Hà Nội: 12°C Hà Nội
Đà Nẵng: 19°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 22°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 18°C Thừa Thiên Huế

Thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ cần có sự “Kết hợp truyền thống với hiện đại”

LNV - Mặc dù sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân. Nhưng các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn chậm cải tiến, đổi mới, đột phá về mẫu mã để theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường...

Hiện các sản phẩm thủ công mỹ nghệ ở các làng nghề truyền thống Việt Nam đã nổi danh ở khắp năm châu, nhưng do vấn đề thiết kế mẫu mã còn “tụt hậu” so với thị hiếu tiêu dùng nên các sản phẩm thủ công mỹ nghệ đang đứng trước nguy cơ giảm hấp dẫn với người tiêu dùng trong và ngoài nước. Các nghệ nhân, chủ cơ sở sản xuất làng nghề, nhà quản lý cho rằng cần có sự hỗ trợ, đổi mới kịp thời để giữ “vị thế” của các sản phẩm làng nghề, và theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu” tại Vĩnh Phúc.
Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phát biểu tại Hội thảo “Nâng cao năng lực thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ tăng sức cạnh tranh thị trường trong nước và xuất khẩu” tại Vĩnh Phúc.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn chậm cải tiến, thiếu nhân lực thiết kế mẫu mã

Hiện trên cả nước có hơn 5.400 làng nghề và làng có nghề, thu hút hơn 13 triệu lao động, mang lại giá trị xuất khẩu hơn 1,7 tỷ USD/năm. Riêng Hà Nội hiện có 1.350 làng nghề và làng có nghề, tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động, trong đó có 318 làng được công nhận là làng nghề và làng nghề truyền thống. Tổng doanh thu hàng năm từ các làng nghề trên địa bàn Hà Nội ước đạt bình quân trên 20.000 tỷ đồng. Kinh tế làng nghề có sự tăng trưởng cả về doanh thu, giá trị sản xuất và giá trị xuất khẩu qua các năm.

Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cho rằng: Những con số trên cho thấy sản phẩm thủ công mỹ nghệ làng nghề đã mang lại nhiều lợi nhuận, góp phần không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng đất nước, an sinh xã hội và nâng cao đời sống cho nhân dân. Song, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ còn có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn nữa nếu được quan tâm đến kiểu dáng và mẫu mã. Nhiều năm trước, hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam được thị trường nước ngoài ưa chuộng bởi có mẫu mã mới lạ, giá thành hợp lý.

“Sức hấp dẫn của sản phẩm thủ công mỹ nghệ bị giảm đi đáng kể khi không có sự thay đổi mẫu mã. Nhìn chung hình thức, mẫu mã của các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng nghề còn chậm cải tiến, đổi mới, đột phá để theo kịp với sự phát triển đa dạng của kinh tế thị trường”.- ông Dần nhấn mạnh.

Bà Trần Thị Minh Thư, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Phát triển làng nghề da - giày Việt Nam khẳng định rằng thiết kế và phát triển mẫu mới là một khâu quan trọng trong chuỗi giá trị hoàn chỉnh của ngành da - giày, của sản phẩm giày dép trong việc tạo ra giá trị lợi nhuận, tạo thế chủ động trong sản xuất kinh doanh - xuất nhập khẩu và phát triển bền vững của các làng nghề da - giày.

Thủ công mỹ nghệ là hàng xuất khẩu có thế mạnh và tiềm năng lớn của nước ta
Thủ công mỹ nghệ là hàng xuất khẩu có thế mạnh và tiềm năng lớn của nước ta

Với xu thế và sự phát triển, các ngành học và đào tạo về mỹ thuật công nghiệp và thiết kế thời trang đang tạo ra một thế hệ các nhà thiết kế rất trẻ và tài năng. Tuy nhiên, theo bà Trần Thị Minh Thư, đội ngũ thiết kế gần như đang là một “vùng trắng” của ngành da - giày Việt Nam. Người lao động, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đang gần như không có khả năng xoay sở để cải thiện tình hình này.

Chính vì thiếu nguồn nhân lực thiết thế mẫu nên các hoạt động thiết kế mẫu mới hiện vẫn chủ yếu dựa vào mẫu mã thị trường, thiếu tính sáng tạo, chủ động. Vì thế, mẫu mã đưa ra thị trường của các làng nghề da - giày hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng nâng cao, đòi hỏi khắt khe của thị trường từ khâu thẩm mỹ, độ tinh xảo đến các yếu tố về nền kinh tế xanh như hiện nay.

Thiết kế mẫu mã phải tiếp tục phát huy văn hóa truyền thống

Theo bà Trần Thị Minh Thư, để khâu thiết kế mẫu mã sản phẩm thực sự trở nên mang tính chuyên nghiệp, đóng góp giá trị hữu hiệu cho các nhà sản xuất, kinh doanh thì cần thiết phải xây dựng những trụ cột công nghệ trong khâu thiết kế để xây dựng và đẩy mạnh hoạt động thiết kế mẫu mới tại các làng nghề da - giày Việt Nam.

Phân tích về nhu cầu thị hiếu, thị trường luôn thay đổi, bà Nguyễn Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Công nghệ phát triển làng nghề cho rằng, đang có sự thay đổi về kiểu nhà ở hiện đại, lối sống theo xu hướng tiện nghi nhưng đơn giản. Vì vậy, giải pháp về công nghệ trong thiết kế mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ là một tất yếu. Các ứng dụng thông minh giúp cho việc thiết kế sáng tạo, hiệu quả hơn, đáp ứng chiến lược đổi mới của doanh nghiệp. Đồng thời, việc sử dụng chất liệu thân thiện môi trường dựa trên ý tưởng xanh là tốt cho sức khỏe con người và môi trường, tiết kiệm tài nguyên, có thể tự chế hoặc tự phân hủy.

Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia, vùng lãnh thổ.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Để giải quyết vấn đề về thiết kế, GS.TS khoa học Lê Tiến Sang - Viện Nghiên cứu Hướng nghiệp Hội nhập quốc tế nhấn mạnh cần tăng cường lớp đào tạo tập huấn thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ cho các cơ sở sản xuất ở nông thôn để nâng cao chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Đồng thời, đề xuất xây dựng chương trình đào tạo toàn diện, tổ chức khóa đào tạo thường xuyên, xây dựng đội ngũ giảng viên chất lượng, tạo liên kết và cung cấp hỗ trợ về công nghệ và thiết bị sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực chất lượng.

Theo chuyên gia cao cấp Vũ Quốc Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thuộc Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, cho rằng mẫu mã phải tiếp tục phát huy văn hóa truyền thống, đồng thời tiếp thu văn hóa thế giới trong từng loại sản phẩm, từng sản phẩm, đó là “kết hợp truyền thống với hiện đại”, hoặc cũng gọi là “hiện đại hóa truyền thống”.

Ông Vũ Quốc Tuấn đề nghị, cần tổ chức nghiên cứu sâu sắc hơn nữa những vấn đề về lý luận và phương pháp luận cũng như về vai trò, vị trí của mẫu mã sản phẩm thủ công mỹ nghệ trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay. Công tác tạo mẫu, tạo dáng là một loại hoạt động gắn bó chặt chẽ kinh tế với kỹ thuật, kỹ thuật với mỹ thuật; cũng tức là kết hợp chặt chẽ giữa các yếu tố kinh tế - kỹ thuật; văn hóa - thẩm mỹ với yếu tố khoa học - công nghệ..

"Trước yêu cầu của tình hình mới, nên có sự hợp tác chặt chẽ giữa những người làm công tác tạo mẫu, tạo dáng cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tức là các hội, hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ”, ông Tuấn nêu giải pháp.

TS Nguyễn Thị Tòng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng mỹ thuật sản phẩm Làng nghề Việt Nam đề xuất cần xây dựng bộ tiêu chí về hàng thủ công mỹ nghệ, làm thế nào hàng hóa vừa đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, có giá trị thẩm mỹ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng, có giá trị sử dụng, hàng hóa phải tiện dụng, phải tốt, giá thành hợp lý...

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam, chứa đựng những nét tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc của cha ông, được gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Vì vậy, dù ở bất cứ xu hướng thiết kế nào, tinh hoa văn hóa Việt là yếu tố quan trọng trong khai thác chất liệu để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng, thiết kế mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phù hợp với nhu

cầu thị trường công mỹ nghệ với các tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tức là các hội, hiệp hội doanh nghiệp liên quan đến việc sản xuất và tiêu thụ hàng thủ công mỹ nghệ”, ông Tuấn nêu giải pháp.

TS Nguyễn Thị Tòng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu ứng dụng mỹ thuật sản phẩm Làng nghề Việt Nam đề xuất cần xây dựng bộ tiêu chí về hàng thủ công mỹ nghệ, làm thế nào hàng hóa vừa đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ, có giá trị thẩm mỹ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng, có giá trị sử dụng, hàng hóa phải tiện dụng, phải tốt, giá thành hợp lý...

Sản phẩm thủ công mỹ nghệ không chỉ là hàng hoá đơn thuần mà trở thành sản phẩm văn hoá có tính nghệ thuật cao và được coi là biểu tượng của nghề truyền thống của dân tộc Việt Nam, chứa đựng những nét tinh hoa văn hóa đậm đà bản sắc của cha ông, được gìn giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ đến ngày nay. Vì vậy, dù ở bất cứ xu hướng thiết kế nào, tinh hoa văn hóa Việt là yếu tố quan trọng trong khai thác chất liệu để tạo nên những mẫu mã, kiểu dáng, thiết kế mới cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ, phù hợp với nhu cầu thị trường.

Hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu Việt Nam chủ yếu bao gồm 5 nhóm: Túi xách, ví, vali, mũ, ô, dù; đồ chơi, dụng cụ thể thao và bộ phận; hàng gốm sứ; sản phẩm mây, tre, cói, thảm; gỗ mỹ nghệ. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam đã có chỗ đứng trên thị trường thế giới, được xuất khẩu trên 163 quốc gia, vùng lãnh thổ. Mặc dù đã và đang có những đóng góp tích cực vào kim ngạch xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, cũng như nhiều lợi ích kinh tế xã hội khác, song các làng nghề thủ công mỹ nghệ hiện nay vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc phát triển và mở rộng thị trường cũng như nâng cao giá trị thương hiệu.
Đài Thanh

Tin liên quan

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

Quảng bá, trình diễn nghề thủ công tại Văn miếu - Quốc Tử Giám

LNV - Nhằm giới thiệu những nghệ nhân là tinh hoa của các địa phương cùng những sáng tạo độc đáo, nhân dịp đầu năm mới 2025, từ ngày 02- 5/01, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nhiều nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.
Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

Gốm đỏ Mang Thít - Hồn gốm miền sông nước

LNV - Làng nghề gạch, gốm truyền thống Mang Thít là một di sản văn hóa độc đáo, nằm tại huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long, miền Tây Nam Bộ Việt Nam. Đây được coi là một trong những vùng sản xuất gạch và gốm lớn nhất Đồng bằng sông Cửu Long, nổi tiếng với những sản phẩm có chất lượng cao, mang đậm nét truyền thống.
Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

Khô Cá Cơm Sông Đốc: Hương Vị Đậm Đà Từ Biển Cả

LNV - Nghề làm khô cá cơm tại Sông Đốc, dù có lịch sử lâu đời nhưng chỉ thực sự phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Nhiều cơ sở sản xuất quy mô lớn với hàng trăm lao động và hệ thống cơ sở vật chất hiện đại đã được đầu tư. Mỗi năm, hàng ngàn tấn sản phẩm được cung ứng ra thị trường, mang lại doanh thu hàng trăm tỷ đồng, góp phần quan trọng vào nguồn ngân sách địa phương và tạo việc làm cho lao động nhàn rỗi.

Tin mới hơn

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín

LNV - Tại thôn Tân Tiến 1, xã Tân Tiến, huyện Hoàng Su Phì, nghề trồng nấm rơm trong nhà đang dần khẳng định vai trò quan trọng trong việc cải thiện đời sống kinh tế của người dân địa phương. Điển hình là gia đình anh Vương Văn Đơi, người đã mạnh dạn đầu tư và phát triển mô hình trồng nấm rơm trong môi trường kiểm soát, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ

Mô hình sản xuất hoa lily ứng dụng công nghệ cao ở Lệ Chi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha/vụ

LNV - Chiều 25-12, Trung tâm Phát triển nông nghiệp Hà Nội (Sở NN&PTNT) phối hợp với Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm và UBND xã, Hội Nông dân xã Lệ Chi (huyện Gia Lâm) tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện mô hình sản xuất hoa Lily theo hướng ứng dụng công nghệ cao.
Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước

Hạt điều hữu cơ Đồng Thuận: Bước đột phá vươn ra thị trường trong và ngoài nước

LNV - Sản phẩm hạt điều rang muối của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ Nông nghiệp Đồng Thuận huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã được xếp hạng OCOP 3 sao cấp tỉnh năm 2022, tạo bước đột phá để vươn ra thị trường trong và ngoài nước.
Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao

Táo tươi Trường Thọ của Ninh Thuận - Sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Ninh Thuận là vùng đất nổi tiếng với khí hậu khô hạn và nắng gió, chính từ khí hậu khắc nghiệt ấy đã tạo nên hương vị thơm ngon cho giống táo xanh được trồng ở đây, với những quả táo căng mọng, có màu xanh bóng loáng cực kỳ bắt mắt. Sản phẩm được kết tinh từ nắng, gió nên từ lâu những trái táo ở vùng đất này đã trở thành một món quà đầy ý nghĩa cho du khách khi đến với Ninh Thuận.
Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen

Cây đỗ tương thuần Việt thành sản phẩm sạch chống biến đổi gen

OVN - Từ nguồn nông sản đỗ tương được trồng ở trong nước, đảm bảo an toàn, không biến đổi gen, bà Đỗ Thị Ngọc Trâm (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã phát triển thành công sản phẩm đậu phụ, sữa đậu nành, tào phớ đạt chất lượng OCOP 4 sao.
Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

Làm giàu nhờ ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm

LNV - Trước đây, nông dân xã Phước Vĩnh Tây, huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An chủ yếu trồng lúa nhưng năng suất bấp bênh. Sau đó, một số người thấy nuôi tôm có lời nên đã chuyển từ trồng lúa sang đào ao nuôi tôm và thành công, trong đó có ông Nguyễn Văn Sành.

Tin khác

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

Hoài Đức (Hà Nội): La Phù nâng cấp hạ tầng đáp ứng kịp thời phát triển kinh tế

LNV - La Phù ngày nay, làng nghề dệt kim đã mai một. Thay vào đó, dịch vụ thương mại đang phát triển và đóng góp đáng kể vào xây dựng địa phương. La Phù có thu nhập bình quân đầu người cao nhất huyện Hoài Đức với 105 triệu đồng/người/năm. Do vậy, La Phù cần nâng cấp hạ tầng đồng bộ đáp ứng phát triển kinh tế. Chủ tịch UBND xã La Phù ông Nguyễn Duy Giang cho biết.
Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

Gạo sạch Phước Chính: Điểm sáng từ mô hình HTX trồng lúa sạch

LNV - Hợp tác xã Nông nghiệp dịch vụ Phước Chính, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận đã ghi dấu ấn với mô hình trồng lúa sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, góp phần đưa sản phẩm gạo địa phương vươn xa cũng như nâng cao giá trị sản phẩm gạo và các sản phẩm nông nghiệp khác.
Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

Nhộn nhịp mùa thu hoạch cà phê ở Đắk Lắk

lnv - Đắk Lắk "thủ phủ cà phê" của Việt Nam đang bước vào mùa thu hoạch sôi động nhất trong năm. Không chỉ là nguồn kinh tế chính, cây cà phê còn mang đậm dấu ấn văn hóa và lịch sử, gắn bó mật thiết với đời sống của người dân Tây Nguyên.
Tay ngang lập chuỗi nhà hàng

Tay ngang lập chuỗi nhà hàng

LNV - Tọa lạc tại vị trí đắc địa tại TP Thuận An, tỉnh Bình Dương nhà hàng Sao Biển là cái tên luôn được thực khách nhớ đến bởi sự hấp dẫn đặc biệt của món ăn cùng câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng của ông chủ trẻ tuổi Nguyễn Văn Nam - sinh năm 1983.
Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

Dưa lưới Bái An Sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao

LNV - Hợp tác xã nông nghiệp công nghệ cao Nam Miền Trung được thành lập từ năm 2020 tại huyện miền núi huyện Bắc Ái, tỉnh Ninh Thuận – nơi có hơn 300 ngày nắng/năm thích hợp cho phát triển cây dưa lưới.
HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt

HTX nho Ninh Thuận EVERGREEN: Hành trình nâng tầng giá trị nông sản Việt

LNV - Hợp tác xã Nho Ninh Thuận Evergreen được thành lập từ năm 2014 với khởi đầu gồm 34 thành viên là các nông hộ trồng nho trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận đến nay hợp tác xã đã phát triển hơn 80 thành viên.
Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình

Công ty CP TM& DV An Khang Group Khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình

LNV - Công ty Cổ phần TM&DV An Khang Group khai trương văn phòng đại diện tại Quảng Bình, tiếp tục mở rộng thị trường kinh doanh máy lọc nước thương hiệu AKG.
Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình

Thương binh Trần Văn Lung phát huy bản chất tốt đẹp “Bộ đội cụ Hồ” trong cuộc sống thời bình

LNV - Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của đồng bào, chiến sĩ cả nước hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, tôi có dịp gặp lại CCB, nhà thơ Trần Văn Lung (77 tuổi), ở xã Đào Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ.
Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng 15 năm xây dựng và phát triển - Kiến tạo giá trị phồn vinh

LNV - Thành lập vào tháng 3/2009, đến nay trải qua 15 năm hình thành và phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Việt Hưng, tỉnh Thanh Hóa đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành công ty đa ngành nghề. Ngoài lĩnh vực xây dựng là chủ đạo, hiện nay công ty phát triển thêm nhiều lĩnh vực, như đầu tư phát triển các cụm công nghiệp, tư vấn và xúc tiến cho các dự án FDI, lĩnh lực đầu tư bất động sản, đầu tư nhà hàng, khách sạn, dịch vụ du lịch, trường mầm non song ngữ...
Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

Bình Định thu ngân sách 15.615 tỷ đồng

LNV - Năm 2024, Bình Định đạt tổng sản phẩm địa phương (GRDP) tăng 7,78% (kế hoạch năm 2024 tăng 7,5-8%); tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh là 15.615 tỷ đồng, vượt 7,8% dự toán HĐND tỉnh giao và tăng 23,2% so với năm 2023.
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

LNV - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa ông Nguyễn Văn Thá nhấn mạnh, Thạch Hòa nằm trong trung tâm các dự án lớn của Trung ương và Thành phố. Địa phương bao gồm: dự án khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, dự án ĐHQG Hà Nội, dự án tuyến đường cao tốc Đại lộ Thăng Long đoạn nối từ Quốc lộ 21A đến cao tốc Hà Nội – Hòa Bình, … Thạch Hòa có các trục đường chính: Quốc lộ 21A, Đại lộ Thăng Long chạy qua. Nắm bắt rõ nét ưu thế, cán bộ và nhân dân Thạch Hòa luôn đoàn kết thống nhất và nỗ lực phấn đấu xây dựng, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, hoàn thành các mục tiêu đề ra.
Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế

Xã Yên Phong huyện Chợ Đồn: Mô hình nuôi dúi - Hướng đi mới trong phát triển kinh tế

LNV - Mô hình nuôi dúi tại xã Yên Phong (huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn) đã và đang mở ra hướng đi mới cho bà con địa phương. Với tiềm năng kinh tế cao và những lợi thế đặc biệt, nuôi dúi đang dần được nhân rộng góp phần cải thiện thu nhập cho nhiều hộ gia đình.
Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Hợp tác xã Rau quả sạch Chúc Sơn (huyện Chương Mỹ): Điển hình liên kết theo chuỗi ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất

Hiện nay, hợp tác xã (HTX) rau quả sạch Chúc Sơn thuộc huyện Chương Mỹ đang được đánh giá là hình mẫu hệ thống sản phẩm OCOP tiêu biểu của thành phố Hà Nội. Đây cũng là HTX đầu tiên của huyện ứng dụng khoa học tiên tiến vào sản xuất tiêu thụ và cho hiệu quả kinh tế cao. Là mô hình điển hình của thành phố Hà Nội trong thực hiện các chuỗi liên kết sản phẩm rau, quả sạch.
HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

HTX Nông sản an toàn Quốc Oai: Hướng đi mới cho sản xuất và tiêu thụ nông sản bền vững

LNV - Nằm ở vùng ngoại thành Hà Nội, huyện Quốc Oai không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn là một trong những địa phương đi đầu trong phát triển sản xuất nông sản an toàn thông qua mô hình hợp tác xã (HTX). Trong những năm gần đây, các HTX nông sản an toàn tại Quốc Oai đã xây dựng được các chuỗi liên kết vững chắc, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và cải thiện đời sống của người dân nơi đây
Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”

Công ty CP thương mại Kangen HHT triển khai chương trình “Hành trình nước sạch- Cho cuộc sống xanh”

LNV - “Hành trình nước sạch – Cho cuộc sống xanh” sẽ được Công ty CP thương mại Kangen HHT cùng các cộng sự trao tặng máy lọc nước thương hiệu số 1 thế giới của Nhật Bản đến với người dân Việt Nam.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

Chàng trai “đất nhãn” tạo dựng thương hiệu cho đặc sản quê hương

LNV - Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Khoái Châu, một vùng trồng nhãn trọng điểm, có diện tích lớn nhất tỉnh Hưng Yên, chàng trai trẻ Trần Minh Đức luôn tự hào về một loại trái cây ngon nức tiếng một vùng xưa nay của quê hương mình. Thiên nhiên đã ưu ái
Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

Xã Thái Hòa (huyện Ứng Hòa, Thành phố Hà Nội): Ra mắt bộ máy chính quyền mới sau hợp nhất ba xã

LNV - Lễ công bố Quyết định thành lập Đảng bộ xã Thái Hòa và kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thái Hòa đã đánh dấu bước ngoặt lịch sử trong quá trình sáp nhập đơn vị hành chính theo Nghị quyết của Trung Ương, Thành phố Hà Nội và huyện Ứng Hòa. Việc thành lập Đảng
Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

Nghệ nhân làng nghề Việt Nam Đào Thanh Hảo: Góp phần tạo dựng thương hiệu chè Thái Nguyên

LNV - Chè Thái Nguyên từ lâu đã là niềm tự hào của vùng đất trung du, nơi những đồi chè xanh bạt ngàn với hương vị đặc trưng đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, chè Hảo Đạt không chỉ là biểu tượng cho chất lượng mà còn là niề
Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

Chủ thể OCOP 5 sao nói về câu chuyện xuất khẩu

LNV - Nhân dịp Tết Ất Tỵ 2025, ông Đặng Khánh Duy, Tổng giám đốc điều hành (CEO) Công ty TNHH Tân Nhiên - Chủ thể đầu tiên của tỉnh Tây Ninh có sản phẩm đạt OCOP 5 sao đã có những chia sẻ với Tạp chí Làng nghề Việt Nam.
TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

TP.Hồ Chí Minh: Người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt

LNV - Từ ngày 20 - 22/12, chương trình “Kết nối sản phẩm OCOP thường kỳ tại TP. HCM” với chủ đề “Lễ Hội Nông Sản” lần thứ I đã thu hút đông đảo người dân và du khách ghé thăm, mua sắm.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
Giao diện di động