Phát triển kinh tế từ làng nghề truyền thống
Người dân xã Phú Nghĩa (huyện Chương Mỹ) phát triển kinh tế từ nghề truyền thống mây, tre, giang đan. Ảnh: Đỗ Tâm
Tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người dân
Xã Hoàng Long thuộc vùng chiêm trũng của huyện Phú Xuyên, người dân ở đây chủ yếu sản xuất nông nghiệp. Để nâng cao đời sống cho người dân, xã đã tập trung phát triển nghề truyền thống, nhân cấy nghề mới, thúc đẩy hoạt động dịch vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Đến nay, xã đã có 4 làng được công nhận là làng nghề truyền thống gồm: Làng nghề bánh kẹo thôn Cổ Đường, làng nghề mây, tre đan thôn Nhị Khê và Kim Long Trung, làng nghề xây dựng thôn Kim Long Thượng.
Chủ tịch UBND xã Hoàng Long Đào Đức Hội cho biết: Thu nhập bình quân của một lao động làng nghề từ 3 đến 4 triệu đồng/tháng, cao hơn nhiều so với làm nông nghiệp. Riêng thôn Cổ Đường có gần 100 hộ chuyên sản xuất kẹo lạc, kẹo vừng, kẹo dồi, chè lam. Nhiều hộ đã đưa máy móc vào các công đoạn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Tương tự, tại huyện Thường Tín, nhiều làng nghề đã trở thành điểm tựa để phát triển kinh tế nông thôn. Trưởng phòng Kinh tế huyện Thường Tín Uông Thị Phượng cho biết: Thường Tín có 126 làng nghề (trong đó có 1 làng nghề tiêu biểu cấp thành phố, 48 làng nghề truyền thống) với 16.000 cơ sở sản xuất và hàng trăm doanh nghiệp tư nhân. Làng nghề tạo việc làm và thu nhập ổn định cho hơn 40.000 lao động địa phương.
Theo Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Văn Chí, thành phố Hà Nội có 1.350 làng có nghề, trong đó 313 làng nghề, làng nghề truyền thống đã được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Ước tính, tổng doanh thu của các làng nghề đạt 22.000 tỷ đồng/năm. Một số làng nghề như: Điêu khắc mỹ nghệ Sơn Đồng, chế biến nông sản thực phẩm Minh Khai (huyện Hoài Đức), cơ khí Phùng Xá, mộc Hữu Bằng (huyện Thạch Thất)... doanh thu đạt từ hơn 1.000 tỷ đồng/năm đến gần 3.000 tỷ đồng/năm... Tại các làng nghề phát triển, thu nhập của người dân rất cao.
Tuy nhiên, việc phát triển nghề và làng nghề ở Hà Nội còn một số hạn chế. Trong đó, hoạt động sản xuất ở nhiều làng nghề mang tính tự phát, phân tán, thiếu bền vững; quy mô sản xuất nhỏ lẻ dẫn đến việc đầu tư, cải tiến và áp dụng công nghệ tiên tiến còn khó khăn...
Khơi dậy tiềm năng, lợi thế
Khắc phục những hạn chế, tồn tại, tiếp tục phát triển các làng nghề, nghề truyền thống, thúc đẩy kinh tế nông thôn, Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội đã chỉ ra các mục tiêu, nhiệm vụ cho giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Hà Nội sẽ công nhận thêm hơn 50 làng nghề, nghề truyền thống; có ít nhất 100 làng nghề, nghề truyền thống được hỗ trợ xây dựng thương hiệu và xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu tập thể...
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Chu Phú Mỹ cho biết: Hà Nội sẽ quy hoạch phát triển làng nghề, ngành nghề, các khu, cụm công nghiệp, dịch vụ nông thôn đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh. Đồng thời thành phố sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp, hoàn thiện hạ tầng đối với các cụm công nghiệp làng nghề hiện có và đẩy nhanh tiến độ xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm công nghiệp mới để thu hút các hộ sản xuất, doanh nghiệp vào hoạt động. Cùng với đó là đẩy mạnh phát triển các làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) của thành phố giai đoạn 2021-2025; qua đó, đưa các sản phẩm làng nghề vào quy chuẩn, xúc tiến thương mại, kết nối tiêu thụ sản phẩm trong nước và quốc tế... Thành phố sẽ hỗ trợ xây dựng tại mỗi huyện, thị xã ít nhất một trung tâm thiết kế sáng tạo, giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm OCOP làng nghề...
Để phát huy lợi thế làng nghề, Phó Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ Nguyễn Ngọc Lâm cho biết: Huyện đã đề xuất UBND thành phố Hà Nội bố trí mặt bằng sản xuất cho các làng nghề tại 10 cụm công nghiệp như: Cụm công nghiệp Đông Phú Yên (51,83ha), Đông Sơn (4,84ha), Đại Yên (1,4ha)... Hiện tại huyện Chương Mỹ đang kêu gọi đầu tư xây dựng hạ tầng 3 cụm công nghiệp là: Đông Phú Yên, Lam Điền, Thụy Hương nhằm đáp ứng nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn.
Còn tại huyện Phú Xuyên, theo Phó Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Trọng Vĩnh, toàn huyện có 154/154 làng, cụm dân cư có nghề, trong đó có 43 làng nghề được UBND thành phố Hà Nội công nhận. Nhằm khơi dậy tiềm năng, huyện đang tập trung xây dựng các cụm công nghiệp làng nghề để tạo mặt bằng sản xuất, giúp các làng nghề phát triển bền vững.
Triển khai thực hiện Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội, các cơ quan chức năng của thành phố và các địa phương đang thúc đẩy nhiều giải pháp khơi dậy tiềm năng, lợi thế để làng nghề phát triển bền vững, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nông dân.
Theo Nguyễn Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

Giá lợn hơi có xu hướng giảm nhẹ khi nguồn cung tăng
10:54 | 08/05/2025 Kinh tế

6 yếu tố cần thiết khi sáp nhập tỉnh Gia Lai và tỉnh Bình Định
09:06 | 07/05/2025 Kinh tế

Từ Nhật Bản trở về, anh nông dân trẻ "thay áo mới" cho thanh long quê nhà
11:03 | 30/04/2025 Kinh tế

Kinh tế làng nghề và cuộc chuyển đổi số
15:44 | 26/04/2025 Kinh tế

Vận tải Việt Phúc phát triển theo hướng hiện đại
14:31 | 24/04/2025 Kinh tế

Mường Khương (Lào Cai): Nông dân bước vào thu hoạch chè vụ Xuân
11:20 | 10/04/2025 Kinh tế
Tin khác

Thanh Khê (Đà Nẵng): Phường Thanh Khê Đông ổn định kinh tế, đảm bảo xây dựng cơ bản, tưng bừng “Ngày Hội tháng Ba”
17:12 | 28/03/2025 Tin tức

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế cao từ mô hình nuôi nhím
14:00 | 07/03/2025 Kinh tế

Sơn Trà (Đà Nẵng): An Hải Nam nhanh chóng ổn định, thống nhất cao sau sáp nhập
10:41 | 07/03/2025 Kinh tế

Yến sào tự sôi Kingly – Trao sức khỏe bằng sự tiện lợi
00:00 | 03/03/2025 Tin tức

Duy Tiên (Hà Nam): Sản xuất nông nghiệp theo hướng sinh thái
11:36 | 01/03/2025 Kinh tế

Doanh nghiệp Yên Bái tích cực đồng hành, đóng góp quan trọng
10:29 | 24/02/2025 Kinh tế

Đột phá xuất khẩu nông sản Hà Nội
10:39 | 17/02/2025 Kinh tế

Cựu thanh niên xung phong làm kinh tế giỏi
15:01 | 14/02/2025 Kinh tế

Tăng tần suất thanh, kiểm tra an toàn thực phẩm mùa lễ hội Xuân 2025
11:13 | 07/02/2025 Kinh tế

Bình Định điểm đến lý tưởng cho các nhà đầu tư
10:36 | 20/01/2025 Kinh tế

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội): Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân
10:35 | 20/01/2025 Kinh tế

Phú Thọ: Bước đột phá về giao thông nông thôn ở huyện Thanh Sơn
09:22 | 16/01/2025 Kinh tế

Chuyển mình của doanh nghiệp vận tải Việt Phúc trong thời kỳ mới
21:43 | 15/01/2025 Kinh tế

An Khang Group ứng dụng công nghệ tiên tiến máy nâng cấp nước ion kiềm
21:42 | 15/01/2025 Kinh tế

Hà Giang: Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng nấm rơm trong nhà kín
11:21 | 30/12/2024 Kinh tế

Ba Vì (Hà Nội): Chi hội cựu Công an xã Phú Đông góp phần xây dựng nông thôn mới
09:59 Nông thôn mới

Diễu hành xe đạp làng nghề
09:41 Tin tức

Hà Nội: Thành lập 2 cụm công nghiệp làng nghề vốn gần 370 tỷ đồng
09:40 Nghiên cứu trao đổi

Thành phố biển Quy Nhơn rực rỡ sắc vàng hoa lim xẹt
09:39 Du lịch làng nghề

Những làng dệt thổ cẩm ở Tây Bắc
09:38 Làng nghề, nghệ nhân