Hà Nội: 27°C Hà Nội
Đà Nẵng: 26°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 28°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

RƯỢU ÚT TÂY: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH

OVN - Hằng năm, tại mảnh đất Hậu Giang - nơi chịu ảnh hưởng nặng nề của chiến tranh, chị Võ Thị Phương Trang vẫn không quên ôn lại truyền thống vẻ vang của gia đình. Đồng thời, nhắc nhở bản thân phải tích cực tham gia vào nhiệm vụ phát triển kinh tế địa phương.

Chuyện kể về các gương anh hùng dũng cảm kiên trung, cùng tình yêu mãnh liệt với quê hương đất nước đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Không chỉ là nhằm hoài niệm về quá khứ, đó còn là động lực hướng tới tương lai, giúp con cháu mai sau vững bước, phấn đấu trong thời bình. Sinh ra vào thời chiến, chị Võ Thị Phương Trang (SN 1971) quê tại xã Hòa An, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang (trước đây thuộc tỉnh Chương Thiện, tên một tỉnh cũ Miền Nam, tồn tại từ năm 1961 đến 1975), vốn là thành viên của một gia đình có truyền thốngkháng chiến.

RƯỢU ÚT TÂY: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
Chị Võ Thị Phương Trang - Đại diện Cơ sở Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây

Vùng Phụng Hiệp từng là căn cứ địa của lực lượng cách mạng địa phương, nên gánh chịu rất nhiều bom đạn của thế lực thù địch trong kháng chiến. Ký ức về thời kỳ đấu tranh ác liệt dường thư đã “thấm” vào từng thớ đất lẫn suy nghĩ của con người nơi đây, khiến họ thêm phần trân trọng và ghi nhớ công lao của thế hệ cha ông. Trưởng thành trong giai đoạn hàn gắn vết thương sau chiến tranh, cuộc sống gia đình chị Trang cũng như phần lớn bà con lúc bấy giờ vô cùng khó khăn.

Chị cho biết, “Thời điểm ấy, người dân nơi tôi ở mù chữ rất nhiều, đường xá nông thôn cũng chưa thuận lợi. Giao thông đường thủy chủ yếu bằng ghe xuồng tam bản. Lo ngại đi lại đường xa, nhiều nguy hiểm, vả lại bà con quan niệm cái “táo” dùng để đong lúa chứ không ai đong chữ cho nên chỉ hướng cho con cái đi làm ruộng rẫy, cả xóm chỉ có vài gia đình cho con đi học”.

Nhận thấy tầm quan trọng của học vấn, mặc dù gia đình tương đối đông con, cha mẹ chị Trang vẫn cố gắng cho con cái thông thạo mặt chữ. Tất cả anh chị em trong nhà đều tốt nghiệp Trung học Phổ thông. Riêng chị Trang thì tiếp tục thi vào Trường Trung học Y tế Cần Thơ (tốt nghiệp năm 1993), rồi làm công tác ở Ủy Ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em tỉnh Cần Thơ. Tại đây, chị phụ trách chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em từ năm 1994 - 1997.

Cơ duyên đến với nghề y vốn được chị ấp ủ từ nhỏ thông qua một người cô trong gia đình. “Trong một lần lúc cô Út của tôi bị bệnh, ông nội tôi chở cô đến Trạm xá chích thuốc. Do năng lực chuyên môn không cao, nên nhân viên y tế vô tình làm tổn thương dây thần kinh tọa, khiến cô Út bị liệt bên chân,” chị Trang kể lại. Nhìn người cô còn trẻ lại phải mang thương tật trong người, đưa cháu gái nhỏ nhắn khi đó mặc dù chỉ nghe kể lại nhưng cũng dần nhen nhóm trong đầu suy nghĩ muốn trở thành y sĩ giúp đời. Chị hoài niệm, “Trong gia đình, tôi rất thương cô Út. Có lẽ niềm yêu thích đối với nghề y, chăm sóc sức khỏe, cống hiến cho mọi người cũng cô truyền sang cho tôi”.

Được biết, cô của chị Trang từng tham gia kháng chiến, công tác tại Văn phòng Công an huyện ủy Long Mỹ. Sau đó Cô được phân công đi học lớp y tá, nhưng không may vừa hoàn thành khóa học, trên đường đi nhận công tác, bị trực thăng địch phát hiện, cô hy sinh, mất năm 1962. Hình ảnh người phụ nữ vượt qua bệnh tật, kiên cường với khát khao cống hiến dường như chưa lúc nào xóa nhòa trong tâm khảm chị Trang. Có thể xem việc lựa chọn nghề y (sau này là làm kinh tế) chính là lời tri ân, tiếp nối ước mơ cống hiến còn đang dang dở.

RƯỢU ÚT TÂY: TIẾP BƯỚC TRUYỀN THỐNG GIA ĐÌNH
Tiếp bước truyền tốt đẹp của gia đình, cả anh Lê Quang Anh và chị Võ Thị Phương Trang đều đang tham gia tích cực vào quá trình phát triển kinh tế quê hương

Bên cạnh đó, chị Trang còn có người bác từng đi tập kết ra Bắc, được đưa sang du học ở Liên Xô (Nga ngày nay) và lần lượt được bổ nhiệm làm Giám đốc xưởng pin con Ó, con Mèo tại TPHCM thời gian sau giải phóng. Cha chị Trang cũng từng công tác ở Ban Binh Vận tỉnh Cần Thơ, bị thương trở về địa phương, nhưng vẫn tham gia phát triển kinh tế, để lại trong tim mọi người hình ảnh một thương binh vượt qua mọi khó khăn đóng góp cho tổ quốc. Hai người cô khác của chị cũng có chồng là cán bộ Cách Mạng. Bà ngoại chị cũng là một bà Mẹ Việt Nam Anh hùng.

Xuất thân từ gia đình có truyền thống vẻ vang như vậy, bản thân chị thừa hiểu phải nỗ lực phấn đấu hơn nữa để kế thừa và tiếp tục góp phần phát triển địa phương. Tuy nhiên, làm việc ở Ủy Ban Bảo vệ và Chăm sóc trẻ em đến năm 1997, gia đình chị gặp khó khăn về mặt kinh tế. “Lương trung cấp y tế quá ít nên tôi buộc lòng phải chuyển sang phối hợp cùng chồng gầy dựng thương hiệu rượu truyền thống Út Tây,” chị Trang chia sẻ.

Tuy khác với nghề nghiệp ban đầu nhưng công việc này vẫn giúp chị duy trì định hướng cống hiến hết mình cho cộng đồng. Chị biết bản thân chưa được kiện toàn về chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực khởi nghiệp với nghề sản xuất truyền thống vô cùng khó khăn. Việc quản trị sản xuất, kinh doanh đòi hỏi người đứng đầu phải có nhiều kiến thức và kỹ năng, nên chị không ngừng học hỏi, trao dồi kiến thức để hoàn thiện bản thân, cùng chồng phát triển nghề truyền thống.

Chồng chị Trang, anh Lê Quang Anh (tên thường gọi Út Tây) là thế hệ thứ năm trong gia đình nhiều thế hệ ở Hậu Giang, Cha của Út Tây lớn lên từ lò luyện võ gia truyền, Ông để lại cho Út Tây nhiều bài thuốc rượu quý bên cạnh đó gia đình anh còn có bí quyết cất rượu nếp tuyệt hảo. Hiểu rõ giá trị văn hóa truyền thống, nguồn tài nguyên bản địa dồi dào và tiềm năng của các dòng rượu truyền thống, vợ chồng chị Trang đã đầu tư thời gian, nỗ lực nghiên cứu, phát triển sản phẩm. Nhờ kết hợp giữa kiến thức truyền thống và công nghệ hiện đại, vừa qua, sản phẩm rượu Út Tây mang thương hiệu Snor (Xà No) tuy mới ra mắt nhưng đã được người tiêu dùng đón nhận với nhiều nhận xét tích cực. Các sản phẩm rượu của chị thơm ngọt tự nhiên, nồng nàn, đằm thắm và an toàn cho người dùng.

Vào năm 2020, Cơ sở sản xuất rượu thủ công truyền thống Út Tây được Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tuyên dương là đơn vị điển hình tiên tiến trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2016 - 2020. Cùng thời điểm, tại Đại hội Đảng bộ Hậu Giang năm 2020, bà Võ Thị Phương Trang vinh dự giới thiệu sản phẩm tâm đắc đến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Tháng 4/2022, rượu Út Tây trở thành một trong 23 sản phẩm được trao giải trong Hội thi bình chọn sản phẩm OCOP tiêu biểu Vùng đồng bằng Sông Cửu Long.

Bằng sự tận tụy và nỗ lực không ngừng, truyền thống gia đình, câu chuyện khởi nghiệp của chị Trang là nguồn cảm hứng cho nhiều thanh niên khởi nghiệp tại địa phương Hậu Giang; là thông điệp sâu sắc giúp thế hệ trẻ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo tồn và phát huy nghề truyền thống, đóng góp tích cực vào công cuộc phát triển xã hội và hội nhập quốc tế.

Huỳnh Kha

Tin liên quan

Tin mới hơn

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản phẩm 5 sao, còn lại là tiềm năng 5 sao.
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao

OVN – Vốn là món ăn dân dã được làm chủ yếu từ đậu xanh và đường kính, chè kho Đại Đồng đang được xây dựng thương hiệu, đầu tư bao gói, mở rộng thị trường và trở thành sản phẩm làng nghề đạt chất lượng OCOP.
Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình

LNV - Gắn bó với người dân huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) từ bao đời nay, giống gà Lạc Thủy không chỉ nổi tiếng với chất lượng thịt thơm ngon, săn chắc mà còn đang trở thành sản phẩm nông nghiệp chủ lực nhờ phát triển theo chuỗi liên kết và đạt chuẩn OCOP 4 sao. Hành trình từ chăn nuôi truyền thống đến sản phẩm hàng hóa đã đưa gà Lạc Thủy khẳng định được vị thế riêng trong thị trường và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025

OVN - Ngày 26-6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa

LNV - Thời gian qua, nhiều chủ thể tham gia vào Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của Hà Nội đã làm tốt việc khai thác tiềm năng, lợi thế đặc trưng của địa phương kết hợp với đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại để tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững

LNV - Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tại Bắc Kạn đã bước lên một tầm cao mới khi tích cực xúc tiến thương mại, giúp chủ thể – bao gồm hợp tác xã, tổ hợp tác và hộ sản xuất – từng bước phát triển chuyên nghiệp hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn và hướng đến mục tiêu nông thôn mới bền vững.

Tin khác

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững

LNV - Bắc Kạn là tỉnh miền núi, phần lớn dân cư là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao... Điều kiện tự nhiên cùng sự đa dạng sinh học đã tạo nên nhiều sản vật đặc trưng như miến dong Na Rì, nấm hương rừng, tinh bột nghệ, mật ong rừng, gạo nếp Khẩu nua lếc. Trước đây, những sản vật này chủ yếu tiêu thụ tự phát, nhưng nay đã được gắn sao OCOP, tạo chỗ đứng và niềm tin với người tiêu dùng.
Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP

LNV - Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) rất được chú trọng tại thị xã Sa Pa (Lào Cai). Trong tháng 5/2025, thị xã đã hoàn thành đánh giá, phân hạng sản phẩm và có thêm 13 sản phẩm đạt 3 sao, nâng tổng số sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP trên địa bàn lên 53 sản phẩm. Trong đó, có 2 sản phẩm đạt OCOP 5 sao cấp Trung ương.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

LNV - Tối ngày 19-6, tại Công viên Thống Nhất, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội, Văn phòng điều phối Nông thôn mới Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức khai mạc sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP

LNV - Nhờ phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên và nỗ lực chuyển đổi sản xuất, xã Đồng Yên đang từng bước ghi dấu trên bản đồ sản phẩm OCOP với những cái tên tiêu biểu như dầu lạc, lạc đỏ và thanh long ruột đỏ. Sự vào cuộc tích cực của người dân, đặc biệt là các mô hình hợp tác xã, đã giúp nông sản địa phương không chỉ đạt chuẩn chất lượng mà còn từng bước khẳng định vị thế trên thị trường.
“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”

LNV - Từ những sản vật bản địa như miến dong, tinh bột nghệ, trà thảo dược và những món ăn đặc sắc– chương trình OCOP đang từng bước đưa thương hiệu Bắc Kạn vượt ra khỏi lũy tre làng, góp mặt trên bản đồ hàng hóa quốc gia, thậm chí chạm ngõ thị trường quốc tế.
Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế

LNV - Từ những vườn mãng cầu xiêm bạt ngàn ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), Công ty TNHH SumoFood Việt Nam (SumoFood) đã thành công xây dựng thương hiệu trà mãng cầu Long Giang đạt chuẩn OCOP 4 sao. Không dừng lại ở thị trường nội địa, doanh nghiệp này đang từng bước mở rộng sang các thị trường quốc tế, mục tiêu nâng tầm đặc sản địa phương thành sản phẩm xuất khẩu có giá trị cao.
OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang

LNV - “Tấm giấy chứng nhận OCOP 5 sao với HTX của tôi không chỉ là phần thưởng. Nó giống như lời hứa với chính mình, với người tiêu dùng – rằng mỗi sợi miến mình làm ra phải xứng đáng với niềm tin ấy.” –Giám đốc Nguyễn Thị Hoan - Giám đốc Hợp tác xã Tài Hoan (Na Rì, Bắc Kạn) mở đầu cuộc trò chuyện với ánh mắt trầm ngâm nhưng kiên định.
Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam

LNV - Mặc dù đã xuất khẩu sang nhiều quốc gia, các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu tự nhiên, đặc biệt là củ nghệ vẫn gặp không ít rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật, kiểm định chất lượng và chính sách nhập khẩu ở nhiều thị trường lớn. Để phù hợp với nhu cầu hội nhập, chủ thể OCOP có sản phẩm nghệ đạt chứng nhận 5 sao khuyến nghị, người làm nghề nên sản xuất, chế biến thay vì chỉ trồng và bán nguyên liệu thô.
Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP

LNV - Hành trình “bén rễ” của cây ổi trên đồng đất ở xã Đôn Nhân (Sông Lô) đã kết “trái ngọt” khi được công nhận sản phẩm đạt chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh. Đến nay, nhiều hộ dân địa phương đã tập trung mở rộng, phát triển vùng trồng cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập.
Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024

LNV - Ngày 30/5, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ công bố và trao Giấy chứng nhận sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh năm 2024.
Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên

LNV - Tối 5-6, tại khu vực đường Nguyễn Bặc, thị trấn Văn Điển, huyện Thanh Trì, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Thanh Trì tổ chức khai mạc “Sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”, nhằm quảng bá sản phẩm đặc trưng của các vùng miền đến với công chúng Thủ đô.
Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới

LNV - Hiện nay, huyện Đại Từ có 44 sản phẩm được công nhận OCOP đạt 3 sao trở lên (trong đó có 9 sản phẩm đạt 4 sao).Với sự hỗ trợ của chương trình OCOP,sản phẩm Nấm hương của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Phú Gia (Đại Từ) có tiềm năng phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp địa phương và là sản phẩm tiềm năng đạt tiêu chuẩn OCOP 5 sao của huyện.
Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân

LNV - Đối với mỗi người dân ở vùng núi Bắc Kạn các sản phẩm nông sản địa phương không chỉ là sản phẩm hàng hoá đơn thuần mà còn gắn với những ký ức của mỗi người với bao khát vọng. Chính vì vậy, thương hiệu cho mỗi sản phẩm OCOP không chỉ được hình thành bởi chất lượng sản phẩm mà còn bằng câu chuyện, bằng những khát khao chinh phục. Câu chuyện hành trình đến với sản phẩm OCOP 5 sao của Bà Nguyễn Thị Lê, Phó Giám đốc Công ty Cổ phần dược liệu Bắc Hà, tỉnh Bắc Kạn là một trong những minh chứng về sự phấn đấu, không ngừng học hỏi.
“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách

LNV - Trên mảnh đất xứ Thanh - nơi sản sinh ra hàng trăm cơ sở sản xuất nem chua lớn nhỏ, có một cái tên đã trở nên quen thuộc với người yêu ẩm thực truyền thống, đó là “Nem chua Liên 36” - Sản phẩm OCOP chứng nhận đạt chất lượng 3 sao. Từ một món ăn dân dã, “Nem chua Liên 36” đã vượt ra khỏi ranh giới địa phương, trở thành “đại sứ” văn hóa ẩm thực, mang hương vị quê hương lan tỏa khắp mọi miền. Đây là một món ăn mộc mạc nhưng đầy quyến rũ của vùng đất Thanh Hóa, người tiêu dùng ưa thích.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam

LNV - Trong tiến trình lịch sử dân tộc, các tôn giáo không chỉ đóng vai trò tín ngưỡng mà còn là những trụ cột tinh thần, tham gia vào việc ổn định xã hội, điều tiết đời sống văn hóa và phản ánh tâm thế con người trước các biến động lịch sử. Cuốn sách “Qu
Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam

LNV - Trong hệ thống thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng của người Việt, những công trình như đình, chùa, đền, miếu đã được nghiên cứu sâu rộng và trở thành biểu tượng quen thuộc trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, các quán Đạo giáo, nơi thờ phụng các vị thần
Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị

LNV - Khi các thiết chế tôn giáo quen thuộc như đình, chùa, đền, miếu đã khẳng định vị thế vững chắc trong nhận thức cộng đồng và chính sách bảo tồn di sản, thì quán Đạo giáo là một loại hình di tích gắn liền với sự du nhập và bản địa hóa của Đạo giáo ở V
Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước

LNV - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là văn kiện pháp lý có giá trị cao nhất, phản ánh ý chí, nguyện vọng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân, đồng thời là nền tảng chính trị, pháp lý cho sự ổn định và phát triển bền vững của đất nước.
Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP

OVN - Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, tính đến tháng 6-2025, cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) đạt 3 sao trở lên, tăng 12.056 sản phẩm so với năm 2020. Trong đó, có 73,2% sản phẩm 3 sao, 26,4% sản phẩm 4 sao, 79 sản
Giao diện di động