Thanh Hóa: Hướng đến nền nông nghiệp công nghệ cao
Sau khi nghe báo cáo dự thảo “Đề án tích tụ đất đai tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2018 - 2020, định hướng 2025”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Nguyễn Đức Quyền khẳng định: “Muốn nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp phải hình thành các chuỗi liên kết theo hướng quy mô lớn, áp dụng công nghệ cao, các doanh nghiệp đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Để làm được điều đó cần đẩy mạnh quá trình tích tụ ruộng đất, từ đó đánh giá chính xác thực trạng của từng lĩnh vực, từng loại cây trồng để có định hướng phát triển phù hợp”.
Thống kê từ Sở NN-PTNT cho thấy, hiện trên địa bàn đã có 24 đơn vị cấp huyện tham gia tích tụ, tập trung ruộng đất với tổng diện tích đạt 8.548,3ha. Trong đó trồng trọt 2.348ha, chăn nuôi 4.551,9ha và thủy sản 1.648,4ha.
Tích tụ ruộng đất trong sản xuất trồng trọt hiện nay chủ yếu được thực hiện dưới 3 hình thức. Đầu tiên là nhà nước cho thuê hoặc giao đất, các doanh nghiệp, cá nhân, hộ gia đình xây dựng các dự án đầu tư sản xuất trồng trọt được UBND tỉnh, huyện chấp thuận chủ trương đầu tư. Từ năm 2010 đến nay, toàn tỉnh đã triển khai được nhiều dự án điểm, điển hình như Khu Nông nghiệp CNC Lam Sơn quy mô 128ha (Thọ Xuân), Cty Miền Tây sản xuất rau an toàn 37ha tại Thọ Xuân...
Công ty CP Mía đường Lam Sơn là một trong những đơn vị đi đầu trong phong trào tích tụ.
Hình thức thứ 2 là trực tiếp thuê lại đất của các hộ gia đình không còn nhu cầu sử dụng trong một thời hạn nhất định thông qua hợp đồng dân sự, song vẫn giữ quyền sử dụng đất, giá thuê áp dụng theo thỏa thuận thường thấp hơn giá địa tô chênh lệch (giữa tổng thu nhập và chi phí sản xuất). Điển hình trong cách làm này phải kể đến Cty CP Mía đường Lam Sơn khi thuê 294,5ha đất tại các huyện Thiệu Hóa, Triệu Sơn, Thọ Xuân; Cty Thành Thuận Tâm (Hưng Yên) xây dựng mô hình chuối tiêu hồng 15ha tại Cẩm Thủy và mô hình sản xuất cam Canh 40ha tại Như Xuân; một số chủ hộ gia đình thuê 17ha đất tại huyện Cẩm Thủy tiến hành sản xuất ngô làm thức ăn chăn nuôi xanh; Cty Út Phương thuê đất sản xuất dược liệu, cây TĂCN tại Thái Hòa quy mô 40ha; 1 hộ nông dân tại xã Thiệu Thịnh - Thiệu Hóa thuê, mượn gần 27ha đất sản xuất lúa. Ngoài ra, theo từng thời vụ và nhu cầu sản phẩm có nhiều doanh nghiệp đã thực hiện việc thuê đất ngắn hạn sản xuất mặt hàng nông sản, rau củ quả các loại, riêng năm 2016 thực hiện đạt 826ha.
Cuối cùng là góp đất sản xuất, hình thức tích tụ này mới được hình thành, chủ yếu tập trung ở vùng mía của Cty CP mía đường Lam Sơn và Cty TNHH đường mía Việt Nam - Đài Loan, do các hộ chủ động liên kết với nhau tạo thành các cánh đồng mía lớn để thuận tiện cho quá trình cơ giới hóa. Bên cạnh đó, tại các xã Định Tường, Định Tiến, Định Tân, Định Hòa, Định Bình, Định Long... của huyện Yên Định đến nay đã hình thành các HTX do nhân dân góp đất để sản xuất lúa giống lúa thành vùng tập trung quy mô lớn…
Nâng cao giá trị
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng và xây dựng quan hệ sản xuất mới là chủ trương lớn mà tỉnh Thanh Hóa hướng đến. Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn đã chuyển đổi được 9.024.2ha đất lúa kém hiệu quả sang các loại cây trồng khác và nuôi trồng thủy sản, trong đó năm 2015 chuyển đổi 1.089ha, năm 2016 đạt 4.286,2ha, năm 2017 đạt 5.028ha.
Hiệu quả kinh tế chuyển biến rõ rệt sau chuyển đổi: trồng ngô đạt doanh thu trên 100 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng/ha/năm; trồng mía cho doanh thu 80 triệu/ha/năm trở lên, lợi nhuận trên 26 triệu đồng/ha/năm; trồng ớt cho doanh thu 160 - 340 triệu đồng/ha/năm, lợi nhuận 100 - 260 triệu đồng/ha/năm. Riêng vụ đông xuân 2016 - 2017 lợi nhuận trồng ớt khoảng 530 triệu đồng/ha.
Dễ nhận thấy, chủ trương tích tụ, tập trung ruộng đất phát triển sản xuất quy mô áp dụng công nghệ cao được tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm bằng cách ban hành nhiều chính sách, cơ chế phù hợp nhằm tạo động lực kích cầu. Lúc này, nhiều mô hình đang phát huy giá trị, lợi ích kinh tế mang lại là điều không phải bàn cãi.
Lấy ví dụ, việc tổ chức sản xuất đồng bộ lúa giống F1, lúa giống thuần, thương phẩm tại các huyện Yên Định, Hoằng Hóa, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Nông Cống… tăng hiệu quả 1,2 - 1,5 lần; sản xuất lúa giống, gạo chất lượng cao của Cty CP Mía đường Lam Sơn tăng 1,5 - 1,7 lần; mô hình thuê ruộng để trồng chuối xuất khẩu của Cty TNHH Thuận Tâm Thành tại huyện Cẩm Thủy cho thu nhập từ 250-300 triệu đồng/ha, lợi nhuận cao hơn từ 30 - 50 triệu đồng/ha; mô hình tích tụ đất trồng cây ăn quả có múi tại huyện Thọ Xuân cho thu nhập 500 triệu đồng/ha, lợi nhuận 350 triệu đồng/ha; mô hình trồng cây dược liệu tại huyện Triệu Sơn cho thu nhập 400 triệu/ha/năm...
Bài và ảnh Việt Khánh
Tin liên quan
Tin mới hơn
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề
11:00 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi
10:59 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”
14:13 | 24/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kẹo dừa Bến Tre - Đặc sản truyền thống
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng nghề gốm Gia Thuỷ hơn 60 năm đỏ lửa
14:19 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hành trình từ bản đến thế giới của hợp tác xã Hoa Tiến
14:18 | 21/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hội Làng nghề mộc truyền thống Thượng Mạo tổ chức Đại hội III, nhiệm kỳ 2024 - 2029
09:23 | 18/11/2024 Tin tức
Xây dựng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu chứng nhận “Hành tím Duyên Hải – Trà Vinh”
10:41 | 15/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Say đắm hương vị nước mắm Gành Đỏ
16:04 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thanh Hoá: Bảo tồn làng nghề gắn với phát triển du lịch
09:01 | 14/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phụ nữ Nghệ An bảo tồn và phát huy nghề truyền thống
15:53 | 12/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề gốm Gia Thuỷ - Nơi ngọn lửa nung rực cháy suốt 5 thập kỷ
09:40 | 11/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nam Định: Làng nghề nước mắm truyền thống Sa Châu tập trung sản xuất hàng Tết
09:56 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề chiếu Định Yên bảo tồn nét đẹp thủ công giữa thời đại mới
09:52 | 08/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Trên 1000 sản phẩm có mặt tại Hội chợ sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn Hà Nội
23:00 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề làm đá Bửu Long hàng trăm năm tuổi
14:17 | 06/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Chiếc mâm mây được ví như linh hồn của dân tộc Hà Nhì
08:50 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tranh gốm Kim Lan - Di sản văn hoá
08:49 | 04/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Huyện Ba Vì (Hà Nội): Trường THCS Phú Sơn duy trì danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc cấp Thành phố
13:46 Tin tức
Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp sáng tạo, làng nghề của Phụ nữ Thủ đô và Vùng Đồng bằng sông Hồng
11:01 Tin tức
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 Làng nghề, nghệ nhân
Khen thưởng nghệ nhân, thợ lành nghề có nhiều đóng góp trùng tu điện Thái Hòa
11:01 Tin tức
Cần sự gắn kết giữa nhà sản xuất, nhà thiết kế mẫu mã sản phẩm, mẫu bao bì và xây dựng thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ
11:00 Nghiên cứu trao đổi