Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 25°C Thừa Thiên Huế

Thanh Hóa: Xây dựng lâm sản măng khô xã Thanh Lâm thành sản phẩm OCOP

LNV - Xã Thanh Lâm, UBND huyện Như Xuân đã làm các khâu thủ tục trình Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh kiểm tra, thẩm định để công nhận sản phẩm măng khô Thanh Lâm thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.
Tháng 6, khi những cơm mưa đầu hạ mát lành làm vơi đi sự khô hạn trên các cánh rừng xã Thanh Lâm (Như Xuân), cũng là lúc vô vàn mầm măng ngoi mình lên mặt đất. Bạt ngàn những khu rừng vầu, rừng nứa dại trên các dãy núi, ngọn đồi của xã vùng sâu này trở thành nơi mưu sinh cho đồng bào các dân tộc Thái, Mường, Kinh, Thổ ở địa phương. Đây là nguồn lâm sản phụ được phép khai thác gắn với khoanh vùng, bảo vệ đã được quy định. Ngoài ra, hàng chục héc ta rừng luồng, tre, măng bát độ của các hộ gia đình có đất lâm nghiệp cũng được chuyên canh để khai thác măng.


Sản phẩm măng khô xã Thanh Lâm (Như Xuân) có màu vàng đẹp và chất lượng tốt, được nhiều khách hàng ưa chuộng. Ảnh: Linh Trường


Trước đây, sản phẩm măng khô địa phương thường có giá bấp bênh do phụ thuộc vào các thương lái thu mua, thu nhập người dân theo đó cũng không ổn định. Năm 2020, HTX sản xuất, thương mại và dịch vụ Thanh Lâm được thành lập với mục đích hỗ trợ người dân chế biến, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thu nhập cho người làm nghề. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã đứng ra làm đầu mối tổ chức sản xuất, áp dụng công nghệ sấy măng, đóng gói và phát triển quy mô sản xuất. Nghề khai thác, sơ chế măng khô đã trở thành hướng mưu sinh hiệu quả của hàng trăm gia đình trong xã Thanh Lâm. Do chất lượng măng khô ở đây tốt, tiếng lành đồn xa được nhiều người ưa thích nên đầu ra ngày càng rộng mở.

Bước thấp, bước cao trên dãy núi ven làng Đoàn Trung trong xã, chúng tôi cùng chị Lữ Thị Thanh đi khai thác măng nứa. Mới vào đầu vụ nên măng chưa nhiều, nhưng người phụ nữ dân tộc Thái này cũng thu hái được cả gùi măng đầy sau vài giờ vào rừng. Theo chị, từ khi mới lớn đã theo mẹ, theo bà đi lấy “lộc rừng”. Đến khi về nhà chồng, chị vẫn theo nghề truyền thống ấy, bởi ở vùng cao này, ngoài nghề rừng cũng hiếm có việc khác nếu không ly hương. Mùa măng thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm, đây chính là thời điểm hàng trăm người dân trong xã có thêm nguồn thu nhập. Một lao động thường lấy được khoảng 30 đến 40 kg trong một buổi sáng, có thu nhập khoảng từ 200 đến 300 nghìn đồng. Buổi chiều thường ít người đi, hoặc ở nhà sơ chế măng nếu muốn tự tay làm để có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế này không phải lúc nào cũng liên tục mà còn phụ thuộc thời tiết, nhất là những đợt mưa gió.

Từ hoạt động khai thác măng, xuất hiện nhiều hộ gia đình chuyên thu gom măng tươi để thuê người sơ chế. Điển hình trong số đó là gia đình chị Hoàng Thị Lự, thôn Đoàn Trung, có ngày sơ chế đến 3 tạ măng tươi. Dưới dòng nước suối mát lành được dẫn về qua đường ống đang róc rách chảy, mẹ con chị Lự thoăn thoắt lưỡi dao sắc lẹm để hớt những phần màu vàng và vỏ áo trên thân măng. Sau khi tiếp tục được gọt phần rễ và cắt những đoạn già, măng được chẻ mang đi sấy hoặc phơi nắng để cho ra sản phẩm “măng lưỡi lợn” - nếu là măng luồng và măng rối - nếu là măng nứa. Là người gốc huyện Quảng Xương lên đây lập nghiệp, vợ chồng chị đã lấy nghề sản xuất măng khô làm hướng thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ hàng chục năm qua. Từ chi phí trang trải cuộc sống, đến nuôi con học hành và tích lũy, gia đình chị đều nhìn vào hoạt động sản xuất măng khô. Để chủ động nguồn nguyên liệu chế biến, gia đình còn trồng nhiều diện tích luồng để lấy măng.

Nói về nguồn nguyên liệu cho nghề sản xuất măng khô, ông Lê Đình Huấn, Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm quả quyết là rất dồi dào. “Trên địa bàn xã có dãy núi Bù Mùn chạy dài cả chục cây số, măng chủ yếu được người dân khai thác ở dãy núi trùng điệp ấy. Ngoài ra, xã còn khoảng 200 ha nứa, trở thành nguồn nguyên liệu chế biến bền vững. Hiện nay, toàn xã có khoảng 350 lao động chuyên khai thác hoặc chế biến măng khô cho HTX sản xuất, thương mại và dịch vụ Thanh Lâm. Hoạt động này chỉ chưa đầy nửa năm nhưng cũng mang lại thu nhập trung bình 39 triệu đồng/lao động. Gần đây, các thành viên HTX đã được tập huấn lập kế hoạch kinh doanh, quảng bá và giới thiệu sản phẩm...” - ông Huấn chia sẻ.

Theo nhiều người dân địa phương, măng khô ở đây có màu vàng đặc trưng, khai thác và chế biến còn tự nhiên, hoàn toàn không dùng hóa chất độc hại. Nếu để quá 2 năm, khi đun nấu lâu trên bếp vẫn có độ dai chứ không mềm nhũn như măng một số nơi khi để lâu. Gần đây, Tổ chức Tầm nhìn thế giới (World Vision) đã vào xã vùng sâu này khảo sát và hỗ trợ xã 2 lò sấy măng với tổng giá trị gần 100 triệu đồng để phát triển sinh kế cho người dân. HTX sản xuất, thương mại và dịch vụ Thanh Lâm được giao sử dụng, hiện đã được chuyển giao kỹ thuật cho các hộ dân. Đây cũng là bước ngoặt để hoạt động chế biến măng khô của xã phát triển mạnh do không còn phụ thuộc vào thời tiết, trời không nắng vẫn có thể làm khô măng. Xã Thanh Lâm, UBND huyện Như Xuân đã làm các khâu thủ tục trình Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh kiểm tra, thẩm định để công nhận sản phẩm măng khô Thanh Lâm thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh năm 2021.

Được biết tháng 4 vừa qua, Trung tâm Quản lý chất lượng nông lâm thủy sản Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đạt yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm và các chỉ tiêu liên quan. Ông Trần Đức Năng, Phó Chánh Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới tỉnh, cho biết: Qua khảo sát và các khâu kiểm tra của các ngành thành viên, sản phẩm măng khô Thanh Lâm đã đạt các tiêu chí để trở thành sản phẩm OCOP, chúng tôi đang yêu cầu địa phương hoàn chỉnh hồ sơ cũng như hoàn thiện trụ sở làm việc của HTX chủ quản theo quy định. Hiện nay, sản phẩm đã được nhiều cơ quan, đơn vị dùng làm quà biếu mang tính chất đặc sản vùng miền núi của xứ Thanh, cũng khá nhẹ và tiện lợi cho vận chuyển đi xa.

Bài, ảnh: Lê Đồng

Tin liên quan

Tin mới hơn

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

Cá sạch sông Đà - Sản vật quý ở Đà Bắc

LNV - Cuối năm 2023, các sản phẩm cá lăng đen, trắm đen và cá ngạnh của xã Tiền Phong (Đà Bắc) được công nhận tiêu chuẩn OCOP 3 sao. Những sản vật quý được nuôi dưỡng trên dòng Đà Giang đã và đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn giúp người dân xóa đói, giảm nghèo. Với quy trình chăn nuôi khoa học, các sản phẩm cá sạch sông Đà đã khẳng định được chất lượng trên thị trường. Qua đó tạo điều kiện cho các hộ cải thiện thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống.
Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

Sóc Sơn: Phát triển sản phẩm OCOP, khơi dậy tiềm năng, lợi thế địa phương

LNV - Huyện Sóc Sơn hiện có hơn 10.000ha đất sản xuất nông nghiệp, hơn 4.500ha đất lâm nghiệp; 112 hợp tác xã nông nghiệp hoạt động nhiều ngành nghề, loại hình; 3.447 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và 2 làng nghề truyền thống...Đây là tiềm năng lớn để huyện phát triển đa dạng sản phẩm nông nghiệp, làng nghề theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), qua đó đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân địa phương.
Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

Quảng Ninh: Hội Nông dân các cấp đồng hành cùng nông dân phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Sau hơn 10 năm thực hiện chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP), đến nay, Quảng Ninh đang có 417 sản phẩm được công nhận OCOP từ 3-5 sao. Đến nay, Hội Nông dân (HND) các cấp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang triển khai nhiều cách làm, giải pháp để chung tay cùng hội viên, nông dân xây dựng và phát triển sản phẩm OCOP.
“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

“Bảo tàng gia đình” ở thành phố hoa phượng đỏ

LNV - Một ngày đầu Thu 2023, tôi về thăm bác Trịnh Trọng Giữ, người CCB của Tiểu đoàn Hải Đà năm xưa - Đơn vị anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Với tình cảm của một đảng viên, hội viên CCB, hội viên Chi hội KHLS Quân sự thành phố Hải Phòng, bác Giữ tâm sự về cuộc đời, về sự cống hiến không mệt mỏi, nhất là quá trình xây dựng “Bảo tàng gia đình của Cụ Trịnh Văn Nghệ và cụ Trần Thị Xúc”.

Tin khác

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

Bánh lọc Huế trở thành sản phẩm OCOP ở Lâm Đồng

OVN - Vốn là món ăn đặc trưng của tỉnh Thừa Thiên Huế nhưng khi được người dân đưa về phát triển huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng), món bánh lọc lại nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng và trở thành một trong những món bánh đạt chất lượng OCOP của địa phương.
Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định: Hoài Nhơn phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm, nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu.
Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

Bình Định hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP

OVN - UBND tỉnh Bình Định xây dựng Đề án hỗ trợ phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh, nhằm lựa chọn một số sản phẩm OCOP đặc trưng để tập trung hỗ trợ phát triển thành hàng hóa, đáp ứng yêu cầu cao về chất lượng, mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu.
Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

Sản phẩm OCOP Hà Giang hấp dẫn người tiêu dùng và khách du lịch

OVN - Hà Giang là tỉnh miền núi biên giới phía Bắc có địa hình chia cắt mạnh đã tạo nên các tiểu vùng thời tiết khí hậu với các sản phẩm nông nghiệp đặc thù. Trong những năm qua, các sản phẩm OCOP đặc thù của Hà Giang có nguồn gốc từ nông nghiệp là những sản phẩm thu hút người tiêu dùng và khách du lịch.
Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

Sản phẩm OCOP phát triển từ những tiềm năng, lợi thế của địa phương

OVN - Sản phẩm OCOP nên lựa chọn và ưu tiên phát triển các nhóm sản phẩm truyền thống cũng như các sản phẩm mới được hình thành dựa trên nền tảng lợi thế của địa phương, có chất lượng nổi trội, đặc sắc.
Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

Mô hình thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền

OVN - Nhận thấy tỉnh Thái Nguyên có tiềm năng với nhiều sản phẩm OCOP đa dạng và chất lượng, HTX Phú Lộc Thái Nguyên đã xây dựng mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm đáp ứng nhu cầu khách hàng khi muốn lựa chọn những nông sản để tiêu dùng và làm quà biếu tặng.
OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OCOP 3 sao thúc đẩy nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn

OVN - Được công nhận là sản phẩm đạt chất lượng OCOP 3 sao, nghề làm bánh bột lọc Thạch Sơn đang từng bước mở rộng thị trường, mang đặc sản miền quê của huyện Lâm Thao, Phú Thọ tới nhiều khách hàng.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.
"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

Nam Định: Nước mắm "Nhà thờ đổ" - Hương vị truyền thống vùng quê Hải Hậu

LNV - Với tâm niệm gìn giữ và phát triển nghề nước mắm truyền thống của vùng quê Hải Hậu, anh Nguyễn Đức Duy, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp và thủy sản (HTXNN và TS) Hải Hậu đã đầu tư tiền của, công sức xây dựng thương hiệu mắm uy tín trên thị trường. Năm 2021, sản phẩm “Nước mắm Nhà thờ đổ” của HTXNN và TS Hải Hậu được UBND tỉnh Nam Định công nhận đạt sản phẩm tiêu chuẩn OCOP 3 sao.
11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

11 công dụng tuyệt vời của lá lốt đối với sức khoẻ

LNV - Lá lốt là một loại cây thân thảo được sử dụng nhiều trong chế biến món ăn để gia tăng mùi vị thơm ngon. Không chỉ là một nguyên liệu nấu ăn thơm ngon, lá lốt còn là phương thuốc dân gian hỗ trợ điều trị cảm lạnh, đau nhức xương khớp,... Dưới đây là một số công dụng của lá lốt trong chăm sóc sức khoẻ và điều trị bệnh không phải ai cũng biết.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

Hành tăm ở vùng đất cát pha bạc màu

LNV - Với đặc trưng đất trồng là loại đất cát pha bạc màu, trồng lúa và hoa màu kém phát triển nhưng cây hành tăm ở xã Thiên Lộc, xã Vượng Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) lại phát triển tốt và mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nông dân nơi đây.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động