Hà Nội: 20°C Hà Nội
Đà Nẵng: 24°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 24°C Thừa Thiên Huế

Nghề nuôi tằm quê tôi

LNV - Một sáng thức giấc thấy trời se lạnh, tôi khẽ khàng mở tủ lấy tấm khăn lụa cô em gái tặng để quàng cho ấm.
Nghề nuôi tằm quê tôi

Nhìn chiếc khăn mịn màng, chất liệu mỏng nhẹ rất đẹp khiến tôi nhớ đến khoảng đời thơ ấu được chứng kiến mẹ đã vất vả nuôi tằm để lấy tơ như thế nào. Bất giác những kỷ niệm xa xưa cứ thế chầm chậm quay lại trong ký ức tôi.

Quê tôi xưa kia là một làng nhỏ thuộc lưu vực sông Hồng nhưng đồng thời cũng là khởi nguồn của sông Nhuệ. Chắc cũng vì lẽ đó nên vùng đất quê tôi là không chỉ giàu phù sa màu mỡ lại còn mát mẻ, thoáng đãng, thích hợp với việc trồng dâu, nuôi tằm để phục vụ cho các nghề truyền thống như: canh cửi, thêu thùa, ươm tơ dệt lụa, sau này là làm ren... Đặc biệt là ở mạn xóm bãi, chỉ cần tiện tay cắm vài cành dâu xuống là ngoảnh đi ngoảnh lại, lá dâu đã xanh tốt. Lá dâu rất to bản, dày dặn, xanh mướt khiến lũ tằm mê mải cắn ngập chân răng.

Công đoạn nuôi tằm
Công đoạn nuôi tằm

Bà tôi, khi còn sinh thời, thường nhắc đi nhắc lại câu tục ngữ: "Chăn lợn ba năm không bằng nuôi tằm một lứa" hoặc "Chăn tằm ba lứa còn hơn làm ruộng ba mùa" để khuyên nhủ con cháu trong nhà cố gắng theo nghề truyền thống. Chẳng rõ hiệu quả kinh tế thế nào, chỉ biết rằng những lúc nông nhàn, mẹ tôi vẫn thường xuyên nuôi tằm. Vốn bản tính tỉ mỉ lại rất đỗi cần mẫn nên mẹ tôi nuôi tằm rất thành công, dù không thật sự có nhiều kinh nghiệm.

Lại nhớ những ngày còn bé, chúng tôi thường theo mẹ đi hái dâu để tranh thủ hái ít quả, loại quả nhỏ thường mọc sần sùi quanh thân cây dâu to bằng cổ tay. Với những đứa trẻ nông thôn như chúng tôi khi ấy, loại quả chín đỏ hoặc vàng là một thức quả cực kỳ hấp dẫn. Chúng tôi mê vị chua chua ngọt ngọt của nó đến nỗi môi đứa nào cũng đen thẫm như mực. Ngoài mê vị chua của quả dâu, chúng tôi cũng thích theo mẹ ra bãi dâu vì đặc biệt thích cảm giác được tự do chạy nhảy hoặc sa vào bắt cào cào, châu chấu. Tuổi nhỏ vô tư nên mấy chị em tôi chẳng mấy quan tâm đến nỗi vất vả của mẹ khi bận rộn hái vừa quả vừa lá dâu đến tận chiều tối.

Tằm ngủ
Tằm ngủ

Khi hoàng hôn buông dần, mẹ tôi mỏi mệt hái đầy hai thúng dâu gánh về nhà. Sau khi cho các con ăn uống, mẹ tôi lại tỉ mỉ ngồi nhặt lá non hơn cuộn rồi thái nhuyễn rắc vào cái mẹt nhỏ. Đây là chiếc mẹt chứa đầy các con tằm bé tí tẹo như chiếc tăm đang ngọ nguậy, thi thoảng ngóc đầu lên loay hoay tìm lá dâu để ăn. Tằm con khi mới nở thông thường có màu xám đen, kích thước khá nhỏ, chỉ li ti như đầu sợi tóc. Mẹ tôi bảo lũ tằm con thông thường không ăn lá, chỉ cần hút nhựa lá dâu.

Bọn tằm rất mau lớn. Chỉ một thời gian ngắn, chúng từ chỗ bằng đầu sợi tóc đã lớn dần thành đầu tăm rồi bằng đầu đũa. Thậm chí, từ cái mẹt con, mẹ tôi phải chuyển lũ tằm sang cái nia và cuối cùng là thay thế bằng những cái nong to đại. Những năm về sau, mẹ tôi tích luỹ được nhiều kinh nghiệm hơn, đã dành hẳn cả gian nhà hướng đông nam có khí hậu mát mẻ, dễ chịu để làm buồng nuôi tằm. Các cửa sổ đều được ba tôi tỉ mỉ chắn bằng vải thưa nhằm tạo cảm giác thoáng đãng đồng thời cũng là cách ngăn côn trùng đặc biệt là ruồi vàng xâm nhập vào buồng tằm. Cũng bởi, ruồi vàng là loại côn trùng gây hại, đã đốt con tằm nào là con ấy bị thui đi hoàn toàn không thể chín được. Trong buồng tằm, mẹ tôi cũng cẩn thận kê nhiều giá đỡ đóng bằng tre. Các loại giá này được chia thành nhiều tầng để đặt nong tằm lên.

Làm tơ
Làm tơ

Một ngày trong buồng tằm của mẹ tôi thường rất bận rộn khi phải liên tục cho tằm ăn và thay phân tằm mấy lần. Bọn tằm nhà tôi do ăn nhiều suốt ngày nên chúng đào thải cũng vô cùng nhiều. Chị em tôi thường được mẹ sai nhặt nhạnh những hạt phân tằm tròn nhỏ để dành làm phân bón cây rất tốt. Mẹ tôi còn rất tỉ mỉ khi liên tục nhặt những con tằm chín đỏ để nuôi riêng một nong rồi nhẹ nhàng bện rơm quây kín từng bó rỗng ở giữa, tỉ mỉ gài thành phên dựng lên rồi thả những con đã chín vào quây tổ nhả tơ.

Trên các kệ bằng tre ba tôi đóng sẵn, có đến 4, 5 tầng đặt các nong, mẹt tằm lên. Việc nuôi tằm tưởng chừng đơn giản nhưng đòi hỏi nhiều tâm sức của người theo nghề. Khoảng thời gian theo nghề nuôi tằm, mẹ tôi thường ngủ rất muộn để theo dõi từng nong. Không những thế, mỗi đêm mẹ tôi còn cần mẫn cầm đèn dầu soi từng nong để cho tằm ăn thêm. Bản thân tôi trong nhiều đêm tỉnh giấc, chẳng thấy mẹ đâu, bèn bần thần chạy xuống bếp lặng lẽ bóng mẹ đang hì hụi bên đèn dầu mờ ảo, cho bọn tằm ăn lá mà thấy lòng nôn nao biết bao nỗi niềm.

Nhưng có lẽ bận rộn nhất chính là giai đoạn tằm sắp chín. Vài ngày trước đó, ba mẹ tôi thường chuẩn bị sẵn hàng chục cái né. Né tằm vốn đơn thuần là loại phên nứa được bà con quê tôi cố tình đan thưa, nhằm tạo nhiều khe vuông để người ta dễ dàng nhét búi rơm vào nhằm giữ ấm và tạo điều kiện thuận lợi cho tằm vào làm tổ. Thông thường, né sẽ được dựng hơi nghiêng để dễ thả tằm khi đã chín vào. Mẹ tôi thường bảo khi tằm chín, chúng ta phải tập trung nhìn trên nong, phát hiện ra con tằm nào có thân ửng đỏ là phải bắt vội thả vào né. Nếu thao tác của người nuôi tằm không nhanh thì những con tằm chín này sẽ mau chóng quây kén ở ngay cái nong đầy cuống lá dâu, gây ảnh hưởng đến mùa vụ.

Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi
Để ươm tơ, đầu tiên thả kén vào nồi nước sôi

Bọn trẻ con chúng tôi khi ấy rất háo hức quan sát những búi rơm trên né, nhìn bọn tằm chín bò đi bò lại chỉ một lát sau, đã thấy cuộn thành cái kén vàng ươm. Khoảng độ nửa giờ đồng hồ, những chiếc kén của tằm đã vô cùng dày dặn và chắc chắn. Tằm sẽ nằm yên vị trong kén, sau khi đã hoàn thành giai đoạn quan trọng nhất của mình là rút ruột nhả tơ. Khoảng độ vài ngày sau, mẹ tôi sẽ nhẹ nhàng bóc từng cái kén trên né cho vào một chiếc rổ cái. Kén tằm sau khi thu hoạch thường sẽ được đem bán cho các xưởng quay tơ hoặc mẹ tôi tự quay lấy. Khi các con tằm chín đã nhả hết tơ dệt thành kén vàng chắc nịch bên ngoài, mẹ gỡ vào thúng đem tới xưởng ươm tơ.

Xưởng ươm quê tôi khi xưa được đặt trong ngôi chùa ở giữa làng. Ba tôi kể rằng, từ sau khi cả làng tôi tiến hành những chính sách cải cách ruộng đất thì không gian ở đình chùa được dùng làm trường học và xưởng ươm tơ. Mẹ tôi cũng tham gia vào công việc ươm và quay tơ. Khi quay tơ, mẹ sẽ từ từ thả từng mẻ kén vào nồi nước nóng, móc sợi tơ mỏng mảnh cho vào guồng quay. Chỉ trong thoáng chốc, mẹ tôi đã thu những cuộn tơ vàng óng mới quay đặt vào một cái rổ sạch sẽ. Trong nồi nước còn bốc hơi nghi ngút, lõi kén chứa con tằm đã thành nhộng nổi lều bều.

Nuôi tằm ở quê.
Nuôi tằm ở quê.

Thông thường, tơ gỡ khỏi guồng rất mỏng manh, chỉ có đường kính khoảng chừng nửa mét. Mẹ tôi thường bảo những sợi tơ vàng óng còn thô ráp đó sẽ được nhập cho nhà máy dệt vải để tạo nên biết bao sản phẩm thật đẹp cho đời. Những sợi tơ nhìn mỏng manh nhưng là sự chắt chiu công sức lao động biết bao ngày tháng của mẹ tôi để nuôi lớn chúng tôi trong suốt khoảng đời tuổi thơ khó khăn và thiếu thốn.

Nhiều năm trôi qua, khi tôi trưởng thành đủ để lo cho gia đình một cuộc sống đủ đầy hơn thì mẹ đã lặng lẽ ra đi. Thi thoảng, có dịp về quê, tôi hay thơ thẩn đi dọc bờ sông có những bãi trồng dâu xanh mướt mát, thoáng nghe trong gió tiếng rào rào của tằm ăn rỗi, thấy lòng cồn cào biết bao nỗi nhớ mẹ và nghề nuôi tằm khi xưa.

Hoàng Yến

Tin liên quan

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

Nhọc nhằn nghề trồng dâu nuôi tằm Hồng Đô

LNV - Giữa miền quê thanh bình của xứ Thanh, làng Hồng Đô thị trấn Thiệu Hóa, (huyện Thiệu Hóa) như một viên ngọc quý ẩn mình. Nơi đây, nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt nhiễu đã gắn bó với người dân từ bao đời nay, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và những sản phẩm tơ tằm nổi tiếng khắp vùng.
Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

Thanh Hoá: Đau đáu hồi sinh làng nghề nuôi tằm, ươm tơ dệt nhiễu

LNV - Đã có thời điểm, hai bên bờ sông Chu (đoạn qua huyện Thiệu Hóa) có hàng trăm bãi dâu xanh mát cùng với làng nghề dệt nhiễu Hồng Đô, xã Thiệu Đô (nay sáp nhập thành thị trấn Thiệu Hóa) rộn ràng tiếng thoi dệt lụa. Nhưng những năm gần đây, thành phẩm tơ tằm giảm giá quá nhanh, khiến nhiều gia đình phải bỏ nghề.

Tin mới hơn

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

Làng nghề hối hả vào vụ sản xuất phục vụ Tết

LNV - Khoảng 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Thời điểm này, các làng nghề trong tỉnh có sản phẩm đặc trưng phục vụ Tết như: Hàng thủ công mỹ nghệ, làm hương, trồng hoa, cây cảnh, chế biến nông sản… trở nên nhộn nhịp. Các cơ sở sản xuất, nhà vườn hối hả chạy đua với thời gian để cung ứng những sản phẩm có chất lượng, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của thị trường.
Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

Nghề làm người tuyết bằng xốp trên phố cổ Hà Nội

LNV - Còn vài chục ngày nữa là tới lễ Giáng sinh, thời điểm này, phố hàng Mã đã lung linh màu sắc của ngày Noel. Bên cạnh cây thông, vòng nguyệt quế, trái châu... một món đồ được nhiều người săn đón là mô hình người tuyết xốp.
Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

Hà Nội: Làng nghề sinh vật cảnh Hồng Vân

LNV - Xã Hồng Vân thuộc huyện Thường Tín từ lâu được biết đến là làng nghề sinh vật cảnh vô cùng độc đáo. Tại vùng quê trù phú này, mỗi cây cảnh đều là một tác phẩm nghệ thuật mang trong mình hơi thở của thiên nhiên và dấu ấn sáng tạo của các nghệ nhân.
Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

Làng miến truyền thống Bình Lư hối hả vào vụ Tết

LNV - Gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các cơ sở sản xuất miến của làng nghề truyền thống xã Bình Lư (huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) lại hối hả vào vụ mới, chuẩn bị hàng Tết đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường – Phát triển nền kinh tế xanh bền vững, tôn vinh làng nghề và sản phẩm Ocop

LNV - Ngày 2/12/2024, tại Nhà khách Chính phủ, Viện Nghiên cứu Phát triển Doanh nhân Việt Nam -Asean (EDRI) đã trang trọng công bố “Hành trình Khát vọng Việt Nam Hùng cường”, một chương trình mang tầm Quốc gia dân tộc nhằm đoàn kết, phát triển doanh nhân các dòng họ Việt Nam và mục tiêu xây dựng nền kinh tế xanh bền vững đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.

Tin khác

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Sản phẩm OCOP, làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

LNV - Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh thành Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

"Giữ lửa" nghề tại làng hương xạ truyền thống gần 300 năm ở Hưng Yên

LNV - Với gần 300 năm làm nghề, làng hương thôn Cao, xã Bảo Khê (Hưng Yên) được ví như cái nôi của nghề làm hương Việt Nam; những ngày cuối tháng 11.2024, trong tiết trời se lạnh, chúng tôi tìm về nơi đây và được chứng kiến bà con đang khẩn trương làm những mẻ hương để kịp cung ứng hàng cho thị trường dịp cuối năm.
Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

Rèn Đa Sỹ - Top 10 thương hiệu quốc gia

LNV - Làng rèn Đa Sỹ (phường Kiến Hưng, Q.Hà Đông, Hà Nội) nổi tiếng cả nước với sản phẩm dao, kéo và đã xuất khẩu đi các nước lân cận. Ngày nay, người thợ rèn Đa Sỹ vẫn cần mẫn làm nghề và giữ nghề như giữ một nét văn hóa truyền thống đáng quý.
Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Làng hương trăm năm tuổi Quảng Phú Cầu nhộn nhịp những ngày cận Tết rực rỡ sắc Xuân

Trải qua nhiều thăng trầm của thời cuộc, làng hương Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa (TP. Hà Nội) vẫn chứng tỏ được sức sống bền bỉ mang đậm nét văn hóa của miền quê Bắc Bộ.
Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

Đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại Mẫn Xá

LNV – Tính đến ngày 30/11, tại xã Văn Môn (huyện Yên Phong, Bắc Ninh) đã có 144 cơ sở tự nguyện phá dỡ lò đốt, lò tái chế kim loại tại thôn Mẫn Xá và Cụm công nghiệp làng nghề Mẫn Xá.
Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

Xã Sơn Đông, TX Sơn Tây (Hà Nội): Tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"

LNV - Được sự đồng ý của Thị ủy, HĐND, UBND Thị xã Sơn Tây, sáng 30/11/2024 Đảng ủy, HĐND, UBND, UB-MTTQ xã Sơn Đông cùng cán bộ, nhân dân Thôn Vạn An, xã Sơn Đông, TX Sơn Tây tổ chức trọng thể Lễ đón nhận Bằng công nhận Làng nghề mộc Vạn An đạt danh hiệu " Làng nghề Hà Nội"
Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

Cảnh báo nguy cơ cháy nổ tại các làng nghề dịp cuối năm

LNV - Hiện tại đã bước vào giai đoạn cuối năm, đây là thời điểm các làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội bước vào giai đoạn gia tăng sản xuất phục vụ hàng hóa cho dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Đây cũng chính là thời điểm dễ phát sinh những vụ cháy lớn tại các kho bãi, xưởng sản xuất của các hộ kinh doanh nhỏ lẻ tại các làng nghề.
“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

“Hội An - Làng nghề lên số” đạt giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024

LNV - Dự án “Làng nghề lên số” của thành phố Hội An đã vinh dự nhận giải thưởng quốc tế Kotler Awards 2024 ở hạng mục “Công nghệ số và đổi mới sáng tạo có tầm ảnh hưởng” (Impactful Digital & Inno-tech) ghi nhận nỗ lực trong việc thúc đẩy chuyển đổi số tại các làng nghề truyền thống ở thành phố Hội An (tỉnh Quảng Nam).
Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Ninh Bình: Xã Khánh Dương đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV -Vừa qua, xã Khánh Dương (huyện Yên Mô) tổ chức lễ công bố và đón nhận Bằng đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao năm 2024.
Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

Bảo tồn, phát triển nghề và làng nghề vùng hồ Thác Bà

LNV - Trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển du lịch, việc bảo tồn và phát huy giá trị của các nghề, làng nghề truyền thống vùng hồ Thác Bà (Yên Bái) không chỉ là việc làm cần thiết để giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là cơ hội để phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.
Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

Huyện Gia Lâm phát triển du lịch xanh gắn với làng nghề

LNV - Sáng 8-11, Đoàn giám sát của HĐND Thành phố Hà Nội do Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn làm Trưởng đoàn đã làm việc với huyện Gia Lâm về kết quả thực hiện Nghị quyết số 20/NQ-HĐND ngày 23-9-2021 của HĐND Thành phố về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025.
Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

Về làng “May mặc đệ nhất Hà thành”

LNV - Còn nhớ quãng mươi, mười lăm năm trước, một ngày đầu hè, anh Minh Sang - phóng viên truyền hình, người rủ rê tôi trong chuyến đi này tỏ ra thông thạo nói: “Vào tới xã rồi ông mới thấy cái hay của làng”…
Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

Thu hút 120.000 nghệ nhân, chuyên gia và 3.000 nhà khoa học vào trường nghề

LNV - Một đề án đã đề ra mục tiêu thu hút được 120.000 nghệ nhân, chuyên gia, người lao động giỏi, người dạy nghề tham gia giáo dục nghề nghiệp. Bên cạnh đó, thu hút 3.000 nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia đang làm việc trong nước hoặc nước ngoài đến làm việc, tham gia quản trị, nghiên cứu khoa học tại các trường nghề.
Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

Ngọt ngào mùa nhãn quê tôi

LNV - Mỗi miền quê trên dải đất hình chữ S thân yêu của chúng ta lại có những thứ đặc sản tạo nên hồn cốt riêng của địa phương đó mà nơi khác không có được. Hưng Yên quê tôi may mắn được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu và thổ nhưỡng nơi đây rất thích hợp cho sự phát triển của cây nhãn, đặc biệt là trái nhãn lồng thơm ngọt nức tiếng một vùng xưa nay.
Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

Khai mạc triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”

LNV - Tối ngày 23/11, tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hóa, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam”.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

Thạch Thất (Hà Nội): Thạch Hòa khai thác tốt tiềm năng vị trí trung tâm với các dự án lớn

LNV - Bí thư Đảng ủy – Chủ tịch UBND xã Thạch Hòa ông Nguyễn Văn Thá nhấn mạnh, Thạch Hòa nằm trong trung tâm các dự án lớn của Trung ương và Thành phố. Địa phương bao gồm: dự án khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, dự án ĐHQG Hà Nội, dự án tuyến đường cao tố
Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"

Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh khoe nhẹ "khối tài sản khổng lồ"

LNV - Tham gia Giải Taekwondo Cảnh sát châu Á mở rộng năm 2024 tại Quảng Ninh, 4 người con của Doanh nhân Nguyễn Hồng Điệp Hồng Anh - Giám đốc Công ty TNHH Luxurysilk Việt Nam đã cùng nhau đoạt các huy chương danh giá của giải đấu.
Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"

Hà Nội công nhận 83 cơ sở đạt danh hiệu "Sử dụng Năng lượng xanh năm 2024"

LNV - Sở Công thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu Cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh thành phố Hà Nội năm 2024.
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024

LNV - Sáng ngày 8/12, tại Hải Phòng, UBTƯ MTTQ Việt Nam tổ chức hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng Cụm kinh tế của các tổ chức thành viên năm 2024.
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ

LNV - Nếp bầu Tam Mỹ là đặc sản nổi tiếng từ lâu đời của vùng quê Tam Mỹ Đông và Tam Mỹ Tây, huyện Núi Thành, (tỉnh Quảng Nam). Hạt nếp bầu dẻo và thơm lừng rất đặc trưng. Đây là loại bánh truyền thống của người Việt, thường được làm vào dịp Tết Nguyên đán và ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10 tháng 3 âm lịch).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động