp sách nhiễu, tiêu cực phí lớn. Ai cũng rõ nhưng không ai dám nói.
- Thuế là công cụ để Nhà nước quản lý. Đồng thời cũng là nguồn thu của quốc gia. Nhưng muốn để sản xuất phát triển đặc biệt là làng nghề. Cơ quan thuế nên xem xét việc giảm thuế, giảm thủ tục.
- Đề nghị nên điều chỉnh giá điện cho sản xuất thủ công chỉ bằng 80% sản xuất công nghiệp nếu cùng ngành nghề.
Nên nâng cao vai trò của các tổ chức nghề nghiệp: Hiệp hội Làng nghề Việt Nam. Hiệp hội sản xuất gốm sứ trực thuộc thành phố, CLB Nghệ nhân Thợ giỏi…
- Các tổ chức trên phải trở thành nơi định hướng phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ. Áp dụng phổ biến kỹ thuật mới. Đào tạo cơ bản theo xu thế tiến bộ kết tinh thị trường, xúc tiến thương mại.
- Các tổ chức trên phải được các cơ quan quản lý Nhà nước tạo điều kiện: Có cơ sở pháp lý để hoạt động, được hỗ trợ kinh phí từ Ngân sách (dù không nhiều), có trụ sở cơ quan và các điều kiện hoạt động tối thiếu, được biên chế tổ chức từ trung ương đến cơ sở, đặc biệt đối với những địa phương có nghề
- Đối với các tổ chức: Phải tự xây dựng tổ chức trở thành trung tâm, là hạt nhân bảo vệ quyền lợi các làng nghề, là trung tâm duy trì bền vững sự đoàn kết, giải quyết tranh chấp giữa các làng có cùng nghề.
- Là nơi đi đầu trong đào tạo, truyền nghề, sáng tác mẫu mã, những loại hàng hóa mới phổ biến khoa học kỹ thuật.
- Hiệu quả của chế độ, chính sách đối với làng nghề mới hạn chế ở chủ trương. Việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách cụ thể để làng nghề phát triển còn hạn chế. Chủ yếu các làng nghề tự thân vận động để tồn tại và phát triển.
Nghệ nhân Hà Văn Lâm
Phó Trưởng ban đại diện Làng nghề gốm cổ truyền Bát Tràng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Theo dấu tằm tơ
09:37 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lan tỏa hương vị bánh gai xứ Dừa
11:04 | 08/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng Nghề Truyền Thống Hồi Sinh Nhờ Thương Mại Điện Tử
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: Bảo tồn và phát triển Làng nghề dệt thổ cẩm xã Vĩnh Hiệp
09:04 | 07/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 | 06/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 Làng nghề, nghệ nhân

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 Làng nghề, nghệ nhân

Huyện nông thôn mới nâng cao Chợ Gạo ngày càng khởi sắc
15:39 Nông thôn mới

Huyện Thái Thuỵ (Thái Bình): Hỗ trợ nâng tầm sản phẩm OCOP
15:38 OCOP

Núi Vũng Chua “viên ngọc xanh” giữa lòng thành phố Quy Nhơn
09:38 Du lịch làng nghề