Quảng Nam: Làng mỹ nghệ trầm cảnh

LNV - Làng nghề mỹ nghệ trầm cảnh Trung Phước (Quế Trung, Quế Sơn, Quảng Nam) đã sở hữu một bí mật gia truyền về việc tinh chế dầu từ chính cây dó của địa phương, điều mà không phải nơi nào cũng làm được.
Cơ duyên làng nghề

Cách đây vài ba thập kỷ, cơn sốt săn trầm ở khắp các cánh rừng già bạt ngàn trên dãy Trường Sơn từ Khánh Hoà đến Quảng Trị, Quảng Bình… đã mang hàng trăm thanh niên trai tráng các làng quê nghèo miền trung du Quảng Nam lên rừng theo những chuyến tìm trầm đằng đẵng biệt tăm. Khi đó rừng xanh chưa có dấu chân người, điệu trầm được rừng xanh khoản đãi, nhiều chuyến trở về xóm làng vang tiếng ca khúc khải hoàn. Chợ Trung Phước - cách Quốc lộ hơn 50 cây số đường nhộn nhịp như một thương cảng. Bến đò Cà Tang tấp nập ghe thuyền, hàng quán mọc lên chen chúc để phục vụ việc đóng chuyến cho dân đi điệu, những kẻ buôn trầm (gọi là tài-kê) nằm chờ chực năm này tháng khác.

Những ngày dài “ngậm ngải tìm trầm” mang lại nhiều nước mắt hơn là nụ cười. Không hiếm người trở về với căn bệnh sốt rét kinh niên, thậm chí bỏ mạng ở rừng xanh. Cực khổ là thế nhưng họ vẫn đeo đuổi, gắn kết với trầm hương như một đam mê ngay cả khi cây dó tưởng đã vĩnh viễn không còn. Cụt nghề lại thấy nhớ nghề, khoảng năm 1995 mới rủ nhau lên rừng tìm đào mấy gốc dó về đục tỉa để tạo thành những gốc cây có hình thù lạ mắt mang vô TP. Hồ Chí Minh bán thử. Thấy gốc dó có hình dạng đẹp, khách mua ngay. Rồi họ đặt hàng, vẽ kiểu cho mình làm theo. Ban đầu, họ chỉ nhận gia công những phần việc đơn giản như: tạo thế, đục đẽo các sản phẩm từ cây dó theo đơn đặt hàng. Sau đó, họ mạnh dạn nhận làm các sản phẩm trang trí nội thất, làm đồ trang sức... Lao động không mấy nặng nhọc lại có nguồn thu nhập đáng kể, nên mọi người đổ xô nhận làm các mặt hàng từ cây dó. Dần dần, những thợ săn trầm và lái trầm ở “chợ trầm” Trung Phước đã sản xuất được loại trầm mỹ nghệ - gọi là “trầm cảnh”.

Làng nghề mỹ nghệ trầm cảnh Trung Phước (Quế Trung, Quế Sơn, Quảng Nam) (Ảnh: internet)


Kỹ thuật xử lý tạo trầm

Sản phẩm của các làng nghề trầm cảnh Quảng Nam có 2 loại: trầm cảnh dó sanh và trầm nhúng. Loại thứ nhất - sản phẩm làm nên tên tuổi đáng tự hào của nghề trầm cảnh được các nghệ nhân kỳ công gọt tỉa từ những thân cây dó lớn, để có một sản phẩm hoàn chỉnh có khi phải mất đến vài tháng trời. Loại thứ hai được chế tác từ thân cây dó để cho hình dáng giống như trầm thật, sau đó chúng được nhúng vào một dung dịch đặc biệt, khi đốt lên có mùi thơm không khác trầm thật là mấy, công việc “tạo dáng” cho trầm nhúng cũng qua khá nhiều công đoạn ngâm, vớt ra tẩy trắng, lại ngâm, gọt tỉa… chỉ những dân trong nghề mới phân biệt được đâu là trầm nhúng và trầm thật.

Nghề làm trầm mỹ nghệ của Trung Phước chỉ phát triển khi có được kỹ thuật xử lý tạo trầm cho cây dó trồng trong vườn nhà của một số nông dân trong tỉnh. Do thấy những đoạn trầm qua xử lý có hình dáng lồi lõm rất đẹp, khối trầm lại được kéo dài liên tục với kích cỡ lớn, thay vì tỉa rời thành những miếng trầm nhỏ, những người lái trầm đã cho thợ giữ nguyên một đoạn với các kích cỡ khác nhau, rồi tỉa tót, tạo hình để chào bán. Để có được tác phẩm trầm cảnh đẹp, yếu tố đầu tiên là gốc cây dó to, có dáng đẹp tự nhiên, nhiều mắt và nhánh, còn nguyên bộ rễ, tuổi thọ mỗi gốc trầm cảnh phải trên dưới 40 năm. Công việc của người thợ làm trầm cảnh là phải kỳ công tỉa từng chút một trên cây dó để lộ dần từng đường dẫn dầu nằm trong thân cây như những “mạch máu” li ti…

Hàng mỹ nghệ dó trầm Trung Phước khá phong phú, đa dạng, từ những sản phẩm có giá cả trăm triệu đồng cho đến những món đồ nhỏ như chuỗi hạt, tượng nhỏ giá chỉ trăm ngàn đồng được làm từ giác trắng. Để có những mặt hàng cỡ lớn toàn bằng trầm ròng, những người thợ trầm phải dán ghép rất công phu. Và công sức của họ được đền đáp thỏa đáng, bởi nhiều khi khách mua không tính theo lượng trầm mà theo cái đẹp, cái độc đáo của sản phẩm.

Hàng mỹ nghệ dó trầm Trung Phước khá phong phú, đa dạng, từ những sản phẩm có giá cả trăm triệu đồng cho đến những món đồ nhỏ như chuỗi hạt, tượng nhỏ giá chỉ trăm ngàn đồng được làm từ giác trắng. (Ảnh: internet)


Hàng mỹ nghệ trầm cảnh Trung Phước có đặc trưng riêng, không nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào. Bên cạnh việc tạo các sản phẩm mỹ nghệ, các nghệ nhân nơi đây còn làm hương thơm, giác xông, hạt cườm trang sức... để xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc và các nước Hồi giáo... Tìm đến các hội chợ quốc tế ở Trung Quốc, Đài Loan, Singapore... qua các thông tin trên mạng, một số người mang hàng ra Hà Nội, Quảng Ninh, Lạng Sơn thuê người thông dịch rồi cùng nhau đến xứ người, thuê mặt bằng và bày hàng chào bán. Từ các hội chợ, họ lại lần ra đường đi mới, mối quan hệ mới. Và không đợi đến khi có hội chợ, hễ có hàng là họ tự mang đi bán. Tháng 5/2009, tại Hội chợ quốc tế Nam Ninh (Trung Quốc) có hơn 2.000 gian hàng của các nước trên thế giới thì Việt Nam có 140 gian hàng tham gia. Trong số đó, có 10 gian hàng trầm cảnh của làng Trung Phước góp mặt. Chỉ sau 10 ngày tham dự, toàn bộ gian hàng trầm của làng Trung Phước bán hết sạch, thu về khoảng hơn 2 tỷ đồng mỗi quầy.

Trồng dó ở đất Trung Phước đã khó, tạo trầm từ dó lại khó gấp bội. Phần lớn, cây dó trắng nơi đây đều không có tinh dầu, hoặc có thì rất ít, khó để tạo hình khối, màu sắc cũng như hương thơm. Tinh dầu tự nhiên của dó quá ít. Qua một thời gian dài nghiên cứu, người dân đã tìm ra được cách thức nấu dầu nhân tạo. Cũng dùng tinh dầu thật, gỗ dó trắng được bỏ vào thùng nấu thủ công, chủ yếu nấu bằng cồn 90 độ. Quá trình nấu để tạo ra tinh dầu thơm cực kỳ công phu, thường mất 7 ngày, đêm; phải có người thay phiên nhau canh lửa, giống như nấu bánh tét, bánh chưng.

Chỉ có người Trung Phước mới có ý tưởng dùng cồn nấu dó, vẫn bảo đảm được hương thơm, tạo được dạng (dầu tinh chế). Đồng thời, bằng nhiều cách, họ lấy được nhiều loại dầu tinh chế khác nhau.

Hàng mỹ nghệ trầm cảnh Trung Phước có đặc trưng riêng, không nhầm lẫn với bất kỳ nơi nào. (Ảnh: internet)


Ngoài những sản phẩm toàn bằng trầm ròng, phần gỗ trắng của cây dó (dó là tên quen gọi của cây trầm hương; thân, rễ cây dó có màu trắng, chỗ có nhựa kết tụ có màu sẫm gọi là trầm) cũng được làm hàng mỹ nghệ, để có màu và có hương thơm, người ta phải nấu gỗ dó với chất phụ gia, những sản phẩm này được gọi là hàng nấu. Nhờ kỹ thuật xử lý tạo trầm cho cây dó, ngoài những đoạn trầm cảnh lớn, sản phẩm trầm mỹ nghệ Trung Phước luôn có những mặt hàng lạ, độc đáo.

Từ dăm ba hộ mở xưởng buổi đầu, hiện nay, từ Trung Phước lên bến Cà Tang, nơi đầu nguồn sông Thu, dài khoảng 4km có đến gần 40 cơ sở và công ty chế biến trầm hương nhân tạo nhằm cung cấp cho những thương lái của làng xuất ngoại ra nước ngoài bán dạo. Đây cũng là nơi cung cấp sản phẩm trầm hương để sau đó, hàng trăm nông dân của làng nối gót nhau đưa hàng ra nước ngoài bán dạo và trở thành những đại gia nông dân giàu có nơi đầu nguồn sông Thu này.

Bài, ảnh: Đức Toàn

Tin liên quan

Tin mới hơn

Hành trình của chiếc chiếu hoa

Hành trình của chiếc chiếu hoa

LNV - Bình Định là miền đất thượng võ, giàu truyền thống văn hóa và cũng là địa phương có nhiều làng nghề với những sản phẩm thủ công nức tiếng gần xa. Nổi bật nhất là những chiếc chiếu cói Hoài Nhơn óng mượt, dẻo dai, màu sắc tươi thắm. Cầm chiếc chiếu trên tay mới hiểu vì sao sản phẩm này được ưa chuộng rộng rãi, chinh phục khách hàng trong nước và cả khách hàng quốc tế.
Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

Người lưu giữ nghề làm bún Cổ Đô

LNV - Có lịch sử gần 40 năm phát triển nhưng nghề làm bún truyền thống ở Cổ Đô (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì, Hà Nội) không còn nhiều người làm như trước, anh Trần Hải là một trong số ít những người còn giữ được hương vị bún xưa.
Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

Bình Định: Làng nghề trồng hoa Gia An Nam nỗ lực để công nhận làng nghề

LNV - Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc hình thành, gắn với đời sống người dân địa phương từ năm 2003. UBND thị xã Hoài Nhơn đã lập hồ sơ trình UBND tỉnh Bình Định, Hội đồng xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh xem xét, quyết định công nhận làng nghề.
Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

Bình Định: Trang phục truyền thống đồng bào Hrê, Ba Na hòa quyện với thiên nhiên

LNV - Trang phục truyền thống của người Hrê, Ba Na là sự kết tinh văn hoá trong môi trường tự nhiên, xã hội riêng biệt, mang nét đẹp của sự hồn nhiên, thanh khiết như đất, như nước, như núi rừng.
Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

Tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” nghề thủ công mỹ nghệ

LNV - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 43/2024/NĐ-CP ngày 19/4/2024 quy định chi tiết về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ.
Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

Nghệ nhân thổi hồn vào mảnh ván gỗ những con tàu đã bị lãng quên trở thành tác phẩm nghệ thuật độc bản

LNV - Nhiều chiếc thuyền cá sau khi khai thác xong đưa vào bờ, bị vùi lấp dưới bùn cát trên dọc tuyến bờ biển từ nam ra bắc từ vài chục đến gần trăm năm tưởng đã bị lãng quên, nhưng qua bàn tay của nghệ nhân Hà Quốc Hưng (50 tuổi) và nghệ nhân Trần Văn Hoá (59 tuổi) ở Hải phòng đã trở thành những tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Tin khác

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

Mộc mạc nghề làm nồi đất ở làng Trù Sơn

LNV - Không sở hữu nghệ thuật tinh xảo, sản phẩm cầu kỳ, có màu sắc rực rỡ nhưng nghề gốm ở làng Trù Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) vẫn phát triển qua hàng trăm năm, mang trong mình nét đẹp mộc mạc và giản dị của miền quê nơi đây.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương
Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nghề cói Kim Sơn trở thành di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

LNV – Mới đây, nghề thủ công truyền thống nghề cói Kim Sơn (huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình) đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định số 1150/QĐ-BVHTTDL.
Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

Bình Định: Bảo tồn và phát triển làng nghề chiếu cói Hoài Nhơn

LNV - Làng nghề truyền thống dệt chiếu cói Chương Hòa, xã Hoài Châu Bắc và Làng nghề dệt chiếu cói Công Thạnh, phường Tam Quan Bắc, thị xã Hoài Nhơn đang thực hiện công tác bảo tồn và phát triển hai làng nghề này.
Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

Lụa Vạn Phúc - Giữ lửa qua từng thế hệ

LNV - Là một trong những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Hà Nội, làng lụa Vạn Phúc có lịch sử lâu đời, tồn tại hơn 1.000 năm. Trải qua nhiều thế hệ, lụa Vạn Phúc vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và đang đi đầu trong ngành dệt Việt Nam.
Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

Nghề đan lát của người Tày ở Cao Bằng

LNV - Lâu nay, nghề đan lát của đồng bào Tày vẫn được bà con gìn giữ. Những sản phẩm từ nghề thủ công này không chỉ phục vụ cho cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày, mà còn là nét đẹp văn hóa. Từ những cây tre, cây giang trên rừng, qua đôi bàn tay khéo léo đã trở thành những vật dụng đẹp mắt với những hoa văn tinh xảo.
Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

Ghé thăm làng nghề chằm nón lá Đức Hòa

LNV - Nghề chằm nón lá xuất hiện từ lâu đời và gắn liền với đời sống văn hóa của Nhân dân xã An Ninh Tây (Đức Hòa, Long An). Đây cũng là nghề truyền thống tạo việc làm cho người dân những lúc nông nhàn dỗi.
Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

Làng nghề truyền thống bún tươi Vân Cù

LNV - Xứ Huế từ lâu được biết đến với danh xưng "Thiên đường ẩm thực" với hàng ngàn món ăn đa dạng, phong phú. Trong đó, các món về bún được người dân nơi đây rất yêu thích. Tại Huế, bún cũng là một loại đặc sản, nổi danh nhất là bún của làng nghề truyền thống Vân Cù.
Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

Tinh hoa nghề truyền thống ở Cao Bằng

LNV - Mỗi ngôi làng, mỗi dân tộc, dù là người Nùng hay người Tày, người Mông hay người Dao… đều lưu giữ những nghề truyền thống được truyền lại từ ngàn xưa như nghề làm bún ngũ sắc, làm hương, làm đường phên, giấy bản, ngói âm dương hay nghề rèn dao, dệt thổ cẩm…
Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

Khám phá nghề đan thúng chai ở Phú Mỹ

LNV - Nghề đan thúng chai Phú Mỹ được hình thành hàng thế kỷ qua ở thôn Phú Mỹ (xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) từ nghiệp đi biển của người dân nơi đây. Đây là nghề không chỉ tạo công ăn việc làm mà còn gắn bó, tạo nên một nếp sống của người dân Phú Mỹ.
Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

Nguyễn Duy Cường – người “thổi hồn” vào gỗ

LNV - Với dáng người khỏe mạnh, nhanh nhẹn và tháo vát – đúng phong thái của một người thợ thủ công làng nghề. Anh Nguyễn Duy Cường được sinh ra và lớn lên tại làng nghề điêu khắc gỗ Dư Dụ (xã Thanh Thùy – Thanh Oai – Hà Nội). Niềm đam mê nghệ thuật điêu khắc gỗ gần như ăn vào “máu thịt”. Anh là một người có tay nghề giỏi trong làng, anh gắn bó với nghề gần 30 năm nay. Anh đã lặng lẽ biến những khúc gỗ vô tri vô giác thành những tác phẩm nghệ thuật sống động có giá trị nghệ thuật cao.
Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

Mặn mòi vị muối Bạc Liêu

LNV - Hàng năm, khi con nước nổi cuối cùng rút xuống để lại lớp phù sa màu mỡ đôi bờ, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, mùa khô chạm khẽ những cơn nắng đầu tiên vào miền Tây. Lúc này, Bạc Liêu đẹp nhất khi từng cánh đồng muối trở nên nhộn nhịp, diêm dân tất bật vào vụ thu hoạch.
Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Cao Bằng: Nghệ nhân giữ gìn nghề dệt thổ cẩm truyền thống

LNV - Với 48 năm trong nghề, bà Nông Thị Thược ở xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào (Hà Quảng, Cao Bằng) là người dệt thổ cẩm dân tộc Tày đầu tiên ở Cao Bằng được phong tặng Nghệ nhân làng nghề truyền thống.
Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Bình Định: Nghề chằm nón ngựa Phú Gia di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Nón ngựa Phú Gia là hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo, ẩn chứa nét văn hóa Bình Định. Từ chiếc nón ngựa, ta có thể cảm nhận được một giai đoạn lịch sử tái hiện với nhiều nét văn hóa truyền thống trong đời sống xã hội Việt Nam xưa.
Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

Nghề đan lát tre nứa thành sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo

LNV - Dưới đôi bàn tay khéo léo, kỳ công và sáng tạo của các nghệ nhân ở làng nghề đan lát Đỗ Xuyên tre nứa đã trở thành những tác phẩm thủ công mỹ nghệ vô cùng độc đáo, đặc sắc gắn liền với miền quê Đất Tổ.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

Bế mạc Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9

LNV - Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 9 đã hoàn thành vượt mức toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và bế mạc ngày 18/5. Đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì, phát biểu khai mạc, bế mạc Hội nghị.
Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 9 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

LNV – Sau gần 3 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm, Hội nghị Trung ương 9 đã hoàn thành toàn bộ nội dung chương trình đề ra và bế mạc vào sáng 18/5. Tạp chí Làng nghề Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu bế mạc Hội nghị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

Khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Việt Nam lần thứ V, nhiệm kỳ 2024-2029

LNV - Chiều ngày 17/5, tại khách sạn Hoa Sứ 1, số 14 Hoàng Việt, Tân Bình, TP.HCM đã diễn ra lễ khai mạc Đại hội Hội chiếu sáng Chiếu sáng Việt Nam lần thứ 5, nhiệm kỳ 2024-2029 và Hội nghị chiếu sáng toàn quốc 2024. Tham dự Đại hội có hơn 200 đại biểu là …
Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

Diễn đàn "Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt"

LNV - Sáng ngày 17/5/2024, Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam và Tạp chí Môi trường và Cuộc sống cùng sự đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam tổ chức Diễn đàn “Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện phân loại, thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt”.
Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

Hội chợ triển lãm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Bắc- Hà Nội năm 2024

LNV - Tối 16/5, Sở Công thương Hà Nội phối hợp Cục Công thương địa phương (Bộ Công thương) đã khai mạc Hội chợ triển lãm hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía bắc - Hà Nội tại Cung Triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia (số 1 Đỗ Đức
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
ban-qlda-dau-tu-xay-dung-huyen-quan-son
the-92-coffee
cong-ty-tnhh-xay-dung-va-thuong-mai-duy-thang
cong-ty-tnhh-xay-dung-manh-truong-son
cong-ty-co-phan-tan-phong
dang-uy-ubnd-mttq-huyen-yen-thanh-nghe-an
cong-ty-tnhh-mtv-tan-anh
chao-mung-70-nam-chien-thang-dbp-49-nam-ngay-giai-phong-mien-nam-138-nam-ngay-qtld
Giao diện di động