Quận Hoàng Mai (Hà Nội): Hòa giải thành công việc tranh chấp đất nông nghiệp
Thời báo Làng nghề Việt nhận được đơn kiến nghị của anh Đinh Quốc Cường, thường trú tại số nhà 11, tổ 31 Kim Giang, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai phản ánh về việc: khi còn sống, ông bà ngoại anh (là Phạm Văn Nheo và Nguyễn Thị Đạm) sinh được 4 người con: Phạm Thị Kẻ, Phạm Thị Vẽ, Phạm Văn Long và Phạm Thị Sơn. Bà Phạm Thị Kẻ là chị cả, đi lấy chồng ở làng Triều Khúc và không đòi hỏi quyền lợi ruộng đất do các cụ để lại. Bà Phạm Thị Vẽ là chị thứ hai trong gia đình, sinh sống cùng ông Phạm Văn Nheo tại căn nhà số 9, tổ 31 Kim Giang, phường Đại Kim. Ông Phạm Văn Long là người con thứ ba, mất năm 1975. Còn bà Phạm Thị Sơn (mẹ đẻ của anh Đinh Quốc Cường) mới mất ngày 17/3/2016 âm lịch.
Cuộc họp hòa giải về tranh chấp quyền sử dụng đất nông nghiệp tại UBND phường Đại Kim, quận Hoàng Mai.
Từ trước Cách mạng tháng Tám, ông bà ngoại anh Cường có khai hoang cày cấy được một số thửa đất nông nghiệp. Thời điểm những năm 1980 - 1988, Nhà nước huy động các hộ cấy ruộng đất riêng lẻ tại các xứ đồng khác nhau vào hợp tác xã. Khi đó, cụ Phạm Văn Nheo có chia đất cho mẹ anh Cường (bà Phạm Thị Sơn) và bà Phạm Thị Vẽ. Năm 1989, bà Phạm Thị Sơn cùng chồng và các con vào Nam sinh sống có nhờ bà Phạm Thị Vẽ trông nom hộ toàn bộ diện tích đất nông nghiệp mà các cụ cho gia đình bà Phạm Thị Sơn. Đến năm 1993, gia đình bà Sơn trở ra Bắc tiếp tục sinh sống và cấy lúa bình thường tại các xứ đồng mà trong thời gian toàn bộ gia đình vào Nam sinh sống đã nhờ bà Vẽ trông hộ và cấy lúa từ đó cho đến nay.
Khi phường Đại Kim triển khai dự án xây dựng khu đô thị Tây Nam Kim Giang I và lên phương án bồi thường hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất vào năm 2014 thì gia đình bà Phạm Thị Sơn mới té ngửa vì số ruộng đất nông nghiệp của gia đình bà nằm trong diện bồi thường hỗ trợ lại không đứng tên bà mà đứng tên người khác, do bà Phạm Thị Vẽ đã bán số diện tích đất nông nghiệp đó cho người khác trong thời điểm gia đình bà Phạm Thị Sơn vào Nam sinh sống. Mối quan hệ giữa gia đình bà Phạm Thị Sơn, bà Phạm Thị Vẽ và bên mua bắt đầu phát sinh mâu thuấn vì quyền lợi của chủ đất và người mua đất bị ảnh hưởng.
Ngày 27/7/2016, UBND phường Đại Kim đã tổ chức buổi hòa giải lần thứ nhất với các gia đình liên quan nhưng không thành. Sáng 20/9/2016, UBND phường Đại Kim tiếp tục tổ chức buổi hòa giải lần thứ hai. Nội dung hòa giải liên quan đến thửa đất số 25, tờ bản đồ số 1, với diện tích 1.113m2, thuộc xứ đồng Trầm Dừa, nằm trong dự án khu đô thị Tây Nam Kim Giang I.
Buổi hòa giải đi đến thống nhất: Quy chủ đại diện đứng tên kê khai phương án đền bù tại dự án là bà Phạm Thị Vẽ. Toàn bộ số tiền đền bù về đất và hỗ trợ tại thửa đất số 25, tờ bản đồ số 1, với diện tích đất 1.113m2 thì phần diện tích 1.080m2, bên mua đất hưởng 75% t; 25% số tiền còn lại gia đình bà Phạm Thị Vẽ cho anh Đinh Quốc Cường (con trai bà Phạm Thị Sơn). Số tiền đền bù về đất và hỗ trợ khác tại số diện tích còn lại là 33m2 sẽ do anh Đinh Quốc Cường được hưởng toàn bộ với sự nhất trí cao của các bên liên quan và toàn thể những người có mặt trong hội nghị.
Văn Bình - Sơn Thủy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Quảng Ngãi xóa nhà tạm, nhà dột nát trong năm 2025
15:59 | 14/11/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Người nông dân Chăm HRoi của tỉnh Phú Yên được bình chọn là Nông dân Việt Nam xuất sắc 2024
10:57 | 03/10/2024 Bạn đọc và tòa soạn

VLXD Khánh Huyền - Nơi cung cấp vật liệu xây dựng uy tín tại Hà Tĩnh
15:00 | 13/09/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Ba Đình: Khởi công xây dựng nhà đại đoàn kết tại phường Phúc Xá
10:11 | 06/03/2024 Bạn đọc và tòa soạn

Hoạt động trong tình trạng “3 không”, CCN làng nghề Mẫn Xá đang bị đề nghị thanh tra
10:30 | 04/10/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Giấy chứng nhận OCOP giúp sản phẩm tiếp cận khách hàng
10:41 | 14/09/2023 Bạn đọc và tòa soạn
Tin khác

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2023 với chủ đề “Hải Phòng - Tỏa sáng miền cửa biển”
16:34 | 04/05/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làng Happy Homes – Hành trình đến những ngôi nhà hạnh phúc
11:31 | 29/04/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Đa dạng hóa các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhà trường
13:46 | 09/03/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Bộ Nội vụ đề xuất 9 nhóm đối tượng được áp dụng tăng lương cơ sở từ ngày 1/7/2023
09:38 | 21/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Triển khai cấp hộ chiếu phổ thông gắn chíp điện tử từ 1/3/2023
10:35 | 16/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Kiến nghị cấp kinh phí phổ biến, giáo dục pháp luật tối thiểu theo đầu người dân
15:43 | 07/02/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Làm thế nào để đăng ký đóng BHXH tự nguyện ngay tại nhà?
15:30 | 31/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Xuân biên cương
10:33 | 17/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Người lao động đi làm vào Tết Âm lịch được trả lương ra sao?
14:56 | 10/01/2023 Bạn đọc và tòa soạn

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tiếp tục đổi mới, bám sát đời sống thực tiễn
14:17 | 29/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Chính sách “sát sườn” liên quan người lao động có hiệu lực từ tháng 1/2023
14:11 | 26/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn
Trung tâm Tư vấn pháp luật địa chỉ tin cậy của các Làng nghề
15:43 | 19/12/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Lao động nữ sẽ có thêm 1 triệu đồng khi sinh con từ ngày 1/7/2023
15:01 | 18/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Đề xuất quy định mới về chế độ nhuận bút lĩnh vực báo chí, xuất bản
14:34 | 16/11/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Thử nghiệm ứng dụng thẻ CCCD gắn chip khi đi tàu bay từ tháng 4/2023
14:54 | 26/10/2022 Bạn đọc và tòa soạn

Quảng bá du lịch, làng nghề, ẩm thực Việt Nam tại Italia, Pháp, Thụy Sỹ
10:05 Du lịch làng nghề

Tổng Bí thư Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước Kazakhstan, Azerbaijan, Belarus và thăm chính thức Liên bang Nga
10:05 Tin tức

Thái Bình: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
10:04 Làng nghề, nghệ nhân

Đồng Nai: Phát triển du lịch trên nền tảng nông thôn mới
10:04 Nông thôn mới

Làng gốm Bàu Trúc – Bảo tồn và phát triển di sản gốm Chăm trong thời hiện đại
10:04 Làng nghề, nghệ nhân