Hà Nội: 28°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 26°C Thừa Thiên Huế

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng

OVN - Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Gần đây, số lượng sản phẩm OCOP được đánh giá, phân hạng tại các địa phương ngày càng tăng, nhưng thực tế người dân chưa hiểu nhiều về Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), cũng như các cơ sở sản xuất vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận, hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đăng ký tham gia vào Chương trình.

Nhằm giới thiệu đến độc giả những vấn đề cơ bản của Chương trình OCOP, trình tự, thủ tục để các chủ thể đăng ký tham gia và những lợi ích mang lại khi tham gia Chương trình, phóng viên của Ấn phẩm OCOP Việt Nam (Tạp chí Làng nghề Việt Nam) đã có cuộc trao đổi với Nhà giáo Ưu tú PGS. TS. Trần Văn Ơn - Nguyên Trưởng Bộ môn Thực vật, Khoa Dược học - Dược cổ truyền, Trường Đại học Dược Hà Nội - một người luôn “tâm huyết” với Chương trình này.

Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.

Phóng viên: Thưa ông, cụm từ “OCOP” vẫn còn khá xa lạ với người dân vùng sâu vùng xa, đặc biệt là khu vực tập trung đồng bào dân tộc thiểu số. Xin ông hãy giải thích một số thuật ngữ cũng như tên gọi chung để các chủ cơ sở, hộ kinh doanh, doanh nghiệp hiểu rõ.

PGS. TS. Trần Văn Ơn: OCOP là cụm từ viết tắt của “One commune one product”, tức Chương trình Mỗi xã một sản phẩm. Mỗi xã một sản phẩm nghĩa là mỗi xã có tối thiểu một sản phẩm nhưng không giới hạn tối đa. Là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội sinh và gia tăng giá trị, trọng tâm của OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện.

Phóng viên: Chương trình OCOP đóng vai trò như thế nào trong trong phát triển kinh tế - xã hội vùng nông thôn, thưa ông?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Chương trình OCOP giúp địa phương khai thác lợi thế vùng nông thôn để tạo ra giá trị. Bao gồm cây trồng, vật nuôi; tri thức, bí quyết công nghệ truyền thống; văn hóa; cảnh quan đặc sắc địa phương.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên HTX, doanh nghiệp nhỏ và vừa) để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thông qua việc phát triển sản xuất tại khu vực nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý (hạn chế dân di cư ra thành phố) thông qua tạo công ăn việc làm và thu nhập ở vùng nông thôn, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn Việt Nam.

Phóng viên: Xin ông cho biết, hồ sơ, thủ tục đăng ký sản phẩm OCOP bao gồm những gì?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Để tham gia Chương trình OCOP, các cơ sở cần liên hệ trực tiếp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NT&PTNT)/Phòng Kinh tế quận/huyện/thị xã để đăng ký tham gia và được hướng dẫn thủ tục chi tiết.

Khi tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm các chủ thể cần chuẩn bị:

1) Sản phẩm hoàn thiện tham gia dự thi: Sản phẩm được đóng gói trong bao bì phù hợp, có nội dung ghi nhãn đúng quy định, có mã truy xuất nguồn gốc (mã số mã vạch hoặc mã Qr code hoặc cả hai). Riêng dịch vụ du lịch được đánh giá tại chỗ.

2) Bộ hồ sơ sản phẩm đăng ký đánh giá:

Hồ sơ đăng ký sản phẩm OCOP gồm các tài liệu được quy định tại mục 3 phụ lục II kèm theo Quyết định số 148/QĐ-TTg ngày 24/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm.

Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP do các chủ thể OCOP chuẩn bị, bao gồm:

+ Phiếu đăng ký đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.

+ Báo cáo của chủ thể đánh giá về sản phẩm theo Bộ tiêu chí.

Phóng viên: Quy trình đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP diễn ra như thế nào? Do cơ quan nào thực hiện?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Trình tự đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP bao gồm các bước như sau:

- Bước 1. Chủ thể nộp hồ sơ về UBND cấp xã

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (UBND cấp xã) tổ chức đánh giá một số nội dung của Hồ sơ sản phẩm đăng ký tham gia đánh giá sản phẩm OCOP, bao gồm các tiêu chí sau: nguồn gốc sản phẩm/nguyên liệu địa phương; sử dụng lao động địa phương; nguồn gốc ý tưởng sản phẩm; bản sắc/trí tuệ địa phương.

Căn cứ vào điều kiện và đặc điểm thực tế của địa phương, Chủ tịch UBND cấp xã tổ chức họp với các bộ phận liên quan để lấy ý kiến về các nội dung đánh giá, sau đó lập Báo cáo đánh giá của UBND cấp xã về các tiêu chí trên.

- Bước 2. Chủ thể nộp hồ sơ và sản phẩm về cơ quan thường trực triển khai Chương trình OCOP (Phòng Phòng NT&PTNT/Phòng Kinh tế quận/huyện/thị xã).

+ Hội đồng cấp quận/huyện/thị xã tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP.

+ UBND cấp quận/huyện/thị xã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao, tổ chức công bố kết quả.

+ UBND cấp quận/huyện/thị xã chuyển hồ sơ các sản phẩm có số điểm đạt từ 70 điểm đến 100 điểm (từ 4 sao trở lên) lên Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (UBND cấp tỉnh) để đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP.

Về ông tác đánh giá cấp tỉnh:

- Hội đồng cấp tỉnh tổ chức đánh giá, xếp hạng các sản phẩm do cấp huyện đề xuất.

- UBND cấp tỉnh ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao, tổ chức công bố kết quả.

- Trường hợp kết quả đánh giá của Hội đồng cấp tỉnh không đạt 4 sao, Hội đồng cấp tỉnh gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp quận/huyện/thị xã. UBND quận/huyện/thị xã cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 3 sao.

- UBND cấp tỉnh chuyển hồ sơ các sản phẩm đạt từ 90 điểm đến 100 điểm lên Bộ NT&PTNT đề nghị đánh giá, phân hạng, công nhận sản phẩm OCOP cấp quốc gia.

Về công tác đánh giá ở cấp trung ương:

- Hội đồng cấp trung ương tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm do UBND cấp tỉnh đề xuất.

- Bộ NT&PTNT ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá và Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 5 sao (là sản phẩm OCOP cấp quốc gia), tổ chức công bố kết quả.

- Trường hợp kết quả đánh giá không đạt 5 sao, Hội đồng cấp trung ương gửi trả kết quả (bằng văn bản) và hồ sơ về UBND cấp tỉnh/thành phố. UBND tỉnh/thành phố cấp Giấy chứng nhận cho các sản phẩm đạt 4 sao.

Phóng viên: Chương trình OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị. Như vậy, khi tham gia Chương trình OCOP chủ thể được gì? Mất gì, thưa ông?

NGƯT. PGS. TS. Trần Văn Ơn: Khi tham gia chương trình, chủ thể không phải bỏ ra bất kỳ chi phí nào nhưng cần hoàn thiện sản phẩm và điều kiện sản xuất kinh doanh. Bao gồm mua bao bì/in ấn bao bì; chi phí sửa chữa, hoàn thiện/nâng cấp nhà xưởng; kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm,… Thực chất, đây là chi phí mà cơ sở không tham gia OCOP cũng phải chi khi tổ chức kinh doanh.

Chủ thể được hướng dẫn, tư vấn hoàn thiện toàn bộ điều kiện pháp lý về sản xuất, kinh doanh bởi cơ quan quản lý nhà nước/chuyên gia vì vậy hoàn toàn yên tâm khi đưa sản phẩm ra thị trường.

Khi tham gia Chương trình OCOP, chủ cơ sở sẽ nhận được chính sách hỗ trợ tuỳ theo điều kiện từng địa phương. Điển hình như: Hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm mới hoặc hoàn thiện sản phẩm đã có (Thiết kế bao bì, nhãn; mua sắm bao bì; xây dựng câu chuyện sản phẩm; công bố chất lượng; xây dựng tiêu chuẩn sản phẩm; hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến;…); Hỗ trợ hoàn thiện, nâng cao năng lực sản xuất của cơ sở (hỗ trợ máy móc, thiết bị; hỗ trợ các dự án KHCN nghiên cứu các giải pháp khắc phục các vấn đề tồn tại trong sản xuất;….); Hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại (tham gia các hội chợ, triển lãm trong nước và quốc tế; báo đài, truyền hình, phóng sự đưa tin; các hoạt động bán hàng 4.0;…); Hỗ trợ kết nối với các chủ thể khác trong chuỗi giá trị, như cung ứng vật tư đầu vào, mua sản phẩm.

Được tham gia các hoạt động đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về sản xuất, kinh doanh. Các sản phẩm OCOP đều trải qua nhiều vòng đánh giá khắt khe đặc biệt là an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc và được cơ quan quản lý nhà nước cấp chứng nhận nên ngày càng được người tiêu dùng tin tưởng. Vì vậy, có chứng nhận OCOP trên sản phẩm sẽ giúp các cơ sở dễ tiếp cận khách hàng hơn.

Phóng viên: Xin cảm ơn ông

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.
Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.

Tin mới hơn

Lưu ý quan trọng với học sinh lớp 12 năm nay thi tốt nghiệp THPT

Lưu ý quan trọng với học sinh lớp 12 năm nay thi tốt nghiệp THPT

LNV - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 có một số điểm mới trong quy chế thi, áp dụng với học sinh lớp 12 học Chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025

LNV - Tỉnh Quảng Ngãi xem chủ trương xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh là nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách cần huy động cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở vào cuộc để triển khai nhanh chóng, hiệu quả với quyết tâm chính trị cao nhất.
Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024

LNV - Nông dân La Mo Nõn (SN 1982), người dân tộc Chăm HRoi ở thôn Suối Mây, xã Xuân Phước, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên là một trong 63 nông dân trên cả nước được vinh danh là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024.
VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh

LNV - Nhằm đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các công trình trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, Công ty TNHH TM&TH Khánh Huyền là địa chỉ cung cấp vật liệu xây dựng uy tín, nhanh chóng với mức giá tốt nhất cho khách hàng cá nhân và doanh nghiệp.
Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá

LNV - Sáng 5-3, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Ba Đình tổ chức khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết trên địa bàn phường Phúc Xá.
Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra

LNV - Theo báo cáo của UBND huyện Yên Phong (tỉnh Bắc Ninh), hiện ở Cụm công nghiệp (CCN) làng nghề Mẫn Xá (xã Văn Môn, huyện Yên Phong) có 275 cơ sở hoạt động trong tình trạng 3 không: "Không có giấy phép môi trường, không trạm xử lý nước và không giấy phép phòng cháy chữa cháy,...

Tin khác

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng

OVN - Theo Quyết định 919/QĐ-TTg năm 2022 về việc phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giai đoạn 2021-2025 của Thủ tướng Chính phủ đã vạch ra mục tiêu đến năm 2025, cả nước phấn đấu đạt ít nhất 10.000 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, trong đó có khoảng 400 - 500 sản phẩm OCOP đạt 5 sao.
Lễ hội Hoa Phượng Đỏ -  Hải Phòng 2023  với chủ đề “Hải Phòng -  Tỏa sáng miền cửa biển”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ- Hải Phòng là sự kiện quan trọng để quảng bá, giới thiệu hình ảnh, xây dựng thương hiệu, nâng cao vị thế, uy tín của Hải Phòng trong nước và quốc tế; thúc đẩy đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch; đẩy mạnh công tác thông tin, quảng bá, xúc tiến du lịch; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội của thành phố; thi đua phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh.
Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc

LNV - Làng Happy Homes ra đời vào đầu năm 2023 với một khát vọng chung tay “Vì một Việt Nam khoẻ mạnh” mang trong mình thông điệp hãy hành động, hãy làm nhiệm vụ dinh dưỡng mỗi ngày vì một Việt Nam khoẻ mạnh bằng cách xây dựng thói quen chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của chính mình.
Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường

LNV - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) của ngành giáo dục năm 2023. Theo đó, Bộ yêu cầu đa dạng hóa các hình thức PBGDPL trong nhà trường. Tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam năm 2023 (cao điểm từ ngày 01/11 đến ngày 09/11/2023) đi vào chiều sâu, thiết thực, gắn với thực hiện nhiệm vụ trọng tâm của ngành, của địa phương, cơ sở giáo dục.
Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023

LNV - Bộ Nội vụ cho biết, đang lấy ý kiến nhân dân vào Dự thảo Nghị định quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Theo đó, từ ngày 1/7/2023, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng.
Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023

LNV - Cục Xuất nhập cảnh, Bộ Công an cho biết từ 1/3/2023, Bộ Công an và Cơ quan đại diện Việt Nam tại nước ngoài sẽ triển khai cấp Hộ chiếu phổ thông có gắn chíp điện tử cho công dân Việt Nam theo Luật xuất cảnh, nhập cảnh của công dân Việt Nam.
Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân

LNV - Bộ Tư pháp vừa trả lời kiến nghị của các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố với công tác chỉ đạo, điều hành của Bộ. Trong đó, đáng chú ý, thành phố Hà Nội kiến nghị bổ sung quy định việc cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) tối thiểu theo đầu người dân để đảm bảo kinh phí hoạt động PBGDPL tối thiểu đồng đều ở địa phương.
Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?

LNV - Trước đây, khi muốn tham gia BHXH tự nguyện, người lao động cần chuẩn bị hồ sơ và đăng ký thông qua các đại lý thu hoặc đăng ký trực tiếp tại Cơ quan bảo hiểm xã hội. Nhưng mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã ban hành Quyết định 49/QĐ-BHXH về việc ban hành dịch vụ công trực tuyến “Đăng ký tham gia Bảo hiểm xã hội tự nguyện trên Cổng Dịch vụ công”.
Xuân biên cương

Xuân biên cương

LNV - Anh chiến sỹ Biên phòng có cái tên thật dịu dàng như tên của một cô gái - Nguyễn Thu Hiền.
Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?

LNV - Vì nhiều lý do, một số người lao động lựa chọn ở lại trực Tết thay vì về quê. Vậy người lao động đi làm ngày Tết được tính lương thế nào?
Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn

LNV - Trong 10 năm thực hiện Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL), toàn quốc đã tổ chức 9.429.104 cuộc PBGDPL trực tiếp; biên soạn và cấp phát miễn phí 511.988.157 tài liệu PBGDPL.
Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023

LNV - Nhiều chính sách mới mang lại quyền lợi cho người lao động liên quan đến tiền lương, phụ cấp, bảo hiểm xã hội… bắt đầu có hiệu lực từ tháng 1/2023.

Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề

LNV - Trung tâm tư vấn pháp luật (TTTVPL) thuộc Hiệp Hội Làng nghề Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực tư vấn pháp luật. Trung tâm hoạt động có đầy đủ chức năng, nhiệm vụ như một công ty luật, bao gồm: Tư vấn, đại diện, bào chữa, bảo vệ quyền lợi trong các lĩnh vực: Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình, Kinh doanh thương mại.
Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023

LNV - Từ ngày 1/7/2023, khi lương cơ sở tăng lên mức 1,8 triệu đồng/tháng sẽ làm tăng mức trợ cấp cho lao động nữ khi sinh con.
Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản

LNV - Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đang dự thảo Nghị định quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản thay thế Nghị định số Nghị định số 18/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 của Chính phủ.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động