Hà Nội: 30°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Thúc đẩy sự tham gia Chương trình OCOP của đoàn viên, thanh niên Thủ đô

LNV - Chiều 14/11, tại UBND huyện Thanh Oai, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với Thành đoàn Hà Nội, Báo tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Thanh Oai tổ chức Hội thảo “Thanh niên khởi nghiệp với Chương trình OCOP năm 2020”.
Tham dự Hội thảo có các đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội; Nguyễn Đức Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ Thành đoàn Hà Nội; Nguyễn Thị Bích Thuỷ, UVBTV HU, Chủ tich UBMTTQ huyện Thanh Oai; Nguyễn Khánh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai; Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội; Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cùng các đồng chí đoàn viên, thanh niên thuộc các quận, huyện trên địa bàn thành phố.


Đồng chí Nguyễn Khánh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai phát biểu khai mạc Hội thảo


Phát biểu khai mạc Hội thảo, đồng chí Nguyễn Khánh Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai cho biết: Những năm gần đây, phong trào phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP trong đội ngũ đoàn viên, thanh niên của Thủ đô Hà Nội ngày càng phát triển. Số lượng đoàn viên, thanh niên tìm hiểu, bắt tay vào phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với sản phẩm OCOP ngày càng nhiều. Từ đó đã hình thành lên một cộng đồng thanh niên Thủ đô phát triển kinh tế gắn với sản phẩm OCOP lớn mạnh.


Các đoàn viên thanh niên tham dự Hội thảo


Tại huyện Thanh Oai hiện có 51 nghề truyền thống, trong đó có khoảng 20 nghề được công nhận. Thanh Oai có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế xã hội, thu nhập bình quân đầu người của Thanh Oai hiện nay là 55 triệu/người/năm. Tuy nhiên, Thanh Oai chưa có nhiều lợi thế để xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP. Do đó, trong thời gian tới, Thanh Oai sẽ phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương mình để phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP vừa phát triển thương hiệu vừa nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.


“Thông qua buổi Hội thảo, chúng tôi mong muốn được chia sẻ, định hướng và hỗ trợ để các sản phẩm của địa phương được công nhận là sản phẩm OCOP và hướng tới đạt sản phẩm OCOP ở cấp 3-4 đến 5 sao trong thời gian sớm nhất”, Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Oai Nguyễn Khánh Bình nhấn mạnh.

Tại Hội thảo, các đồng chí báo cáo viên đã chia sẻ cho các đoàn viên, thanh niên hiểu thông tin cơ bản về chương trình OCOP; Sản phẩm OCOP; Câu chuyện sản phẩm; Lợi ích của chủ thể khi tham gia OCOP; Xây dựng thương hiệu, nhãn mác; Vai trò của đoàn thanh niên trong OCOP...


Thông tin về Chương trình OCOP tới các bạn đoàn viên, thanh niên tham dự Hội thảo, Thạc sỹ Trịnh Hải Vân, giảng viên trường Đại học Lâm nghiệp, chuyên gia đào tạo và tư vấn chương trình OCOP cho biết:Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Đồng thời cũng là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Trả lời câu hỏi của các bạn đoàn viên, thanh niên về cơ chế hỗ trợ đoàn viên thanh niên và doanh nghiệp trẻ trong việc tiếp cận vốn vay ưu đãi để khởi nghiệp với chương trình OCOP, đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội cho hay: Sau khi có phong trào hỗ trợ thanh niên nông thôn lập thân, lập nghiệp, các cấp bộ Đoàn - Hội của thành phố đã có nhiều chương trình hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp như vay vốn tín dụng, mở lớp đào tạo kĩ năng, phổ biến kiến thức... nên đông đảo đoàn viên, thanh niên nông thôn đã nắm bắt cơ hội, phát huy tiềm năng, lợi thế của địa phương để khởi nghiệp với nông nghiệp.

“Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của các nguồn vốn chính sách thì các bạn đoàn viên thanh niên cần có cách nhìn tiếp cận như mình là chủ số tiền đó, cần cho vay để là gì, như vậy mới có thể sử dụng hiệu quả nguồn vốn vay. Ngoài ra, đối với hồ sơ vay vốn, cần thể hiện rõ sản phẩm, các thế mạnh của sản phẩm, hướng phát triển của sản phẩm... như vậy mới có thể tiếp cận được nguồn vốn vay”, đồng chí Trần Quang Hưng chia sẻ.


Đồng chí Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội trả lời các câu hỏi của các đoàn viên thanh niên tại Hội thảo


Thông tin về việc hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các hộ nông dân chuẩn hóa sản phẩm để đạt tiêu chí Chương trình OCOP, đồng chí Ngọ Văn Ngôn, Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội cho biết: Chương trình OCOP là sân chơi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hợp tác xã, các trang trại, chủ thể có sản phẩm nhằm giúp các địa phương khai thác thế mạnh đặc sản nông nghiệp, làng nghề... mang lại giá trị thu nhập cao hơn cho nông dân.


Do đó, khi có ý tưởng khởi nghiệp từ những sản phẩm thế mạnh của địa phương, các bạn đoàn viên, thanh niên có thể đăng kí với huyện hoặc đăng kí trực tiếp với Văn phòng Điều phối Nông thôn mới thành phố Hà Nội để được hướng dẫn quy trình thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã cũng như tất cả các vấn đề liên quan đến chương trình OCOP từ đào tạo, tập huấn, kĩ thuật, giống, vốn.

“Đặc biệt, nếu các bạn đoàn viên, thanh niên có đủ điều kiện để thành lập tổ hợp tác mà có đủ hồ sơ sẽ được hỗ trợ đến 20 triệu đồng. Sau khi các chủ thể có sản phẩm đạt 3 sao trở lên, chúng tôi đã hỗ trợ truyền thông để giới thiệu, quảng bá sản phẩm để đông đảo người tiêu dùng biết đến thương hiệu sản phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp muốn liên kết, tiêu thụ sản phẩm, Văn phòng Điều phối sẽ có đơn vị về tư vấn, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh, kế hoạch bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ máy móc không quá 10 tỷ, viết dự án liên kết không quá 300 triệu và đào tạo tập huấn miễn phí...”, đồng chí Ngọ Văn Ngôn nhấn mạnh.


Đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội phát biểu kết luận Hội thảo


Tại hội thảo, đông đảo các bạn đoàn viên, thanh niên đã tham gia đặt câu hỏi tới các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến chương trình khởi nghiệp cùng OCOP, đồng thời cũng được nghe các chuyên gia chia sẻ về quy trình để sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP; các mô hình sản phẩm của thanh niên Huyện Thanh Oai...

Phát biểu kết luận Hội thảo, đồng chí Trần Quang Hưng, Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội nhấn mạnh: Việc tham gia phát triển mô hình sản xuất, kinh doanh gắn với Chương trình OCOP của đoàn viên, thanh niên trên địa bàn Thủ đô không chỉ góp phần nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, thanh niên về vai trò và tầm quan trọng của sản xuất nông nghiệp trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mà còn giúp các bạn đoàn viên, thanh niên hiểu đầy đủ và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và Chương trình OCOP.

Cùng với đó là tạo cơ hội cho thanh niên Hà Nội phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở các địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân và kinh tế tập thể thực hiện nhằm hiện thực hóa Chương trình OCOP theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

“Trong thời gian tới, tôi mong muốn các bạn đoàn viên thanh niên cố gắng tận dụng lợi thế riêng có của địa phương Thanh Oai về nguồn nhân lực, làng nghề để đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương. Chương trình OCOP là hướng đi đúng đắn để thúc đẩy phát triển kinh tế, hỗ trợ quảng bá sản phẩm, tìm kiếm thị trường góp phần đưa sản phẩm nhanh chóng tiếp cận với người tiêu dùng”, Phó Bí thư Thành đoàn nhấn mạnh.

Đồng hành cùng với các bạn đoàn viên, thanh niên phát triển kinh tế, thời gian tới, Thành đoàn Hà Nộ sẽ cố gắng có những chương trình hỗ trợ sâu sắc hơn nữa để giúp các bạn đoàn viên thanh niên khởi nghiệp, phát triển kinh tế. Ngay trong tuần tới, vào ngày 25/11, Thành đoàn Hà Nội sẽ tổ chức chương trình Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Thủ đô, sẽ mời hơn 100 quỹ đầu tư quốc tế về Hà Nội để tập trung đầu tư Start Up mạo hiểm, trong đó có 23 tập đoàn lớn của Việt Nam tham dự. Hi vọng đây sẽ là cơ hội để các bạn đoàn viên thanh niên có thể tìm hiểu, tiếp cận và bắt tay khởi nghiệp với sản phẩm OCOP.

Bài và ảnh: Thanh Hậu

Khơi dậy tinh thần xung kích của đoàn viên, thanh niên tham gia phát triển kinh tế

Chia sẻ về ý nghĩa của Chương trình “Thanh niên khởi nghiệp với Chương trình OCOP” đồng chí Nguyễn Mạnh Hưng, Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô cho biết: “Hội thảo Thanh niên khởi nghiệp với Chương trình OCop Thành phố Hà Nội” nhằm khơi dậy, cổ vũ đoàn viên, thanh niên phát huy vai trò xung kích, tình nguyện tham gia phát triển kinh tế - xã hội, tham gia tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Thông qua chương trình này sẽ giúp các bạn đoàn viên, thanh niên có động lực thực hiện khởi nghiệp từ OCOP; đồng thời thúc đẩy phong trào khởi nghiệp cho đoàn viên, thanh niên, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, thanh niên các địa phương tích cực tham gia Chương trình OCOP trong thời gian tới.

Đặc biệt, chương trình sẽ tập trung vào ươm mầm doanh nhân tương lai; tạo cơ hội cho thanh niên, sinh viên được tập huấn kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp; hun đúc ý chí và tinh thần khởi nghiệp qua các hoạt động giao lưu với các doanh nhân thành đạt”.

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.

Tin khác

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

LNV - Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, huyện Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia (Đại Từ) có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao của huyện.
Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

LNV - Đối với mỗi người dân ở vùng núi Bắc Kạn các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao khát vọng. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những khát khao chinh phục. Câu chuyện hành trình đến với sản phẩm OCOP 5 sao của Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn là một trong những minh chứng về sự phấn đấu, không ngừng học hỏi.
“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

LNV - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm OCOP chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

Tuổi trẻ Lâm Đồng học và làm theo Bác

LNV - Những năm qua, tuổi trẻ Lâm Đồng không ngừng phấn đấu học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh bằng nhiều việc làm cụ thể, thiết thực, gắn với tình hình thực tế tại địa phương, đơn vị mình. Từ đó xuất hiện nhiều công trình, phần
Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

Nông nghiệp tạo không gian sống chất lượng cao

LNV - Trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa nhanh, diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp, Thủ đô Hà Nội không đặt mục tiêu phát triển nông nghiệp theo số lượng, mà hướng đến những giá trị bền vững, đặc trưng, hài hòa với quy hoạch đô thị và mục tiêu bảo
Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên

LNV - Với định hướng và mong muốn phát triển dài hạn tại Việt Nam, thương hiệu trà sữa CHAGEE xem việc đồng hành giúp bà con nông dân xây dựng mô hình vùng nguyên liệu thí điểm là hành động cần thiết để góp phần thúc đẩy nông nghiệp bền vững, minh bạch và
Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

Xã Hồng Sơn: Những thông tin chi tiết sau sắp xếp

LNV - Xã Hồng Sơn được hình thành trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: An Mỹ, Hồng Sơn, Hợp Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá (huyện Mỹ Đức).
Giao diện di động