Nhiều bí ẩn từ những bài thuốc của người Dao chưa được khám phá
Kho tàng y học dân gian phong phú
Không phải ngẫu nhiên mà người Dao lại tích lũy được một kho tàng y học dân gian phong phú đến vậy. Chính điều kiện sống tự nhiên ở vùng sâu từ thuở sơ khai đã "kích hoạt" sự sáng tạo, chủ động trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cộng đồng. Đa số các gia đình người Dao đều tự chữa những bệnh thông thường cho người nhà theo kinh nghiệm của gia đình, dòng tộc. Mỗi làng, mỗi bản của người Dao đều có những thầy thuốc giỏi bốc thuốc chữa bệnh.
Trải qua nhiều thế hệ với môi trường sống gần núi và núi cao, người Dao đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm y học cổ truyền vô cùng quý giá. Nếu nhắc đến người Dao, phải nhắc đến nghề làm thuốc nam gia truyền từ lâu đời trong cộng đồng, trong đó có người Dao quần chẹt ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn. Cho tới nay, nhiều hộ gia đình người Dao vẫn giữ nghề, bốc thuốc, chữa bệnh cứu người.
Cách chữa bệnh của đồng bào Dao thường phán đoán bệnh dựa vào thực trạng của bệnh, sức khỏe, tuổi tác của bệnh nhân mà cắt thuốc để chữa.Tùy theo từng loại bệnh mà cách chữa cũng khác nhau. Nếu bị các bệnh liên quan đến nội tạng như sỏi thận, đau tim, hô hấp, nhức xương, viêm gan,… thì chữa bằng cách đun nước uống nhiều ngày hoặc cho các vị thuốc vào nấu với thức ăn để ăn dần.
Người mắc các bệnh ngoài da như ngứa, lở loét, mụn nhọt,… thì đem các vị thuốc đun sôi, chắt lấy nước để rửa, tắm gội hoặc ngâm chỗ vết thương nhiều lần.
Gặp các vết thương ở trên cơ thể hoặc gãy xương thì giã nát thuốc, đem ủ trong bếp cho ấm mới đắp và bó vào vết thương. Để giữ độ ẩm cho thuốc, trước khi ủ hoặc sấy nóng, thuốc được tưới bằng nước vo gạo
hoặc rượu nhạt.
Các bệnh đau lưng, đau đầu và mệt mỏi toàn thân thì phải kết hợp vừa uống thuốc vừa trải thuốc giã nhỏ đã hun nóng xuống dưới chiếu hoặc dưới vải để người bệnh nằm lên trên. Tuy nhiên, thầy thuốc không chỉ đơn giản là cho bệnh nhân uống, đắp hoặc xông bằng nước thuốc mà còn sử dụng các phương pháp tác động trực tiếp vào người bệnh như hỏa châm, đánh gió,
xoa bóp, bấm huyệt.
Ngoài ra, cách sử dụng các bộ phận để làm thuốc cũng rất khác nhau, có loại lấy rễ, có loại lấy lá hoặc vỏ, có loại lại lấy quả hoặc hoa... Phương pháp chế biến thuốc cũng tùy từng loại, có vị thuốc sắc uống nhưng có vị giã nhỏ; Một số vị đem đun lấy nước tắm gội, rửa như các bệnh ngứa, lở loét, phù thũng...
Những bài thuốc, cây thuốc chưa được định tên
Qua tìm hiểu cho thấy, phần lớn những cây thuốc quý hiếm của đồng bào thường không có tên. Người ta thường gọi tên các cây đó theo công dụng của nó như "cây thuốc đau bụng", "cây thuốc bong gân",… Khi muốn truyền lại cho nhau, người ta phải chỉ cho nhau tận cây vài lần mới nhớ được, cũng có khi người ta phải nói rõ đặc điểm và nơi mọc của cây thuốc. Vì thế, việc nghiên cứu và liệt kê các loại thuốc của người Dao là một việc làm không dễ dàng mà đòi hỏi công phu. Nhiều loài cây chưa được khoa học nhận diện, định tên nhưng bao thế hệ người Dao quần chẹt ở Cát Thịnh đã sử dụng để chữa bệnh, cứu người. Một đặc điểm trong việc cắt thuốc của đồng bào Dao quần chẹt ở đây là đồng bào chỉ tiến hành hái thuốc vào những ngày lẻ trong tháng và chỉ hái vào lúc sáng sớm hoặc chiều muộn; Kiêng hái thuốc vào buổi trưa, một số loại kiêng hái khi có ánh sáng mặt trời. Người ta cho rằng hái thuốc vào giờ đó sẽ mất tác dụng của thuốc. Đối với những gia đình có truyền thống cắt thuốc chữa bệnh lâu đời, trước khi vào rừng lấy thuốc, người ta còn thắp hương cầu xin tổ tiên phù hộ cho lấy được loại thuốc tốt.
Ông Phùng Chiều Tơ, bản Đá Gân, xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn cho biết nghề nấu cao lá của người Dao có từ rất lâu đời, Trong đó nhiều phương thuốc gia truyền tốt, có khả năng chữa, bổ trợ và điều trị các bệnh như thấp khớp, kém ăn, mất ngủ, dạ dày, đại tràng,... Nhưng đặc biệt hơn cả vẫn là bài thuốc cổ truyền được nấu bằng 365 loại thảo dược, có tên gọi là cao lá bách thảo. Trước đây, người Dao chỉ biết dùng cây thuốc dưới dạng tươi hoặc khô, khi vận chuyển đường dài gặp nhiều khó khăn. Người ta bắt đầu nghĩ ra cách chế biến thuốc gọn nhẹ hơn mà vẫn giữ được công dụng của thuốc, từ đó cao lá ra đời.
Những bài thuốc gia truyền là sự tổng hợp của 365 loại thảo dược đó không chỉ tăng sức đề kháng, phòng chống bệnh tật mà còn có thể chữa một số căn bệnh như: Dạ dày (được sử dụng các cây thuốc đốm gai, cỏ ké, cây bét trắng và bét đỏ…); Đại tràng cấp (cây chàm lá nhỏ…); Đau dây thần kinh (cây năm lá, cây biến hoá, gió co, gấu tàu, gừng tía…); Đau bụng đi ngoài, mất ngủ, kém ăn, hoa mắt chóng mặt…
Mỗi năm, số thảo dược quý ngày một ít đi và người Dao ở Cát Thịnh lại phải nhân giống, bảo vệ các cây thuốc bằng cách mang về để trồng ở trong khu vườn của nhà mình. Chị Triệu Thị Cường, người có công trong việc gìn giữ và phát triển nghề cao bách thảo, đưa thương hiệu cao bách thảo nổi tiếng khắp nơi cho biết: “Không được vì lợi ích trước mắt mà quên y đức, sao nhãng trách nhiệm trị bệnh cứu người".
Bài và ảnh Nhật Nam
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP