Nhiễm vi khuẩn HP có cần quá lo lắng?
Khuẩn HP được tìm thấy ở trong dạ dày của người vào năm 1982 bởi hai nhà bác học người Úc là Barry Marshall và Robin Warren. Đây là một vi khuẩn hình que, sống trong môi trường có không khí, có một túm lông ở một đầu, nhờ những lông này mà vi khuẩn có thể chuyển động được. Vi khuẩn này chính thức được công nhận là nguyên nhân gây loét dạ dày, hành tá tràng và ung thư dạ dày. Tuy nhiên, trên 80% người bị nhiễm HP trong dạ dày không có biểu hiện triệu chứng.
Theo thống kê, trên 50% dân số thế giới có nhiễm vi khuẩn HP. Ở các nước đã phát triển như Mỹ, các nước phương Tây, và Úc… tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP chỉ khoảng 20 - 40% dân số, trong khi đó ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP cao hơn rất nhiều và tăng dần theo tuổi (ở độ tuổi từ 40 – 50, có tới 80% người dân Việt Nam nhiễm vi khuẩn HP).
Vi khuẩn HP lây truyền từ người sang người qua con đường trực tiếp qua đường miệng (ăn chung, uống chung…) và qua phân (do thức ăn hoặc nước uống bị nhiễm bẩn). Như vậy, tăng cường vệ sinh chung tại cộng đồng có thể làm giảm tỉ lệ nhiễm vi khuẩn HP.
Ở Việt Nam theo nghiên cứu từ 2005, tỉ lệ tái xuất hiện (recurrence) HP là rất cao, trung bình 11 tháng sau diệt HP tái xuất hiện trong dạ dày là 23,5%, trong đó tái nhiễm là 9,7% (đã điều trị diệt khỏi hoàn toàn sau đó lại nhiễm mới) và tái phát là 13,8% (khi dùng thuốc diệt HP vi khuẩn giảm về mặt số lượng, với các phương pháp phát hiện hiện nay không còn phát hiện được HP tại dạ dày nhưng sau đó các vi khuẩn lại nhân lên và có thể tìm thấy).
Tỉ lệ kháng kháng sinh
Trước đây, vi khuẩn HP rất nhạy cảm với kháng sinh nên dễ tiêu diệt chỉ bằng 2-3 liều, trong 7 ngày điều trị, với hiệu quả trên 90%.
Ngày nay, tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam rất cao, có trường hợp kháng nhiều loại kháng sinh… khiến việc điều trị, diệt khuẩn HP trở nên khó khăn. Vì vậy, chúng ta cần có chỉ định đúng, nghĩa là chỉ diệt khi cần thiết.
Vi khuẩn HP gây bệnh gì?
Trong suốt cả cuộc đời của một người có nhiễm HP mà không điều trị, khoảng10 - 20% có khả năng bị loét dạ dày tá tràng và 1 - 2% có khả năng bị ung thư dạ dày. Vi khuẩn HP có thể gây ra các bệnh sau: Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày (phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn); Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày; Loét dạ dày tá tràng; Ung thư dạ dày; U lympho B lớp niêm mạc dạ dày (MALT); Chứng khó tiêu chức năng (functional dyspepsia); Một số bệnh ngoài đường tiêu hóa (giảm tiểu cầu chưa rõ nguyên nhân, bệnh lý mạch vành, đau nửa đầu…).
Vi khuẩn HP có lợi cho con người không?
Người ta thấy rằng khi điều trị diệt trừ HP làm tăng nồng độ hormone Grehnin, đây là một hormone gây thèm ăn và ăn ngon miệng, vì vậy có thể dễ làm tăng cân và béo phì. Ngoài ra trong một số nghiên cứu thấy có tăng tỉ lệ bị bệnh nhân đái tháo đường, hen phế quản, bị viêm ruột (bao gồm bệnh Crohn hay viêm loét đại tràng chảy máu) ở người không có nhiễm vi khuẩn HP.
Bằng cách nào phát hiện có nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày?
Có rất nhiều cách phát hiện có bị nhiễm vi khuẩn HP trong dạ dày hay không: Phương pháp qua nội soi dạ dày (sinh thiết cấy tìm vi khuẩn HP, làm xét nghiệm giải phẫu bệnh tìm vi khuẩn HP, làm test nhanh urease); Các phương pháp không cần nội soi dạ dày (test thở C13, C14, xét nghiệm kháng thể IgG trong huyết thanh, xét nghiệm kháng nguyên vi khuẩn HP trong phân).
Khi nào cần điều trị diệt vi khuẩn HP?
Theo khuyến cáo của thế giới những trường hợp dưới đây có nhiễm HP thì cần điều trị diệt: Loét dạ dày; Loét hành tá tràng; Chứng khó tiêu (đầy bụng sau ăn, ăn nhanh no, nóng rát vùng thượng vị, đau vùng thượng vị); Thiếu máu thiếu sắt; Xuất huyết giảm tiểu cầu không rõ căn nguyên; Ung thư dạ dày muộn đã phẫu thuật; Ung thư dạ dày sớm được cắt hớt hoặc cắt tách niêm mạc qua nội soi; Những người có bố, mẹ, anh em ruột bị ung thư dạ dày; Khối u dạ dày (adenoma, polyp tăng sản, đã cắt hớt niêm mạc); Viêm teo toàn bộ niêm mạc dạ dày; Người làm ở môi trường có nguy cơ ung thư dạ dày (khai thác than, quặng…)…
BS.TS. VŨ TRƯỜNG KHANH
Giám đốc trung tâm Tiêu hóa – Gan mật, bệnh viện Bạch Mai
Tin liên quan
Tin mới hơn

6 loại vitamin giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho cơ thể
10:30 | 30/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Dầu dành cho chăn nuôi “tuồn” vào nhà hàng, bếp ăn: Hiểm họa khôn lường
10:11 | 26/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Cách ăn uống tốt nhất giúp ngăn ngừa hình thành sỏi thận
10:27 | 24/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

An toàn thực phẩm: Giải pháp cho nhà quản lý và người tiêu dùng
10:05 | 23/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

LUPACELL thực hiện sứ mệnh chăm sóc sức khoẻ cho cộng đồng
15:37 | 13/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan thăm và tặng quà các bệnh nhi tại Bệnh viện K nhân dịp Quốc tế Thiếu nhi
09:42 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống
Tin khác

Thực phẩm nên ăn vào những ngày nắng nóng và cách đảm bảo an toàn thực phẩm
09:38 | 09/06/2025 Sức khỏe - Đời sống

Phòng chống sốt xuất huyết, tay chân miệng, Covid-19
09:49 | 30/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Biến chủng COVID-19 tại Việt Nam có thể lây lan nhanh
09:18 | 29/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

COVID-19 đã là bệnh truyền nhiễm nhóm B, người mắc có cần cách ly y tế?
14:05 | 21/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Thông tin mới nhất về ca mắc Covid-19 ở Hà Nội
10:05 | 20/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chủ động phòng, chống dịch bệnh giai đoạn giao mùa
09:35 | 16/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Hà Nội kiểm tra việc sản xuất, kinh doanh sữa, thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm bổ sung và thực phẩm bảo vệ sức khỏe
10:45 | 08/05/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ dinh dưỡng hỗ trợ cải thiện điều trị lao màng phổi
14:31 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Những nguy hiểm tiềm tàng khi lạm dụng thuốc chống viêm - giảm đau trong điều trị xương khớp
14:28 | 10/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

Herbalife Việt Nam tài trợ Giải Vô địch Quốc gia Marathon và cự ly dài báo Tiền Phong năm thứ 5 liên tiếp
15:58 | 01/04/2025 Sức khỏe - Đời sống

“ĐÀO TẠO THỰC TẾ LÀ QUAN TRỌNG”
14:59 | 26/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Chế độ ăn tốt nhất giúp phòng ngừa bệnh tim mạch
21:05 | 20/02/2025 Sức khỏe - Đời sống

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"
09:00 | 11/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Ngành y tế Hà Tĩnh nâng cao năng lực để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe người dân
09:25 | 09/12/2024 Sức khỏe - Đời sống

Những thực phẩm tốt nhất cho sức khỏe tim mạch
11:26 | 11/11/2024 Sức khỏe - Đời sống

Khi Đạo giáo trở thành điểm tựa tinh thần trong biến động lịch sử Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Dấu ấn văn hóa đặc sắc trong dòng chảy tín ngưỡng Việt Nam
11:14 Văn hóa - Xã hội

Quán Đạo giáo - Di sản tôn giáo độc đáo cần được bảo tồn đúng giá trị
11:13 Văn hóa - Xã hội

Hiến pháp sửa đổi năm 2025: Nền tảng pháp lý vững chắc cho sự phát triển bền vững của đất nước
11:12 Tin tức

Cả nước đã có 16.543 sản phẩm OCOP
14:57 OCOP