Những nguyên nhân thường gặp dễ gây mất trí nhớ
Căng thẳng, lo âu: Stress và lo lắng kéo dài dẫn đến vấn đề về trí nhớ. Theo nghiên cứu đăng trên tạp chí Frontiers in Psychiatry năm 2022, căng thẳng mạn tính nếu không điều trị có thể khiến bạn bị trầm cảm và ảnh hưởng đến chức năng não bao gồm khả năng ghi nhớ. Tình trạng này có khả năng cải thiện nếu bạn dùng thuốc đúng và đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Thiếu ngủ: Gây mệt mỏi có thể dẫn đến sương mù não khiến não bị tổn thương. Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu Giấc ngủ của Mỹ, những người mất ngủ và ngưng thở khi ngủ thực hiện bài kiểm tra trí nhớ không tốt bằng những người không mắc các chứng bệnh đó. Ngưng thở khi ngủ khiến quá trình cung cấp oxy lên não bị gián đoạn. Điều này ảnh hưởng đến trí nhớ điều hướng không gian (khả năng ghi nhớ đường đi, nơi chốn...).
Thiếu hoặc mất ngủ có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ. Ảnh: Freepik
Thuốc: Hay quên hoặc mất trí nhớ có thể là dấu hiệu cho thấy bạn cần điều chỉnh thuốc. Một số loại thuốc ảnh hưởng đến trí nhớ gồm thuốc chống trầm cảm, động kinh, thuốc huyết áp, vài loại thuốc giảm đau, thuốc ngủ... Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) lưu ý về các loại thuốc giảm cholesterol (còn gọi là satin) có thể tăng nguy cơ mắc tác dụng phụ cho người bệnh dẫn đến lú lẫn, mất trí nhớ.
Thiếu hụt dinh dưỡng: Vitamin như vitamin B12 cần thiết cho chức năng thần kinh sẽ gây mất trí nhớ. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, mỗi ngày, người lớn nên cung cấp khoảng 2,4 microgam B12 trong chế độ ăn uống. Vitamin này có trong sản phẩm từ sữa, thịt, cá, ngũ cốc. Một số yếu tố nguy cơ khiến thiếu hụt vitamin B12 như rối loạn hệ tiêu hóa, người trên 75 tuổi, uống nhiều rượu, dùng thuốc giảm axit trong dạ dày, thuốc tránh thai...
Đột quỵ: Thay đổi về khả năng nhận thức và vận động có thể dẫn đến tắc nghẽn mạch máu não. Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, đột quỵ thầm lặng (đột quỵ không biểu hiện triệu chứng) dẫn đến vấn đề về trí nhớ nhẹ và dần phát triển thành suy giảm nhận thức. Não dễ bị tổn thương do lưu lượng máu bị tắc hoặc giảm oxy và các chất dinh dưỡng cần thiết. Theo nghiên cứu đăng trên BMC Public Health năm 2021, suy giảm trí nhớ là dấu hiệu cảnh báo các bệnh tim mạch, đột quỵ.
Bên cạnh nguyên nhân phổ biến nêu trên còn những nguyên nhân ít gặp cũng gây mất trí nhớ.
Nhiễm trùng: Mất trí nhớ có thể là kết quả của nhiễm trùng nặng quanh não nếu không điều trị. Theo Everyday Health, một số bệnh nhân Covid-19 kéo dài có thể bị mất trí nhớ sau khi bị nhiễm trùng.
Tổn thương đầu: Triệu chứng của chấn thương não nhẹ gồm lú lẫn, rối loạn trí nhớ, mất khả năng tập trung theo Viện Rối loạn thần kinh và Đột quỵ Mỹ.
Khối u: Khối u não ảnh hưởng đến trí nhớ và khả năng xử lý thông tin theo Hiệp hội U não Mỹ. Các phương pháp điều trị u não như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị đều có khả năng tác động tiêu cực đến trí nhớ của bạn.
Lạm dụng chất kích thích: Nghiện rượu hoặc ma túy đều không tốt cho não. Người trên 70 tuổi nếu uống nhiều rượu tăng nguy cơ mất trí nhớ so với người uống ít hoặc không uống.
Theo Nhi Tiêu
Tin liên quan
Tin mới hơn

Phòng ngừa ung thư gan hiệu quả: Duy trì lối sống lành mạnh và kiểm tra gan định kỳ
14:34 | 08/07/2025 Sức khỏe - Đời sống

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội: Tôn vinh làng nghề Việt qua Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025
13:58 Làng nghề, nghệ nhân

Ninh Bình: Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lễ hội truyền thống
13:57 Văn hóa - Xã hội

Giáo dục văn hóa truyền thống cho học sinh người dân tộc thiểu số
13:57 Văn hóa - Xã hội

Nặm Dên (Chiềng Sơn): Khởi sắc từ chương trình xây dựng nông thôn mới
13:57 Nông thôn mới

Ninh Bình: Công nhận làng nghề trồng hoa đào
13:57 Tin tức