Phát triển nghề truyền thống trong xã hội hiện đại
Thịnh rồi suy…
Giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2006 là thời kỳ hưng thịnh của các làng nghề truyền thống. Vào điểm đó, những làng nghề như gốm sứ Bát Tràng, lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh…làm không hết việc. Những hộ dân trong làng phải huy động tối đa nguồn nhân lực trong gia đình để sản xuất mà vẫn không đủ hàng bán. Không chỉ hàng bán lẻ, hàng bán theo đơn đặt hàng của những cửa hàng bán hàng lưu niệm, mà đơn đặt hàng xuất đi nước ngoài cũng phải xếp hàng chờ.
Ấy vậy nhưng, cả những làng nghề nổi tiếng như vậy cũng không thoát khỏi cơn lốc của thị trường và dần thoái trào kể từ năm 2007 trở lại đây. Với vô vàn lý do của sự thoái trào như: sản phẩm không có sự thay đổi mà đi theo lối mòn, chất lượng giảm, sự cạnh tranh giá cả với sản phẩm Trung Quốc, nguồn nhân lực, tình hình kinh tế chung…
Một số làng nghề tìm đường mưu sinh đã phải chuyển đổi cả nghề truyền thống. Ví dụ như làng làm tranh Đông Hồ từ nghề làm tranh đã chuyển sang sản xuất đồ hàng mã. Cả làng chỉ còn số ít nhà vẫn cố gắng duy trì nghề truyền thống dựa vào số lượng đơn đặt hàng ít ỏi từ vài ba cửa hàng bán đồ lưu niệm phục vụ khách du lịch.
Trong xã hội phát triển với sự canh tranh gay gắt của thị trường, những sản phẩm mang tính ứng dụng cao được ưa chuộng cũng là điều dễ hiểu. Những sản phẩm thủ công cần sự cầu kỳ tỉ mỉ không còn phù hợp nhiều với cuộc sống. Sản phẩm của các làng nghề mất dần chỗ đứng cũng không tránh khỏi. Tuy nhiên không thể vì thế mà chúng ta có thể vứt bỏ hay lãng quên những làng nghề này. Bởi dù ở xã hội nào thì những làng nghề truyền thống vẫn có giá trị riêng, vẫn là tinh hoa văn hóa của dân tộc cần phải giữ gìn.
… Suy rồi lại thịnh
Sau giai đoạn thoài trào từ những năm 2007-2010, hai năm gần đây các làng nghề truyền thống đã có những bước chuyển mình để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Bên cạnh đó, sự quan tâm của các cấp, ngành quản lý cũng đã góp phần không nhỏ trong việc định hướng phát triển cho các làng nghề.
Những năm gần đây, trong các kỳ Festival, Lễ Hội, các ngày lễ lớn của cả nước hay những hội chợ du lịch luôn luôn đi kèm với các gian hàng giới thiệu hàng thủ công truyền thống. Nhờ những chính sách của Nhà nước trong việc hỗ trợ vốn và dành ngân sách cho việc giữ gìn, bảo tồn giá trị các làng nghề truyền thống. Bên cạnh đó là những định hướng phát triển hợp lý của ngành văn hóa, đến nay các làng nghề truyền thống đã có sự thay đổi và những bước đi đúng đắn để phát triển sản phẩm của làng. Từ những hướng như đa dạng hóa mẫu mã, tổ chức các cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm để phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại thay cho những sản phẩm cũ, thu hút nguồn nhân lực có trình độ về làng với chế độ đãi ngộ hợp lý… Bên cạnh đó nhiều chương trình giới thiệu sản phẩm của các làng nghề cũng như giá trị văn hóa của nghề truyền thống cũng liên tục được tổ chức nhằm giới thiệu với người dân cũng như bạn bè quốc tế về văn hóa làng nghề truyền thống.
Nghề truyền thống vẫn cần trong xã hội hiện đại
Nếu so sánh tính ứng dụng của sản phẩm truyền thống với những sản phẩm hiện đại thì chắc chắn sản phẩm truyền thống sẽ bị lép vế. Nhưng nếu so sánh sự tinh tế, tinh hoa của văn hóa ẩn chứa trong mỗi sản phẩm thì sản phẩm truyền thống lại vượt trội hơn những sản phẩm hiện đại. Không chỉ có vậy, mặc dù xã hội thay đổi, những sản phẩm đến từ các làng nghề truyền thống ngày nay đã không còn phục vụ nhiều cho cuộc sống hàng ngày nhưng có thể phục vụ nhu cầu trưng bày và lưu niệm. Khi các làng nghề phát triển theo hướng chú trọng vào sản xuất sản phẩm phục vụ lưu niệm và một số mặt hàng có tính ứng dụng cao thì hoàn toàn vẫn có thể làm giàu từ nghề truyền thống.
Tính riêng tại thành phố Hà Nội, trong quy hoạch phát triển nghề và làng nghề đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Hà Nội phấn đấu tạo việc làm cho khoảng 1 triệu lao động nông thôn với thu nhập bình quân đầu người đạt 50-60 triệu đồng/năm vào năm 2030. Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nêu rõ, mục tiêu phát triển nghề, làng nghề nhằm bảo tồn các giá trị truyền thống; đồng thời phát triển các sản phẩm thủ công thế mạnh, gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội.
Như vậy, dù trong xã hội phát triển vẫn cần tôn vinh, giữ gìn và phát triển các làng nghề truyền thống. Giữ gìn, phát triển các làng nghề truyền thống không chỉ là gìn giữ nét văn hóa tinh hoa của dân tộc mà thông qua việc phát triển làng nghề truyền thống còn có thể phát triển kinh tế, giúp ổn định cuộc sống.
Đặng Huy
Tin liên quan
Tin mới hơn

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 | 20/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân gìn giữ di sản cồng chiêng Tây Nguyên
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thanh Hóa: Phát huy tiềm năng làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch
09:55 | 19/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
15:40 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

“Giữ lửa” nghề làm trống Đọi Tam
15:39 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giới trẻ gìn giữ món bánh truyền thống
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khi làng nghề chạm ngõ hàng hiệu: Ai đang mua - đang bán?
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề làm bánh cuốn ở Mão Điền
09:36 | 16/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na ở Bình Định
09:27 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đan Phượng: Diễn tập chữa cháy tại làng nghề chế biến lâm sản
09:24 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người giữ hồn dân ca Bài chòi xứ Bình Định
09:23 | 15/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thêu Xuân Nẻo: Thêu hồn dân tộc, dệt màu quê hương
20:34 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa làng nghề lên phố
09:11 | 14/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người “gieo mầm” làng nón Đồng Văn
10:05 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phát triển nghề truyền thống ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số
09:14 | 13/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Hỗ trợ số hóa 300 sản phẩm làng nghề
15:19 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề guốc mộc Bình Dương trải qua hơn 100 năm
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Điện Biên: Phát huy giá trị nghề, làng nghề truyền thống
15:17 | 12/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 | 09/05/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Khai quật khảo cổ 3 địa điểm di tích Trường Lũy Bình Định
10:44 Tin tức

Chuyện đũa tre của người Tày
10:30 Làng nghề, nghệ nhân

Xã Xuân Lôi tập trung nguồn lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu
10:26 Nông thôn mới

Bình Định: Huyện Vân Canh tôn vinh bản sắc văn hóa Chăm, Ba Na
10:21 Văn hóa - Xã hội

Nước mắm truyền thống kỳ vọng được bảo vệ
10:20 Làng nghề, nghệ nhân