Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

(Thị trấn Phùng - Đan Phượng): Anh trai giả mạo chữ ký để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?

LNV - Mẹ mất đột ngột do tai nạn giao thông không để lại di chúc, ông Nguyễn Đức Phương là anh cả trong gia đình đã lập khống biên bản họp gia đình phân chia di sản thừa kế, giả mạo chữ ký của 2 người em là ông Nguyễn Phương Lâm và bà Nguyễn Thị Bắc. Sau khi có biên bản họp gia đình giả chữ ký của các em, ông Phương đã dùng để xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông Nguyễn Đức Phương và vợ là bà Cao Thị An.
Theo đơn phản ánh gửi tới Tạp chí Làng nghề Việt Nam, ông Nguyễn Phương Lâm phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mẹ đẻ ông là bà Nguyễn Thị Bé (sinh năm 1938, chết năm 2001) chồng là ông Nguyễn Văn Tỵ (Liệt sỹ). Bà Bé sinh được 03 người con gồm ông Nguyễn Đức Phương, sinh năm 1956, ông Nguyễn Phương Lâm, sinh năm 1962 và bà Nguyễn Thị Bắc, sinh năm 1964.

Do mất đột ngột vì tai nạn, bà Bé không để lại di chúc, di sản thừa kế của bà để lại bao gồm một quyền sử dụng đất của thửa đất có diện tích 1023m2, thuộc thửa đất số 63, tờ bản đồ số 41, thửa đất có địa chỉ tại phố Thụy Ứng, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội. Thửa đất hiện đang được kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại UBND thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.


Mảnh đất liên quan đến thửa đất số 04, tờ bản đồ số 02, diện tích 50,4m (nay là thửa đất số 10, tờ bản đồ số 30) bị giả mạo chữ ký để cấp GCNQSDĐ.

Và một quyền sử dụng đất của thửa đất ruộng có địa chỉ tại xứ đông Cửa Mi. Thửa đất ruộng này sau khi bà Nguyễn Thị Bé mất nằm trong diện tích quy hoạch của địa phương nên năm 2006 đã bị thu hồi và được đền bù bằng quyền sử dụng đất diện tích 34m2 đất sản xuất kinh doang dịch vụ phi nông nghiệp. Phần diện tích bà Bé được đền bù thuộc thửa đất số 04, tờ bản đồ số 02, có địa chỉ tại khu Gò Mèo, phố Tây Sơn, thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội. Sau khi bị thu hồi và được đền bù, toàn bộ diện tích quyền sử dụng thửa đất này do ông Nguyễn Đức Phương đứng ra quản lý.

Vừa qua, thực hiện chính sách đăng ký kê khai cấp GCNQSDĐ tại địa phương nên ông Lâm đã đề nghị ông Phương kê khai cấp GCNQSDĐ của thửa đất số 04, tờ bản đồ số 02 đứng tên sở hữu chung của ba anh chị em. Vì đây là di sản của mẹ ông để lại. Tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Phương không đồng ý vì ông khẳng định thửa đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên ông nên là tài sản riêng của ông.


Biên bản họp gia đình ngày 14/7/2011 được cho là đã giả mạo chữ ký và có xác nhận của chính quyền địa phương.

Quá bất ngờ, ông Lâm đã nộp đơn đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội - Chi nhánh huyện Đan Phượng cung cấp hồ sơ tài liệu liên quan đến thửa đất và được biết, ngày 14/7/2011 gia đình ông Nguyễn Đức Phương đã có biên bản họp gia đình thống nhất giao cho ông Phương được toàn quyền sử dụng diện tích 50,4m tại khu Gò Mèo. Ngày 28/11/2011, UBND huyện Đan Phượng đã cấp GCNQSDĐ số BG 987863 cho gia đình ông Nguyễn Đức Phương và vợ là bà Tài Thị An.

Tại biên bản họp gia đình ghi ngày 14/7/2011, có xác nhận của trường phố Thụy Ứng là ông Đào Khắc Lê ngày 15/07/2011 và có xác nhận của UBND thị trấn Phùng đối với chữ ký của ông Đào Khắc Lê. Cùng với đó, biên bản có đầy đủ chữ ký của 03 người là Nguyễn Đức Phương, Nguyễn Phương Lâm và Nguyễn Thị Bắc.


Văn bản trả lời của Văn phòng ĐKĐĐ Hà Nội – Chi nhánh huyện Hoài Đức ngày 19/4/2019.

Tuy nhiên, ông Lâm cùng với em gái là bà Bắc khẳng định chữ ký của trong biên bản họp gia đình ghi ngày 14/7/2011 do ông Nguyễn Đức Phương cung cấp là chữ ký giả mạo, ông và em gái chưa từng biết đến nội dung cũng như sự tồn tại của văn bản này.

Ông Lâm khẳng định: “Ông Nguyễn Đức Phương đã giả mạo chữ ký của tôi và em gái trong biên bản họp gia đình để kê khai và cấp GCNQSDĐ. Đối với vấn đề này ông Đào Khắc Lê, cũng như UBND thị trấn Phùng không trực tiếp chứng kiến việc ký kết văn bản mà lại xác nhận chữ ký cũng như nội dung của văn bản do ông Phương cung cấp là không phù hợp với quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục chứng thực chữ ký tại UBND xã, phường, thị trấn. Ông Phương đã có hành vi giả mạo chữ ký nhằm chiếm đoạt phần di sản thừa kế do mẹ tôi để lại.”


Tại Biên bản hòa giải ngày 23/4/2019 tại UBND thị trấn Phùng, ông Nguyễn Đức Phương đã thừa nhận hành vi giả mạo chữ ký của mình.

Trong biên bản họp gia đình ngày 14/07/2011 có ghi: “Ba anh em tôi họp bàn và đi đến thống nhất đồng ý cho anh cả tôi là Nguyễn Đức Phương (sinh năm 1956) có hộ khẩu thường trú tại Thị trấn Phùng, được quyền sử dụng đất vĩnh viễn…” đây là nội dung hoàn toàn giả mạo nhằm chiếm đoạt và tước đi quyền thừa kế của tôi và em gái.

Cũng theo phản ánh của ông Lâm, “do vẫn muốn giữ được tình cảm anh em nên tôi đã nộp đơn đề nghị UBND thị trấn Phùng, huyện Đan Phượng tiến hành hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất. Nhận được đơn đề nghị của tôi, ngày 23/4/2019, UBND thị trấn Phùng đã tổ chức hội nghị hòa giải. Tại hội nghị các thành viên của tổ hòa giải và đại diện UBND thị trấn Phùng đều định hướng cho chúng tôi hòa giải đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tất cả các thành viên theo quy định của pháp luật. Cũng tại hội nghị, ông Nguyễn Đức Phương thừa nhận toàn bộ việc giả mạo chữ ký của tôi và em gái. Ông Phương đã cố tình giả mạo chữ ký để tước bỏ quyền thừa kế hợp pháp của tôi và bà Nguyễn Thị Bắc”.

“Phần diện tích quyền sử dụng đất nói trên là di sản thừa kế mẹ ông để lại, giữa 03 người người con chưa từng có văn bản phân chia di sản thừa kế nào để phân chia đối với khối di sản này, chính vì vậy việc các cơ quan có thẩm quyền cấp GCNQSDĐ của thửa đất nói trên cho gia đình ông Phương là không đúng đối tượng, xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi và em gái. Hiện nay, tôi vẫn phải đi thuê nhà để ở, cuộc sống hết sức khó khăn, rất mong các cơ quan chức năng nhanh chóng vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc”, ông Nguyễn Phương lâm chia sẻ thêm.

Để có thông tin khách quan, đa chiều, phóng viên đã liên hệ UBND thị trấn Phùng, UBND huyện Đan Phượng để phối hợp, nắm bắt thông tin phản ánh nêu trên. Được biết, vụ việc đang được Tòa án nhân dân huyện Đan Phượng, TP. Hà Nội thụ lý theo thẩm quyền.

Kính đề nghị UBND huyện Đan Phượng và các cơ quan chức năng làm rõ trình tự thủ tục chứng thực chữ ký, quy trình để cấp GCNQSDĐ cho ông Nguyễn Đức Phương. Đề nghị cơ quan Công an huyện Đan Phượng điều tra, xác minh làm rõ hành vi giả mạo chữ ký và dấu hiệu nhằm chiếm đoạt tài sản thừa kế của ông Nguyễn Đức Phương để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.

Bài, ảnh: Duy Dũng – Quý Đôn

Tin liên quan

Tin mới hơn

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh

LNV - Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Công ty TNHH TM&TH Khánh Huyền là địa chỉ cung cấp vật liệu xây dựng uy tín, nhanh chóng với mức giá tốt nhất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá

LNV - Sáng 5-3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết trên địa bàn phường Phúc Xá.
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra

LNV - Theo báo cáo của UBND huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), hiện ở Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong) có 275 cơ sở hoạt động trong tình trạng 3 không: "Không có giấy phép môi trường, không trạm xử lý nước và không giấy phép phòng cháy chữa cháy,...
Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng

OVN - Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ -  Hải Phòng 2023  với chủ đề “Hải Phòng -  Tỏa sáng miền cửa biển”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ- Hải Phòng là sự kiện quan trọng để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín của Hải Phòng trong nước và quốc tế; thúc đẩy đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội của thành phố; thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh.
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc

LNV - Làng Happy Homes ra đời vào đầu năm 2023 với một khát vọng chung tay “Vì một Việt Nam khoẻ mạnh” mang trong mình thông điệp hãy hành động, hãy làm nhiệm vụ dinh dưỡng mỗi ngày vì một Việt Nam khoẻ mạnh bằng cách xây dựng thói quen chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của chính mình.

Tin khác

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

LNV - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của ngành giáo dục năm 2023. Theo đó, Bộ yêu cầu đa dạng hóa các hình thức PBGDPL trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 (cao điểm từ ngày 01/11 đến ngày 09/11/2023) đi vào chiều sâu, thiết thực, gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành, của địa phương, cơ sở giáo dục.
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023

LNV - Bộ Nội vụ cho biết, đang lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023

LNV - Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết từ 1/3/2023, Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân

LNV - Bộ Tư pháp vừa trả lời kiến nghị của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố với công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Trong đó, đáng chú ý, thành phố Hà Nội kiến nghị bổ sung quy định việc cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tối thiểu theo đầu người dân để đảm bảo kinh phí hoạt động PBGDPL tối thiểu đồng đều ở địa phương.
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?

LNV - Trước đây, khi muốn tham gia BHXH tự nguyện, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và đăng ký thông qua các đại lý thu hoặc đăng ký trực tiếp tại Cơ quan bảo hiểm xã hội. Nhưng mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Quyết định 49/QĐ-BHXH về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công”.
Xuân biên cương

Xuân biên cương

LNV - Anh chiến sỹ Biên phòng có cái tên thật dịu dàng như tên của một cô gái - Nguyễn Thu Hiền.
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?

LNV - Vì nhiều lý do, một số người lao động lựa chọn ở lại trực Tết thay vì về quê. Vậy người lao động đi làm ngày Tết được tính lương thế nào?
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn

LNV - Trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), toàn quốc đã tổ chức 9.429.104 cuộc PBGDPL trực tiếp; biên soạn và cấp phát miễn phí 511.988.157 tài liệu PBGDPL.
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023

LNV - Nhiều chính sách mới mang lại quyền lợi cho người lao động liên quan đến tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội… bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2023.

Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề

LNV - Trung tâm tư vấn pháp luật (TTTVPL) thuộc Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Trung tâm hoạt động có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ như một công ty luật, bao gồm: Tư vấn, đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi trong các lĩnh vực: Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Kinh doanh thương mại.
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023

LNV - Từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng sẽ làm tăng mức trợ cấp cho lao động nữ khi sinh con.
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản

LNV - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thay thế Nghị định số Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ.
Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023

Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023

LNV - Cục Hàng không Việt Nam (Bộ GTVT) cho biết, cơ quan này chủ trương ứng dụng thẻ căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử trong việc làm thủ tục đối với hành khách đi tàu bay nội địa. Dự kiến, việc thử nghiệm sẽ triển khai tại sân bay Nội Bài từ tháng 4/2023.
Từ 10/11: 3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương CBCCVC Nhà nước quy định

Từ 10/11: 3 nhóm lao động được hưởng lương bằng 1,8 lần mức lương CBCCVC Nhà nước quy định

LNV - Mức chi tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong cơ quan bảo hiểm xã hội bằng 1,8 lần mức lương đối với cán bộ, công chức, viên chức do Nhà nước quy định. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 10/11/2022 và được áp dụng cho các năm tài chính từ năm 2022 đến hết năm 2024.
3 lầm tưởng về CCCD gắn chip khiến nhiều người mất thời gian khi đăng ký, đổi thẻ

3 lầm tưởng về CCCD gắn chip khiến nhiều người mất thời gian khi đăng ký, đổi thẻ

LNV - Hiện nay, nhiều công dân vẫn còn nhầm lẫn một số thông tin về làm thẻ Căn cước công dân (CCCD) gắn chip mới. Dưới đây là những lầm tưởng mọi người cần biết về CCCD gắn chip để tránh mất thời gian khi đăng ký, đổi thẻ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

Làng gốm truyền thống khu vực miền Trung: Phát triển bền vững làng nghề gốm gắn với du lịch

LNV - Làng nghề gốm khu vực Miền Trung Việt Nam luôn là đối tượng quan tâm nghiên cứu của đông đảo các nhà khoa học. Vấn đề cốt lõi là nhận diện được những đặc trưng cơ bản của làng gốm truyền thống vốn dĩ đã tồn tại từ hàng trăm năm lịch sử. Tại đây đang thường xuyên diễn ra những tiếp biến văn hóa giữa quá khứ và hiện tại.
Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

Tơ lụa Tân Châu mang đậm dấu ấn văn hoá truyền thống

LNV - Tọa lạc tại thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang, làng nghề tơ lụa Tân Châu từ lâu đã vang danh khắp cả nước bởi những sản phẩm lụa tinh tế, mang đậm dấu ấn văn hóa truyền thống. Trải qua hơn một thế kỷ hình thành và phát triển, làng nghề đã trở thành biểu tượng cho sự sáng tạo, khéo léo và kiên trì của người dân nơi đây.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Cao Bằng

LNV - Cao Bằng là tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, có nhiều các dân tộc thiểu số sinh sống, điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú trong đời sống văn hóa tinh thần người dân nơi đây. Từ xa xưa, đồng bào đã phát triển các nghề thủ công truyền thống. Ngày nay, những làng nghề rèn, làm hương, thêu thổ cẩm… vẫn được giữ gìn, phát triển và góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá.
Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

Nghề thêu thổ cẩm và in hoa văn bằng sáp ong của người Dao Tiền

LNV - Người Dao ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn giữ được nhiều nét văn hóa độc đáo, trong đó có nghề thêu thổ cẩm. Theo phong tục từ xưa, các cô gái dân tộc Dao trước khi lấy chồng phải biết thêu thùa may vá để tự tay dệt váy cưới cho mình.
Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

Nghề làm bút lông ở phố cổ Hà Nội

LNV - Hà Nội - Giữa lòng phố Thuốc Bắc sầm uất, nơi những cửa hàng hiện đại mọc lên san sát, vẫn còn đó một góc nhỏ mang tên Kim Dung – cửa hiệu bút lông lặng lẽ giữ gìn một nghề truyền thống đã tồn tại suốt nhiều thế hệ. Cửa hiệu này không chỉ là nơi sản xuất bút lông mà còn là một chứng nhân lịch sử, lưu giữ nét đẹp thủ công của Hà Nội xưa.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động