Người muốn "giữ lửa" nghề điêu khắc than đá
Anh Nguyễn Chí Linh hoàn thiện tác phẩm điêu khắc than đá Chủ tịch Hồ Chí Minh để trao tặng cho Công ty CP Than Đèo Nai trưng bày tại nhà truyền thống.
Anh Nguyễn Chí Linh chia sẻ: Với người dân Vùng mỏ, cuộc sống đã gắn liền với hòn than, lại sinh ra và lớn lên trong gia đình truyền thống công nhân mỏ, vì vậy ngay từ nhỏ, khi được nhìn các chú, các bác say sưa đẽo gọt những hòn than, biến nó trở thành những tác phẩm nghệ thuật sống động, tôi đã rất thích và muốn theo nghề. Tôi vẫn nhớ thầy tôi từng nói "với mỗi công nhân mỏ thì bụi than đã ngấm vào máu", đó chính là khởi nguồn nuôi dưỡng tình yêu, chắp cánh cho những đam mê sáng tạo nghệ thuật của tôi với than đá.
Sau mỗi ngày hoàn thành nhiệm vụ tại phân xưởng, khi trở về nhà, tại nơi xưởng nhỏ góc sân, bên cạnh than và các loại dụng cụ chế tác là lúc anh Linh được thỏa sức với niềm đam mê của mình, miệt mài sáng tạo, thổi hồn vào những khối than xù xì, vô tri. Không được đào tạo qua một trường, lớp chính quy nào, tất cả kiến thức, kỹ thuật về mỹ thuật, điêu khắc than đá có được đều do anh chắt chiu, tích lũy mỗi ngày từ việc học thầy, vừa học, vừa làm và mày mò tìm hiểu thêm trên mạng internet.
Nghệ sĩ Vùng mỏ Vũ Đình Phương (phường Cẩm Thành, TP Cẩm Phả) là thầy dạy điêu khắc than đá cho anh, chia sẻ: Những ngày đầu Linh xin học nghề, qua một vài thao tác kiểm tra, tôi thấy được năng khiếu của em. Linh đã thể hiện sự tỉ mỉ, cẩn thận và kiên trì ngay từ những ngày đầu ấy và đó cũng chính là những phẩm chất cần có để trở thành một người thợ điêu khắc giỏi. Song quan trọng hơn cả là đam mê, tình cảm Linh dành cho mỗi hòn than mới có thể tạo nên những tác phẩm nghệ thuật sống động được.
Nhớ lại những ngày đầu vừa bước chân vào nghề, Nguyễn Chí Linh cũng gặp phải không ít khó khăn khi thiếu kiến thức cơ bản về điêu khắc. Điều anh có thừa duy nhất có lẽ chính là tình yêu với than đá, là ước muốn gìn giữ và phát triển nghề độc đáo của Vùng mỏ này. Việc chế tác trên than đá được anh Linh làm thủ công hoàn toàn, không dùng đến các loại máy hỗ trợ.
Vì thế, nó đòi hỏi đôi bàn tay người thợ phải nhẫn nại, khéo léo và tỉ mỉ. Khó khăn nhất của người thợ khi chế tác sản phẩm từ than là khâu tạo hình và đẽo gọt các đường nét nhỏ. Bởi thuộc tính của than tuy cứng nhưng giòn, nên rất dễ làm vỡ, bong tróc hay nứt than thành mảng mỗi khi đục đẽo.
Anh Nguyễn Chí Linh thực hiện thao tác dát vàng lên tác phẩm điêu khắc tượng Phật Di Lặc.
Hơn 10 năm gắn bó với điêu khắc than đá, từ nơi xưởng nhỏ của mình, anh Linh đã xuất bán hàng nghìn tác phẩm than đá nghệ thuật ở cả trong và ngoài nước. Các sản phẩm điêu khắc than có giá từ vài trăm nghìn đồng đến hàng chục triệu đồng, rất phong phú, đa dạng về mẫu mã, kích thước. Đó là những sản phẩm lưu niệm truyền thống, các con giống, tượng chân dung, đến những đồ phong thủy, tượng mang đậm tính tôn giáo như tượng Phật Di Lặc, Phật Thích Ca Mâu ni, tổ sư Bồ Đề Đạt Ma…
Những tác phẩm tượng Phật cũng chính là thế mạnh trong sáng tác của Nguyễn Chí Linh. Đặc biệt, với sự sáng tạo của mình, anh cũng là người đầu tiên tại Quảng Ninh thực hiện việc dát vàng lên than, qua đó tạo nên sự mới mẻ, đặc sắc hơn cho mỗi tác phẩm điêu khắc.
Không chỉ dành tình yêu đặc biệt cho than đá, anh còn luôn khát khao gìn giữ, phát triển nghề truyền thống, riêng có của quê hương. Bởi hiện nay, số lượng những người thợ, gia đình còn theo nghề điêu khắc than đá nghệ thuật trên địa bàn tỉnh còn khá ít, do thiếu thế hệ trẻ kế cận. Đau đáu trước nguy cơ mai một của nghề, anh Linh vẫn luôn sẵn sàng dạy nghề, truyền đạt những kiến thức về điêu khắc than đá mình có cho những bạn trẻ có chung niềm đam mê.
Nối tiếp thế hệ cha anh, Nguyễn Chí Linh đã, đang và tiếp tục làm cho mỗi hòn than cất tiếng nói riêng, thổi vào đó linh hồn của sự sống. Anh dành cho than một tình yêu giản dị, chân thành và đầy nhiệt huyết, để mỗi hòn than vô tri trở thành những tác phẩm nghệ thuật điêu khắc tinh xảo vững bền với thời gian, để những thế hệ sau này tiếp tục nâng niu, gìn giữ truyền thống, giá trị văn hóa của Vùng mỏ. Đó cũng chính là cách Nguyễn Chí Linh thể hiện tình yêu, niềm tự hào và góp một phần công sức nhỏ bé để xây dựng quê hương Quảng Ninh hôm nay.
Theo Báo Quảng Ninh
Tin liên quan
Tin mới hơn

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 | 09/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn quê qua từng mối đan
14:36 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Cổng làng trong lòng phố
08:55 | 08/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ hồn văn hóa làng nghề thêu thổ cẩm Lan Rừng
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thắp lại lửa nghề làng gốm trăm năm tuổi ở miền sông nước
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Thuỷ Xuân - Thơm mãi một làng nghề
09:18 | 07/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác

Làn gió mới cho vùng chè Thái Nguyên
11:01 | 04/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống
12:15 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 | 03/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ và phát huy nghề truyền thống của đồng bào Hrê ở huyện Ba Tơ
14:07 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Mùa sen ở hồ Tây
11:48 | 02/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghề Đúc Đồng Đại Bái: Tinh Hoa Văn Hóa Bắc Ninh
14:01 | 01/07/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đưa sản phẩm làng nghề lên sách, tăng cơ hội xuất khẩu
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Bảo tồn văn hóa làng nghề qua sản phẩm OCOP của Hà Nội
10:30 | 30/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gia Lâm: Địa danh “Dương Xá” được bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm nông sản chế biến
10:24 | 26/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Gìn giữ tinh hoa làng nghề xứ Quảng
11:03 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Chuyện của “Vua gỗ lũa Trai Vàng”
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Nghệ nhân sinh vật cảnh năng động, sáng tạo
11:02 | 25/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Làng nghề xứ Thanh – Nơi kết tinh tinh hoa văn hóa cha ông
10:49 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Giữ lửa nghề bánh tráng Thuận Hưng
10:21 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Đổi thay tích cực cho nghề nuôi biển: Tháo gỡ các nút thắt
10:08 | 23/06/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Ngày 9/7: Giá cà phê giảm mạnh, hồ tiêu neo cao ở mức 140.600 đồng/kg
10:03 Kinh tế

Hà Nội phấn đấu mỗi năm thu hút 20.000 lao động nông thôn học nghề
09:55 Đào tạo nghề

Hành trình xây dựng nông thôn mới từ nội lực cộng đồng và sức bật HTX
09:51 Nông thôn mới

Nhịp thở mới từ làng hoa giấy Thanh Tiên
09:47 Làng nghề, nghệ nhân

Chủ tịch Hà Thị Tính được vinh danh “Doanh nghiệp Văn hóa UNESCO năm 2025”
09:11 Văn hóa - Xã hội