Thành công mô hình đông trùng hạ thảo
Chị Thư kiểm tra quá trình phát triển của nấm đông trùng hạ thảo.
Để nấm đông trùng hạ thảo đạt chất lượng và có nguồn nhân giống tốt chị đã mua giống ở Viện Di truyền nông nghiệp Việt Nam. Chị Thư nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo theo quy trình khép kín, từ sơ chế nguyên liệu để nuôi nấm từ gạo, nhộng tằm, khoai tây nghiền nát, sau đó mang hấp tiệt trùng và chuyển sang phòng lạnh cho nguội để bắt đầu cấy giống, ủ tối từ 7 - 10 ngày để nuôi sợi, sau đó mới đến giai đoạn tạo giá thể, nuôi giá thể và thu hoạch. Để đảm bảo nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo thành công, phòng nuôi cũng phải đảm bảo các điều kiện về tiệt trùng, hệ thống chiếu sáng, hệ thống máy lạnh và giàn giá để đặt bình nuôi. Trong quá trình nuôi nhiệt độ phải đảm bảo từ 18 - 20 độ C, độ ẩm dao động từ 78 - 90%. Chị Thư chia sẻ: “Mỗi lứa nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo chỉ từ 60 - 90 ngày có thể thu hoạch. Chi phí đầu tư cho công nghệ không lớn, song để có được sản phẩm chất lượng và hàm lượng cordycepin, adenosine cao đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng thì khâu quan trọng nhất vẫn là nhân giống ở giai đoạn bánh tẻ, bảo quản được giống và nuôi giống để không bị thoái hóa”. Nhờ sự cần cù, tỷ mỉ và chịu khó học hỏi, mô hình nuôi trồng đông trùng hạ thảo của chị Thư thành công và được khách hàng ưa chuộng không chỉ chất lượng sản phẩm mà giá thành cũng phải chăng.
Cùng với đó, chị Thư xây dựng thương hiệu cho đông trùng hạ thảo và lấy tên nhãn hiệu sản phẩm với tên gọi SUKOVA - có nghĩa là sức khỏe vàng. Tiến hành đăng ký mẫu mã chất lượng sản phẩm với cơ quan chức năng. Đầu năm 2021, gia đình chị Thư vay vốn thêm của anh em, họ hàng và cùng với số tiền tích cóp đầu tư 3 tỷ đồng mở rộng quy mô sản xuất nấm đông trùng hạ thảo lên gần 500m2 với 3 cơ sở tại các phường: Đoàn Kết, Quyết Tiến và Tân Phong. Tiêu chí của đông trùng hạ thảo SUKOVA là lấy chất lượng để phục vụ thị trường, chính vì thế sản phẩm đông trùng hạ thảo của gia đình chị luôn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Sản phẩm làm ra tiêu thụ tốt giúp cho gia đình chị thu nhập ổn định và tạo công ăn việc làm thường xuyên cho 6-8 lao động địa phương, mức lương từ 4-8 triệu đồng/người/tháng.
Với quy trình sản xuất nghiêm ngặt, chặt chẽ và chất lượng sản phẩm được người tiêu dùng đánh giá cao, cuối năm 2020, đông trùng hạ thảo SUKOVA của gia đình chị Thư là một trong 2 sản phẩm OCOP của phường Đoàn Kết được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận OCOP 3 sao ở 2 dạng đông trùng hạ thảo sấy khô nguyên sợi và nhộng đông trùng hạ thảo khô. Hiện, sản phẩm của gia đình chị có mặt tại một số triển lãm, hội chợ và có độ phủ sóng thị trường khá rộng trong cả nước. Qua đó, góp phần cho thành công của đề án sản phẩm OCOP phường Đoàn Kết và thành phố Lai Châu.
Đánh giá về mô hình đông trùng hạ thảo của gia đình chị Thư, đồng chí Phạm Tiến Dũng - Phó Chủ tịch phường Đoàn Kết khẳng định: “Mô hình đông trùng hạ thảo SUKOVA đang là hướng đi đúng trong giai đoạn hiện nay, khi gia đình chị Phạm Thị Thư biết ứng dụng công nghệ vào sản xuất và mang lại hiệu quả tốt, đủ sức cạnh tranh với thị trường. Thành công của mô hình còn truyền cảm hứng khởi nghiệp, lập nghiệp cho nhiều hộ nông dân khác. Đồng thời, còn giải quyết việc làm tại chỗ cho lao động địa phương”.
Thời gian tới, chị Phạm Thị Thư tiếp tục mở rộng thị trường, quy mô sản xuất, phát triển các sản phẩm đông trùng hạ thảo có tính chất chuyên biệt cho đối tượng sử dụng như: người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường… Bản lĩnh, trí tuệ và quyết tâm làm giàu đã giúp chị Thư nghiên cứu sản xuất nuôi cấy nấm đông trùng hạ thảo thành công, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh.
Bài, ảnh: Ánh Hồng
Tin liên quan
Tin mới hơn

Bình Định hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp năm 2025
13:35 | 16/04/2025 Khởi nghiệp

Thanh Hóa: Bí thư Đoàn xã tiên phong với mô hình nuôi dúi hiệu quả
20:36 | 28/03/2025 Tin tức

Hãy biến Bình Định thành cái nôi của khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo
11:27 | 27/03/2025 Khởi nghiệp

Bình Định tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp sáng tạo quốc gia
10:40 | 19/03/2025 Khởi nghiệp

Cô gái khởi nghiệp từ loại men truyền thống của người Mông
19:32 | 25/02/2025 Khởi nghiệp

Bình Định triển khai Chương trình “Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp”
20:35 | 26/12/2024 Khởi nghiệp
Tin khác

Làm giàu từ mô hình nuôi chim trĩ
09:09 | 25/12/2024 Khởi nghiệp

Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 | 12/12/2024 Khởi nghiệp

Cô gái sản xuất ra 15 dòng sản phẩm từ mo cau
11:01 | 15/11/2024 Khởi nghiệp

Phát triển sản phẩm an toàn từ mô hình trồng rau theo hướng hữu cơ
22:02 | 09/11/2024 Khởi nghiệp

Gia Lâm: Tăng tốc, khôi phục sản xuất sau lũ
09:16 | 07/11/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Ba Na khởi nghiệp với rượu cần
14:18 | 06/11/2024 Khởi nghiệp

Trao giải Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp Vùng khu vực miền Trung năm 2024
10:05 | 30/09/2024 Khởi nghiệp

Trần Quang Vũ- Người Việt Tiên Phong Mang Khát Vọng Nâng Tầm Guitar Việt Nam
11:34 | 24/09/2024 Khởi nghiệp

Phụ nữ Bình Định khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh
10:52 | 12/09/2024 Khởi nghiệp

Tiền Giang: Khởi nghiệp với mô hình nuôi ốc bươu đen
10:53 | 05/09/2024 Khởi nghiệp

Khởi nghiệp mô hình rau an toàn cho phụ nữ ở Phú Thọ
16:14 | 07/08/2024 Khởi nghiệp

Lai Châu: Nhiều giải pháp hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
14:13 | 23/07/2024 Khởi nghiệp

Trà Vinh: Nhiều chương trình, hành động cùng xây dựng nông thôn mới
14:19 | 03/07/2024 Nông thôn mới

Khởi nghiệp từ mô hình sản xuất, chế biến các sản phẩm từ chuối
09:50 | 02/07/2024 Khởi nghiệp

Thừa Thiên Huế: Xoá nghèo bền vững từ mô hình kinh tế kết hợp tại miền núi
14:41 | 27/06/2024 Khởi nghiệp

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 Du lịch làng nghề

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 Tin tức

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 Nông thôn mới

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 Làng nghề, nghệ nhân