Những làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
Nghề nón lá - Làng Bố Liêu
Là làng cổ được nhà sử học Dương Văn An nêu trong quyển Ô Châu Cận Lục, thuộc Huyện Vũ Xương.
Làng Bố Liêu cũng giống Phương Ngạn, có diện tích sản xuất rất nhỏ nên người dân phải làm thêm các nghề khác. Nghề làm Nón được định hình và phát triển cho đến nay. Dù được xem là “nghề phụ” nhưng mang lại nguồn thu nhập khá cho các hộ gia đình làm nghề; nón Bố Liêu được người nông dân lao động ở các làng quê chọn lựa. Dù đối mặt với khó khăn gặp phải của nền kinh tế hiện nay, thị trường tiêu thụ thu hẹp, ít được sử dụng hơn trước, nghề nón phải từng bước khắc phục khó khăn gìn giữ nghềtruyền thống và tạo công ăn việc làm cho người lao động thu nhập, ổn định đời sống.
Nghề quạt giấy - Phương Ngạn
Là một làng cổ huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
Nghề làm quạt giấy là một nghề thủ công nổi tiếng ở Phương Ngạn, nó gắn bó với đời sống người dân nơi đây từ bao thế hệ cho đến hôm nay. Tuy là nghề thủ công đơn giản gọn nhẹ nhưng quạt giấy Phương Ngạn vẫn nổi tiếng nhờ sự công phu, bền chắc. Quạt giấy Phương Ngạn đã từng nổi tiếng, làm cho đời sống người dân trong vùng ổn đình phát triển, không những đáp ứng cho người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Trị mà còn đáp ứng cho thị trường Huế.
Hiện nay,với sự phát triển của điện khí hóa nông thôn những chiếc quạt giấy cầm tay không còn được sử dụng nhiều, chỉ bán được cầm chừng tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa nên nghề truyền thống của làng đang dần mai một dần.
Nghề chiếu - Lâm Xuân
Là một làng nông nghiệp thuộc huyện Do Linh, nằm trong hệ thống làng cổ được nhà sử học Dương Văn An miêu tả trong sách Ô châu cận lục hay trong sách “Phủ biên tạp lục” miêu tả. Làng nằm trên vùng đất hoang, lầy lội, phèn, chua mặn thích hợp cho việc trồng năn, trồng cói - nguyên liệu chính cho nghề dệt chiếu. Dù nghề dệt chiếu có sau sự ra đời của làng nhưng đây là nghề được hình thành rất sớm trên vùng đất Quảng Trị và nó gắn bó với đời sống người dân trên trăm năm nay.
Nghề Đan lát đồ tre - Lan Đình
Là làng thuộc huyện Do Linh. Phía Tây Do Linh thuộc địa hình đồi núi, có điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nghề đan lát, đặc biệt là mây tre - nguyên liệu sẵn có quanh làng và nghề đan lát trở thành nghề truyền thống. Các sản phẩm truyền thống của làng là các dụng cụ phục vụ cho sản xuất và đời sống như: Thúng, mũng, trẹt, rổ rá, dần… một nghề truyền thống với quy trình sản xuất thủ công, nhưng thu hút được nhiều lao động tham gia sản xuất lúc nông nhàn. Bên cạnh việc đan lát các vận dụng phục vụ đời sống hàng ngày của con người còn có hàng mỹ nghệ làm bằng mây như: Đĩa mây, bát mây, chậu mây... Hiện nay, nghề đan lát truyền thống được giữ gìn và phát triển ra khắp nước, tạo cơ hội công ăn việc làm cho cho người dân ở đây. Nghề mây đan truyền thống và tranh sơn mài khảm tre cũng được nghiên cứu phát trển để thu hút lao động tạo mặt hàng xuất khẩu cho tỉnh nhà.
Nghề nấu rượu – (Xika) Kim Long - Hải Lăng
Từ sản xuất thủ công truyền thống đến côngnghệ thời thuộc Pháp, công nghệ mới hiện nay là cả một chặng đường phát triển dài của nghề nấu rượu – rượu Kim Long. Trải qua hàng trăm năm tồn tại và phát triển, trong Đại Nam Nhất đánh giá rượu Kim Long thơm ngon, và nghề bị đánh thuế. Hiện nay, rượu Kim Long sản xuất theo quy trình công nghệ, sản phẩm chất lượng, phong phú mẫu mã, được phân phối toàn toàn quốc và thị trường Lào.
Nghề làm bún - Cẩm Thạch
Làng thuộc xã Cam An, huyện Cam Lộ, nghề làm bún là nghề truyền thống gắn với quá trình hình thành, phát triển của cư dân ở đâu từ buổi đầu khai phá vùng đất này ở thế kỷ XV. Từ sản xuất thủ công và đến nay đã cải tiến một số công đoạn kỹ thuật để tăng năng xuất lao động. Sản phẩm được các gia đình chuyên sản xuất, tiêu thụ rộng khắp trong tỉnh. Nghề bún đã mang lại đời sống tốt hơn, ngày càng giàu có, phồn thịnh.
Nghề mộc chạm khắc - Làng Cát Sơn - Do Linh
Cát Sơn là một làng ven biển, được hình thành khá sớm trên vùng đất phía bắc Quảng Trị. Cư dân chủ yếu sống bằng nghề đánh bắt thuỷ hải sản và sản xuất nông nghiệp. Sự giao lưu học hỏi đang đưa nghề mộc đến với làng, tạo nghiệp, dần dần phát triển, tạo nên nghề chạm khắc nổi tiếng. Thợ của làng Cát Sơn kết hợp với thợ Bắc, thợ Huế đã phát triển nghề nghiệp chạm khắc gỗ, chạm khảm xà cừ nổi tiếng nhất vào giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Năm 1921 tác giả người Pháp là Cadiere đã ca ngợi “dân làng Cát Sơn làm nghề chài lưới, nghề buôn bán, cũng còn làm nghề thợ chạm có tiếng. Họ làm và chạm bộ giàng bằng gỗ mít hay gỗ khác. Làng Cát Sơn làm tủ bàn rồi thuê thợ khảm ở Bắc vào lập nghiệp dạy khảm ốc, xà cừ chở vào nam bán”.
Hiện nay, nghề chạm khảm ở Cát Sơn không còn nhưng những sản phẩm chạm khắc ngày trước còn tồn tại rất nhiều ở các làng quê và đặc biệt hiện có hai bức trướng chạm khắc gỗ mang dòng chữ “Thượng đẳng tối Linh” đang lưu giữ ở Bảo tàng Quảng Trị. Hy vọng việc đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống của tỉnh Quảng Trị hiện này sẽ khôi phục và phát triển nghề chạm khắc để sản xuất các mặt hàng mỹ nghệ xuất khẩu thì sẽ mang lại ý nghĩa kinh tế - xã hội rất cao, góp phần mang lại thành công cho bước đường chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu ngành nghề trên đất Quảng Trị.
Nghề mộc - Làng Gia Độ, Triệu Phong
Nếu như ở Cát Sơn làm nghề mộc chạm khắc nổi tiếng thì làng Gia Độ có truyền thống tạo dựng, lắp ghép các ngôi nhà rường nổi tiếng trên đất Quảng Trị. Ở đây đã hình thành những tốp thợ quanh năm suốt tháng có mặt ở các làng xã trong vùng để làm nghề và những ngôi nhà rường cũng như các sản phẩm mộc dân dụng khác đã trở thành những sản phẩm có tiếng. Hiện trạng nghề nghiệp không còn phát triển nhưng tiếng tăm và sản phẩm nghề nghiệp của họ vẫn còn tồn tại cho đến hôm nay.
Nghề làm vôi và giấy - Làng Phổ Lại
Thuộc xã Cam An, Cam Lộ; làng nhỏ, hình thành muộn hơn so với các làng xã trong vùng nên không có điều kiện mở rộng sản xuất lớn. Làng có hai nghề truyền thống là nghề sản xuất vôi và làm giấy. Nghề sản xuất vôi hiện còn tồn tại và phát triển thu hút khá đông lực lượng lao động, tạo được công ăn việc làm và thu nhập cho người nông dân. Nghề làm giấy bổi truyền thống của làng đã mất hẳn từ hàng chục năm nay.
Mộc Lan (TH)
Tin liên quan
Tin mới hơn

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

10 làng nghề lâu đời nổi tiếng ở Bắc Giang
14:36 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mang du lịch, ẩm thực, làng nghề Việt Nam đến châu Âu
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

5 làng nghề miền Tây có truyền thống lâu đời
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Người đàn ông thổi hồn vào từng thớ gỗ
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Nghề làm dưa bồn bồn
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Những người giữ hồn đất nung tại Lò lu Đại Hưng
14:35 | 24/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề thúng chai với 'tuyệt chiêu' chống thấm
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lào Cai: Nghề làm nón lá cọ Bản Liền
10:04 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025: Lan toả tinh hoa làng nghề
10:01 | 23/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hoà Bình: Đường làng sạch, làng nghề xanh
09:24 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Khó nhọc nghề làm chổi đót Mỹ Thành
09:22 | 21/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hiệp hội Làng nghề Việt Nam phong tặng 151 nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề
20:09 | 19/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nước mắm Long Thủy, tinh hoa của vùng biển Phú Yên
10:12 | 18/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

100 hợp tác xã được trao giải thưởng “Ngôi sao hợp tác xã - Coops Award năm 2025"
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chàng trai bỏ phố về quê phục hồi nghề truyền thống
17:36 | 17/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

“Lát Càng Long” – Khẳng định vị thế, mở rộng thị trường cho sản phẩm làng nghề
13:36 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Phú Yên: Phát triển bền vững Làng nghề trồng dâu nuôi tằm xã Hòa Phong
13:30 | 16/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ước Lễ làng nghề giò chả 500 tuổi
14:40 | 15/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bình Định: "Ông Dư bài chòi" một di sản sống của văn hóa làng biển Nhơn Hải
10:50 | 14/04/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới
14:37 Tin tức

Nhiều hoạt động kỷ niệm 50 Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
14:37 Tin tức

Đoàn kiều bào dâng hương tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Tân Trào
14:36 Văn hóa - Xã hội

“Mặc áo mới” cho sản phẩm làng nghề gỗ
14:36 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân Trần Văn Việt thổi hồn vào đá
14:36 Làng nghề, nghệ nhân