Quảng Trị: Khai thác tiềm năng, lợi thế để phát triển “Du lịch xanh”
Hiện nay, du lịch xanh đang là xu hướng phát triển của thế giới cũng là chủ trương của Chính phủ để phát triển du lịch bền vững, hiệu quả. Du lịch xanh đang tạo nên một hệ sinh thái mới cho du lịch Việt, hướng tới sự chung tay của cộng đồng trong việc giữ gìn cảnh quan, thiên nhiên, môi trường sống và các phong tục văn hóa bản địa.
Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 16-1-2017 của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó có phát triển du lịch bền vững; Bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa và các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc; Bảo vệ môi trường và thiên nhiên; Giải quyết tốt vấn đề lao động, việc làm và an sinh xã hội...Du lịch xanh là xu hướng tất yếu để phát triển du lịch bền vững và hiệu quả. Đây cũng là cách để vừa phát triển du lịch, thu hút du khách, vừa bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa và giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, hướng đến một nền tăng trưởng xanh, phát triển du lịch gắn với các ngành kinh tế khác. Vì vậy, nhiều tỉnh thành trong nước đã rất chú trọng đến phát triển du lịch xanh, và xem du lịch xanh là xu thế tất yếu, là lợi thế trong chiến lược phát triển du lịch.
Quảng Trị là tỉnh có tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch, đặc biệt là hướng đến phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững. Thời gian qua, cùng với chủ trương kích hoạt lại hệ thống hạ tầng du lịch và thu hút nguồn nhân lực, tỉnh Quảng Trị đã ban hành nhiều cơ chế hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, tạo ra sản phẩm du lịch mới theo hướng xanh, thân thiện với môi trường nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển du lịch, đẩy mạnh quá trình cơ cấu thị trường du lịch, kích cầu du lịch với mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Vì vậy, nhiều chủ trương, định hướng về phát triển du lịch xanh, bền vững đã được ban hành: Nghị quyết số 35/2017/NQ-HĐND thông qua Đề án “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Trị đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh ban hành Chương trình hành động số 83 – Ctr/TU về thực hiện Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị. Đặc biệt, Nghị quyết Đảng bộ tỉnh Quảng Trị lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 – 2025 đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”… Chính những chính sách kịp thời, sát đúng, hiệu quả này đã góp phần quan trọng tiếp thêm nguồn lực, đưa lại sự khởi sắc tươi mới của du lịch Quảng Trị những năm qua.
Từ các nghị quyết, chỉ thị đó, các địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đã ý thức và nắm bắt được tầm quan trọng, sự cần thiết và xu thế của du lịch xanh, du lịch bền vững, từ đó đã chú trọng đến việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên và môi trường sinh thái trong phát triển du lịch.
Hiện nay, nhiều địa phương trong tỉnh như Hướng Hóa, Cam Lộ, Gio Linh…đã từng bước phát triển các mô hình du lịch cộng đồng gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn văn hóa phát triển khá đa dạng, được rất nhiều du khách lựa chọn đã mang lại những tín hiệu tích cực. Tiêu biểu như Hợp tác xã Nông nghiệp Tân Hợp đã đầu tư hơn 2 tỉ đồng để xây dựng mô hình du lịch xanh, thân thiện với môi trường với nhiều vườn hoa, cây ăn trái, rau sạch. Đồng thời, đầu tư xây dựng bể cá cảnh; các tuyến đường bê tông nối khu vực ngắm cảnh trong khuôn viên; xây dựng các tiểu cảnh mang đậm bản sắc vùng, miền để du khách ngắm cảnh và chụp ảnh lưu niệm… đã thu hút hàng nghìn lượt khách đến tham quan.
Ngoài ra, các địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Trị cũng đã tổ chức tuyên truyền, vận động người dân và du khách tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch. Đã tích cực tranh thủ, phối hợp với các tổ chức trong nước, quốc tế để giới thiệu, thực hiện các mô hình giảm thiểu rác thải nhựa trong kinh doanh du lịch. Đồng thời thường xuyên tổ chức các hoạt động, sự kiện như trồng cây xanh, phong trào làm cho môi trường sạch hơn; hưởng ứng Giờ trái đất… và tổ chức các chương trình hội thảo, tọa đàm tham vấn các bên liên quan về quản lý rác thải nhựa, thực hành giảm thiểu rác thải nhựa đối với các cơ sở lưu trú du lịch, xây dựng bộ quy tắc ứng xử văn minh, bảo vệ môi trường tại điểm đến nhằm mục tiêu xây dựng môi trường du lịch phát triển bền vững.
Tuy nhiên, việc phát triển du lịch xanh, du lịch bền vững ở Quảng Trị vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế, quy mô còn manh mún, nhỏ lẻ và chưa có chiều sâu, thiếu cách làm bài bản để thu hút và giữ chân du khách; chưa có bộ tiêu chí về du lịch xanh. Cùng với đó, chất lượng nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu của du khách, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có tính độc đáo, khác biệt. Nhiều hoạt động du lịch cộng đồng còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch kết nối…
Để tiếp tục triển khai định hướng phát triển du lịch xanh, bền vững trong thời gian đến, trước hết cần tiếp tục triển khai tập huấn nâng cao nhận thức cho cộng đồng, doanh nghiệp du lịch về việc quản lý rác thải nhựa, thực hành giảm thiểu rác thải nhựa; tổ chức các buổi chia sẻ kinh nghiệm làm du lịch không rác thải nhựa, du lịch xanh, bền vững từ các doanh nghiệp tiên phong điển hình cho cộng đồng…
Xây dựng và ban hành Bộ Tiêu chí du lịch xanh từ đó, triển khai vận động, tư vấn, hướng dẫn cho các địa phương, doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh thực hiện việc tái chế rác thải nhựa, hướng đến tham gia thực hành đánh giá, chấm điểm theo tiêu chí đã đề ra.
Bên cạnh đó đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ hướng dẫn viên có kiến thức về du lịch xanh; các kỹ năng điều hành, hướng dẫn doanh nghiệp du lịch thực hiện mô hình du lịch không rác thải nhựa, mô hình du lịch xanh, bền vững; tổ chức tham quan học tập kinh nghiệm cho các đối tượng tiếp cận các phương pháp, mô hình xây dựng sản phẩm du lịch xanh tại các địa phương trong và ngoài nước có mô hình du lịch xanh tiêu biểu; ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển mạnh mô hình du lịch không rác thải nhựa, du lịch xanh Quảng Trị.
Song song với đó, Quảng Trị liên kết, hợp tác với các địa phương trong cả nước đẩy mạnh công tác phát triển sản phẩm du lịch xanh; hình thành chuỗi sản phẩm du lịch liên kết đặc trưng, mới mẻ để khai thác tối đa những lợi thế của du lịch mỗi địa phương, phù hợp với bối cảnh thị trường; đẩy mạnh hợp tác, tranh thủ nguồn lực của các tổ chức phi chính phủ và tổ chức quốc tế tạo nguồn lực phát triển du lịch xanh; phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch xanh; thực hiện các kế hoạch, phương án ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai theo cấp độ rủi ro; các chương trình bảo vệ môi trường, hành động về rác thải nhựa, chương trình mục tiêu tăng trưởng xanh.
Ngoài ra, Quảng Trị cũng đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến du lịch xanh Quảng Trị trong và ngoài nước; triển khai, vận động các doanh nghiệp hướng đến sản xuất quà tặng lưu niệm từ các vật liệu xanh, thân thiện môi trường để phục vụ quảng bá thu hút du khách; xây dựng phim, vlog quảng cáo du lịch không rác thải nhựa, du lịch xanh để quảng bá trên các trang mạng xã hội, các phương tiện truyền thông...
Tin tưởng rằng với tiềm năng và lợi thế của mình, Quảng Trị sẽ trở thành điểm đến hấp dẫn cho du khách trong thời gian tới, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thực hiện thắng lợi các mục tiêu mà Nghị quyết Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII đã đề ra.
Tin liên quan
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề
11:01 | 26/11/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch
09:23 | 23/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Du lịch làng nghề - Hướng đi tiềm năng ở Quảng Trị
11:01 | 23/08/2024 Du lịch làng nghề
Tin mới hơn
Phát triển du lịch gắn với văn hóa truyền thống ở miền núi Nghệ An
09:10 | 23/12/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định phấn đấu đón 10 triệu lượt khách trong năm 2025
09:46 | 17/12/2024 Du lịch làng nghề
Tham quan “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”
09:24 | 09/12/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Phát triển du lịch Làng nghề tiện gỗ mỹ nghệ Nhơn Hậu
10:43 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Xây dựng mô hình du lịch nông thôn và phát triển sản phẩm OCOP
10:40 | 04/12/2024 Du lịch làng nghề
Phú Thọ: Giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường
08:00 | 22/11/2024 Du lịch làng nghề
Tin khác
Quảng Ninh: Hơn 300 doanh nghiệp chung tay kích cầu du lịch mùa đông
09:38 | 21/11/2024 Tin tức
Vẻ đẹp độc đáo Lũy cổ Phương Mai
11:43 | 19/11/2024 Văn hóa - Xã hội
Bình Định: Làm du lịch cộng đồng nơi cổng trời Vĩnh Sơn
11:14 | 12/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Mô hình du lịch canh nông thu hút khách du lịch
09:54 | 06/11/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định đề xuất đầu tư loại hình vận tải Taxi bay để phát triển du lịch
09:13 | 31/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Vai trò người có uy tín đóng trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc
09:00 | 28/10/2024 Văn hóa - Xã hội
Phát triển du lịch cộng đồng tại Làng nghề mai cảnh bật nhất miền Trung
09:25 | 25/10/2024 Du lịch làng nghề
Phát triển du lịch sinh thái với tiềm năng từ nghề sản xuất chè
09:35 | 24/10/2024 Du lịch làng nghề
Phú Yên: Làng nghề dệt chiếu cói Phú Tân làm du lịch
15:00 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Làng bánh tráng Tân An - Tiềm năng phát triển du lịch trải nghiệm
11:14 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Khảo sát du lịch đường sông và làng nghề gạch gốm đỏ Mang Thít
11:12 | 14/10/2024 Du lịch làng nghề
Bình Định: Đến cảng cá Đề Gi, người dân vẫn đảm bảo nguồn sinh kế
13:56 | 11/10/2024 Kinh tế
Bình Định: Định hướng phát triển du lịch làng nghề
13:24 | 02/10/2024 Du lịch làng nghề
Du lịch trải nghiệm nghề truyền thống
09:50 | 17/09/2024 Du lịch làng nghề
Hàng trăm ha Đào Nhật Tân bị lụi tàn sau Cơn bão số 3 (Yagi)
09:39 | 17/09/2024 Làng nghề, nghệ nhân
CHI BỘ CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT TUẤN: ĐỒNG HÀNH CÙNG DOANH NGHIỆP HỘI NHẬP PHÁT TRIỂN
15:35 Tin tức
Cựu chiến binh, thương binh Nguyễn Đình Thi, tận tụy với phong trào địa phương
11:01 Văn hóa - Xã hội
TP.HCM: Đông đảo người dân hưởng ứng lễ hội tôn vinh nông sản Việt
09:35 OCOP
Văn nghệ tri ân hướng đến kỷ niệm ngày Truyền thống Bộ đội Biên phòng
09:24 Văn hóa - Xã hội
Sơn La: Xã Chiềng Khay đạt chuẩn nông thôn mới
09:09 Nông thôn mới