Những lễ hội đặc sắc diễn ra vào tháng 4 âm lịch
Hội đình Bình Thủy (hay còn gọi là lễ Thượng Điền) thường được tổ chức vào hai ngày 14 và 15 tháng 4 âm lịch hàng năm tại đền Bình Thủy (nằm trên đường Lê Hồng Phong, Tp. Cần Thơ), để cúng đất đai bắt đầu vụ mùa mới – đây có thể xem như một dịp hội gắn liền với phong tục và đời sống sản xuất nông nghiệp của địa phương này.
Hội đình thường bắt đầu bằng là lễ Túc Yết (cúng tế các vị tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cơ, các vị có công với nước, có công xây dựng và bảo quản ngôi đình), sau sẽ đến lễ Chánh Tế (đọc văn tế ca ngợi thần linh, các bậc tiền hiền, hậu hiền…).
Tại đây cũng diễn ra các trò chơi dân gian như chọi gà, thi bắt vịt, kéo co, thi đấu vật… vô cùng sôi nổi
Lễ hội cầu Ngư – tỉnh Quảng Bình [diễn ra từ ngày 14/4 -16/4 âm lịch]
Lễ hội cầu ngư là một lễ hội truyền thống nhằm cầu tài, cầu an, cầu mưa thuận gió hòa cho nhân dân xã Bảo Ninh, huyện Đồng Hới – một cù lao nằm dọc bờ biển Nhật Lệ, được tổ chức hàng năm vào dịp rằm tháng Tư âm lịch tại địa phương.
Đây là một lễ hội thể hiện văn hóa tín ngưỡng của đồng bào vùng biển, mang đậm tính chất lễ hội dân gian và đặc trưng văn hóa của những con người duyên hải. Lễ hội cầu ngư tỉnh Quảng Bình cũng sẽ có các nghi thức lễ: các nghi lễ Rước văn, nghi lễ Vớt bạc, sau đó đến phần chính lễ (nghi thức rước “Ngài”).
Lễ Phật Đản [diễn ra vào ngày 15/4 âm lịch]
Lễ Phật Đản diễn ra vào ngày rằm tháng tư (15/4 âm lịch) hàng năm, nhằm kỷ niệm ngày Đức Phật đản – cũng chính là ngày Thái tử Tất Đạt Đa được hoàng hậu Maya hạ sinh tại vườn Lâm Tỳ Ni.
Đây không phải một lễ hội truyền thống thông thường, hay là một lễ hội riêng của một địa phương. Ngày Phật Đản là một ngày lễ quan trọng của Phật Giáo và các chư tăng ni phật tử. Chính lễ sẽ diễn ra vào ngày Rằm tháng 4 (AL), bên cạnh các nghi thức khác như nghi thức tắm phật, thả hoa đăng trên sông, nghe giảng thuyết pháp… và ở các chùa, nghi thức có thể sẽ khác đi vài đôi chút tùy vào từng địa phương.
Lễ Phật Đản là một ngày đại lễ đối với không chỉ riêng Phật Giáo và các Phật tử mà còn là một dịp lễ hội lớn trong đời sống tâm linh của con người Việt Nam. Vì có rất nhiều người, dù không theo đạo, nhưng đến ngày Phật Đản vẫn đến chùa để nguyện cầu bình an, ăn chay hướng thiện, cúng dường, hay chỉ là để tìm kiếm sự thanh thản, bình yên cho tâm hồn.
Lễ khao lề thế lính [diễn ra từ ngày 18 – 20/4 âm lịch]
Lễ khao Lề thế lính là một lễ hội được nhân dân huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi duy trì hàng trăm năm nay. Lễ khao Lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa được cử đi cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về.
Lễ hội được tổ chức tại Âm Linh Tự (một di tích được xếp hạng quốc gia) vào các ngày 18, 19, 20 tháng 4 âm lịch hàng năm. Đây là lễ hội lớn không chỉ của huyện mà còn của cả tỉnh Quảng Ngãi. Với hình thức tổ chức rất công phu nhiều công đoạn, song đặc biệt hơn cả là hình thức thả thuyền giấy ra biển ngụ ý mãi duy trì việc ra biển như trước và có lẽ vì thế mà lễ hội có tên là khao lề thế lính. Vào những ngày này, ngoài việc tổ chức người địa phương còn thực hiện đắp và dọn các ngôi mộ của các chiến sĩ hải đội Hoàng Sa (dân nơi đây gọi là Mộ gió).
Lễ hội này không chỉ mang ý nghĩa phục vụ công tác nghiên cứu văn hóa cộng đồng cư dân ven biển Việt Nam, du lịch mà còn thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, truyền thống gìn giữ và bảo vệ lãnh thổ và lãnh hải của đất nước.
Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ – An Giang [diễn ra từ ngày 23 – 27/4 âm lịch]
Lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ (còn gọi là lễ Vía Bà) hàng năm sẽ diễn ra vào đêm 23 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch tại Miếu Bà Chúa Xứ (phường Núi Sam, thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang).
Phần lễ của lễ Vía Bà gồm năm lễ: Lễ tắm Bà (diễn ra vào nửa đêm 23 đến rạng sáng 24 – là nghi thức lau bụi, thay áo mão cho tượng Bà; bộ phục cũ của Bà sẽ được cắt nhỏ phân phát cho người đi hội và được xem như một lá bùa hộ mênh may mắn); Lễ thỉnh sắc Thoại Ngọc Hầu về Miếu Bà (nghi thức thỉnh Sắc rước bài vị của Ngọc Hầu Nguyễn văn Thoại – người đã có công khai phá vùng đất này, bà nhị phẩm Trương Thị Miệt, và bài vị Hội đồng từ lăng Thoại Ngọc Hầu ở đối diện miếu Bà, thường diễn ra vào chiều ngày 24).
Ngoài ra còn có lễ Túc Yết (lễ rước phẩm vật cúng gồm một con heo trắng, một đĩa đựng huyết có ít lông heo gọi chung là “mao huyết”, một mâm xôi, một mâm trái cây, một mâm trầu cau, một đĩa gạo muối, diễn ra vào 0 giờ đêm 25). Lễ xây chầu (ông chánh bái sẽ vẩy nhành dương nhúng nước xung quanh, sau đó đánh ba hồi trống và xướng “ca công tiếp giá” để khai hội hát bộ với các tuồng thường được diễn là: Trần Bình Trọng, Sát Thát, Lưu Kim Đính, Trưng Nữ Vương…) và Lễ Chánh tế (nghi thức tương tự cúng “túc yết”, diễn ra vào 4 giờ sáng ngày 26).
Phần hội của lễ hội Miếu Bà Chúa Xứ cũng vô cùng đặc sắc, với các màn trình diễn nghệ thuật dân gian bắt mắt và độc đáo, như: múa lân, múa mâm thao, múa đĩa chén…
Bài và ảnh An Yên
Tin liên quan
Tin mới hơn

Khi vũ điệu Chăm làm 'sống' lại không gian tháp cổ
14:07 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND tỉnh Gia Lai mới, dấu mốc khởi đầu hành trình mới với một niềm tin lớn
11:01 | 02/07/2025 Văn hóa - Xã hội

“Chúa Nguyễn và các giai thoại mở đất phương Nam” - Lịch sử gần gũi từ những câu chuyện dân gian
09:18 | 01/07/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, nhạc sĩ, nhà thơ Đinh Văn Bình: “Không có giới hạn nào giữa báo chí, thơ ca và âm nhạc”
09:54 | 28/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hơn 8.000 tình nguyện viên Thủ đô tiếp sức kỳ thi tốt nghiệp THPT
10:19 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhiệm kỳ 2021–2026, HĐND tỉnh Bình Định hoàn thành xuất sắc sứ mệnh vì dân
09:14 | 26/06/2025 Văn hóa - Xã hội
Tin khác

Kỳ họp cuối của HĐND tỉnh Bình Định, khép lại một giai đoạn, mở ra thời cơ mới
09:15 | 25/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025: Chủ động thích ứng với những điểm mới
10:03 | 23/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định ngày đầu vận hành thử nghiệm mô hình chính quyền 2 cấp thuận lợi
16:15 | 21/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Trường THCS Nguyễn Trường Tộ liên tục đạt thành tích xuất sắc
10:07 | 18/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Lễ tổng kết và trao giải Cuộc vận động sáng tác văn học nghệ thuật về Nghề báo - Người làm báo Thủ đô và cả nước 2025
10:35 | 17/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Ấn tượng đêm chung kết Hoa hậu và Nam vương siêu mẫu thể hình thế giới 2025
23:09 | 15/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Nhà văn Hà Nội: Bàn về sáng tác văn học viết cho trẻ em
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội Chữ thập đỏ tỉnh Bình Định cầu nối những tấm lòng nhân ái
15:45 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nhà báo, Nhà văn Hồ Quang Lợi ra mắt sách “Sự thật, Lẽ phải và Ngọn bút”
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Gia Lai: Huyện Ia Pa vận động gần 2 tỷ đồng ủng hộ xóa nhà tạm, nhà dột nát
15:43 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bệnh viện Đa khoa Vân Đình hướng tới sự hài lòng của người bệnh
15:40 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Bình Định: Những ngôi nhà mang giá trị nhân văn
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Nghệ nhân Nguyễn Văn Lưu: Người khôi phục gốm sứ Chu Đậu từ đáy biển
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Thơ người làng nghề
15:39 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

Hội luật gia huyện Ba Vì hoàn thành xuất xắc nhiệm vụ được giao
15:38 | 13/06/2025 Văn hóa - Xã hội

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông