OCOP là lựa chọn duy nhất
Nhưng, trước sức đầu tư lớn cho Nông thôn mới, một vấn đề bức thiết được đặt ra khiến cả Quảng Ninh nói chung, Ban Xây dựng Nông thôn mới nói riêng đau đáu: Hạ tầng xây dựng xong rồi sẽ xuống cấp, hạ tầng cũng chỉ là cơ sở cần cho Nông thôn tạo đà phát triển. Yêu cầu đặt ra là phải có chương trình, chính sách phù hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm bền vững tại khu vực nông thôn, sản phẩm từ nông nghiệp… nâng tầm thành hàng hóa nhằm tạo thu nhập tăng trưởng ổn định cho người dân, góp phần tạo phồn thịnh và giàu có nơi nông thôn? Đó cũng chính là mục tiêu cốt lõi của Chương trình Xây dựng Nông thôn mới.
Ông Trương Công Ngàn - Phó trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy, Nguyên Trưởng Ban Xây dựng Nông thôn mới
Khi đó, nhiều chương trình được đưa ra thảo luận, nào là dược liệu, nào là thủy sản xuất khẩu… nhưng đều gặp những vướng mắc, phạm vi ảnh hưởng hẹp cho một bộ phận nhỏ dân cư nông thôn. OVOP (chương trình Mỗi làng một sản phẩm - Nhật Bản) hữu duyên với Quảng Ninh từ ngày đó, qua giới thiệu của PGS, NGƯT Trần Văn Ơn. Vào thời điểm đó, OVOP từ Nhật Bản đã được nhân rộng và triển khai thành công ở gần 40 quốc gia trên thế giới, tại mọi vùng lãnh thổ. Đó chính là cơ sở và niềm tin giúp Ban Xây dựng Nông thôn mới nghiên cứu và đề xuất lãnh đạo tỉnh.
Bí thư tỉnh Ủy Phạm Minh Chính, Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách Nông thôn mới - ông Đặng Huy Hậu, sau khi nghe báo cáo của Ban về chương trình, dù có nhiều lạ lẫm; Song xét thấy nhiều tương đồng giúp Quảng Ninh có lợi thế thực hiện thành công chương trình, đặc biệt tiềm năng “xuất khẩu tại chỗ” do du lịch 13 triệu lượt khách đem lại,… đã giao Ban Xây dựng Nông thôn mới nghiên cứu sâu, lập đề án sơ bộ và thuyết trình trước thường vụ Tỉnh ủy. Thế là bắt tay lập đề án, bảo vệ, tổ chức các đoàn lãnh đạo ra nước ngoài (Nhật Bản, Thái Lan) học tập….
Đến tháng 01/2014, đề án chương trình Mỗi xã, phường một sản phẩm (OCOP - One Communies One Product) tỉnh Quảng Ninh chính thức được phê duyệt, cùng lúc, Ban chỉ đạo Chương trình cũng được thành lập trên cơ sở kiêm nhiệm cùng chương trinh mục tiêu quốc gia Xây dựng Nông thôn mới.
Có thể nói, với việc hình thành, phê duyệt, triển khai chương trình OCOP tại thời điểm đó, về tích cực đã giúp thay đổi cơ bản nhận thức về tư duy trong chỉ đạo, triển khai chương trình Xây dựng Nông thôn mới, hướng tập trung vào mục tiêu cốt lõi - lấy phát triển bền vững đời sống, thu nhập người dân khu vực nông thôn làm trọng; Hạ tầng là cơ sở, bàn đạp cho kinh tế phát triển… Khi ấy, ông Ngô Tất Thắng - Trưởng phòng nghiệp vụ OCOP của Ban phải thốt lên: OCOP đã khai sinh Ban một lần nữa.
Đó cũng chỉ là bước đầu, ghi dấu mốc đột phá mới, Ban Xây dựng Nông thôn mới cũng như cả tỉnh lại bước vào thử thách trước nghi vấn của chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Đọc: Khi nào Quảng Ninh có được sản phẩm OCOP?. Mục tiêu 15 sản phẩm đạt sao hạng đến 2015 có thể không khó, nhưng cũng là một thách thức không nhỏ. Đó là niềm tin, là kỳ vọng của Lãnh đạo tỉnh dành cho Ban cũng như cho sự phát triển mới của một chương trình kinh tế tổng thể khu vực nông thôn còn “trứng sữa”, cho mục tiêu cốt lõi trong Xây dựng Nông thôn mới….
Ngay khi đề án được phê duyệt, năm đầu tiên (năm 2014), Quảng Ninh đã hoàn thiện và ban hành khung chính sách tổng thể phục vụ chương trình; tổ chức khảo sát, tổng hợp lập bản đồ - danh sách các sản phẩm tiềm năng OCOP toàn tỉnh cùng hàng trăm buổi tập huấn được tổ chức từ tỉnh đến xã. Những thành viên OCOP khi đó dường như đã đặt cược cả “tương lai” chính trị - sự nghiệp của mình vào một chương trình chỉ với một niềm tin “Thành công tại gần 40 quốc gia trên Thế giới, thì Quảng Ninh với những tiềm năng vốn có sẽ thành công” và “OCOP là lựa chọn duy nhất, là con đường tốt nhất cho phát triển kinh tế khu vực nông thôn”. Bắt đầu từ vận động, mời tham gia đến “cầm tay - chỉ việc”, hỗ trợ từ bao bì, nhãn mác đến công nghệ sản xuất, thị trường…
Năm 2015, khi những sản phẩm OCOP đầu tiên được hình thành, cũng là thời điểm “Hội chợ OCOP” ra đời, nhanh chóng thay thế “Hội chợ thương mại” trước đó, trở thành hội chợ OCOP thường niên như hiện tại. Những con người nhà nước cùng người thân, bạn bè vô hình trở thành những người bán hàng - bán “thương hiệu” OCOP. Năm 2015, đánh dấu bước thay đổi lớn của OCOP Quảng Ninh khi nhận thức về chương trình có chuyển biến rõ rệt không chỉ ở hệ thống lãnh đạo các cấp mà cả ở các chủ thể OCOP, tỷ lệ các đơn vị, doanh nghiệp, HTX chủ động đăng ký tham gia OCOP có dấu hiệu gia tăng nhanh, chất lượng các sản phẩm OCOP tham gia không ngừng được cải thiện…. Đến hôm nay, sau 7 năm triển khai, OCOP Quảng Ninh đã hoàn thiện giai đoạn thứ 2 của chọn lọc - phát triển, bước đầu chuẩn bị sang giai đoạn 3 - thương hiệu và chất lượng.
Tất cả, đó là cơ sở bước đầu hình thành lên một “thương hiệu” OCOP Quảng Ninh như ngày hôm nay, là cơ sở khảo thí cho chương trình Quốc gia Mỗi xã một sản phẩm - OCOP theo Quyết định 490/QD-TTg ngày 17/5/2018, đánh dấu OCOP được triển khai trên toàn quốc. Bản thân những con người lần đầu tiên tiếp cận, đam mê và hi sinh cho OCOP, ngày đó mãi là kỷ niệm không quên, là dấu ấn cho sự nghiệp chính trị - xã hội, cũng như lời nhắc cho nỗ lực sáng tạo, phục vụ không ngừng theo chủ trương, chính sách của Đảng/Nhà nước với mỗi Đảng viên, cán bộ Quảng Ninh.
Trương Công Ngàn
Phó trưởng Ban Thường trực, Ban Tuyên giáo tỉnh Ủy Quảng Ninh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Đại Từ chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
11:55 | 11/07/2025 OCOP

Việt Nam sắp đón 14 Bộ trưởng châu Phi đến tìm hiểu chương trình OCOP
14:35 | 08/07/2025 OCOP

Đặc sản mận Tam hoa của vùng cao Bắc Hà
15:44 | 07/07/2025 OCOP

Chương trình OCOP ở Hòa Bình đi qua một chặng đường gian khó
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Đại Từ Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
09:17 | 07/07/2025 OCOP

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 | 04/07/2025 OCOP
Tin khác

Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:08 | 04/07/2025 OCOP

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Gia Lai: Từ đại ngàn hùng vĩ đến thiên đường biển xanh
20:20 Du lịch làng nghề

Gia Lai: Hợp tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực năng lượng tái tạo
20:20 Đào tạo nghề

“Mạch nghề” - Lan tỏa hình ảnh làng nghề trong thời đại số
20:17 Tin tức

Thuận An triển khai hiệu quả nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp
10:32 Khuyến nông

6 tháng, xuất khẩu nông lâm thủy sản ước tăng trên 14%
10:30 Kinh tế