Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tấn Đích gìn giữ và phát triển nghề đúc đồng Đại Bái

LNV - Hơn nửa thế kỷ gắn bó, theo đuổi nghề đòi hỏi nhiều công phu và đôi bàn tay tài hoa, Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tấn Đích ở xã Đại Bái, huyện Gia Bình (Bắc Ninh) không chỉ thồi hồn cho hàng trăm sản phẩm nổi tiếng từ đồng mà còn luôn song hành cùng sự phát triển, hưng thịnh cũng như truyền dạy bí kíp và cảm hứng sáng tạo cho nhiều người dân làng nghề đúc đồng Đại Bái.


Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích giới thiệu sản phẩm đỉnh đồng ngũ sắc.


Sinh ra trong gia đình có truyền thống làm nghề đúc đồng, từ năm 14 tuổi nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích đã đam mê và theo học nghề. Nhiều năm trôi qua, nhưng ông vẫn nhớ như in về quá khứ thịnh suy của làng nghề đúc đồng Đại Bái. Ông kể: “Những năm chiến tranh, nguyên liệu đồng khan hiếm, đắt đỏ, làng nghề phải dừng hoạt động, người dân tưởng chừng mất nghề. Từ những năm 1990, kinh tế có phần phát triển hơn, người dân chú trọng các sản phẩm từ đồ đồng nên làng nghề đúc đồng cũng theo đó phát triển. Thời kỳ bao cấp làng nghề chúng tôi thường làm các vật dụng trong gia đình như mâm, chậu, nồi… Xã hội phát triển, nhu cầu của người dân tăng cao, người thợ phát huy tay nghề làm những sản phẩm có giá trị cao như: lư, bát, đỉnh đồng, tượng đồng, tranh đồng… Ngày nay, Đại Bái được biết đến như một làng nghề truyền thống phát triển nhất nhì xứ Bắc, nhiều người theo và sống được với nghề”.

Để đúc được các sản phẩm đồng tinh xảo, ngoài khuôn đúc, còn có những bí truyền riêng. Quan trọng nhất trong nghề đúc đồng là phải có sự tính toán để đạt độ chuẩn xác cao, từ khâu pha trộn hợp kim, nung chảy đồng rót vào khuôn mẫu... Hơn 50 năm trong nghề, qua bàn tay khéo léo và óc sáng tạo, từ khâu làm khuôn mẫu đến kỹ thuật đúc, phôi hay tỉ mẩn trong từng nét chạm, trổ sản phẩm, những bức tượng mà nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích làm ra được khách hàng trong và ngoài nước đánh giá cao. Các tác phẩm tiêu biểu có giá trị kinh tế, mỹ thuật, kỹ thuật cao như: bộ Đỉnh Hạc hoa văn lối cổ cao 2,35m, nặng 1,2 tấn và chiếu dời đô bằng chữ Hán tặng cho Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long; sản phẩm tượng đồng đúc như tượng Bác Hồ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tượng danh tướng Trần Hưng Đạo và các loại tượng phật ở các đền chùa; các tác phẩm hoành phi câu đối; lư đồng; cuốn thư; đỉnh thờ khảm tam khí; đỉnh thờ ngũ sắc; tranh tứ quý trạm thúc; tranh tứ quý trạm khảm ngũ sắc; tranh phong thủy: Thuận buồm xuôi gió, Sơn thủy hữu tinh, Vinh quy bái tổ…

Trong đó, rất nhiều sản phẩm đã được giải thưởng như: Sản phẩm “Bộ đỉnh khảm tam khí” tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc lần thứ I (tổ chức tại Vĩnh Phúc) đạt Giải sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2006; “Đỉnh đồng ghép Ngũ sắc” đạt cúp Bàn tay vàng tại Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía Bắc lần thứ II (tổ chức tại Hải Phòng); Bộ Đỉnh hạc cao 2.35m, nặng 1.200kg, hoa văn lối cổ và có Chiếu dời đô bằng chữ Hán tặng UBND thành phố Hà Nội nhân dịp Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội; Bộ Quân thư đồng chạm tỉa bằng tay đạt Cúp Doanh nghiệp-Sản phẩm tiêu biểu và cá nhân điển hình tiên tiến (giai đoạn 1997-2017)…

Với những đóng góp quan trọng trong việc gìn giữ, phát huy tinh hoa nghề đúc đồng truyền thống, năm 2020 ông vinh dự được phong tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Nhận danh hiệu Nghệ nhân ưu tú, ông Đích rất vui vì những tâm huyết, cống hiến của bản thân được ghi nhận.

Nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích bộc bạch: “Tôi luôn tâm niệm mình phải trân quý nghề hơn, luôn sáng tạo, cống hiến cho sự phát triển của làng nghề để xứng với danh hiệu Nghệ nhân ưu tú. Chính vì vậy, tôi thường dặn con cháu không ngừng tìm tòi, học hỏi. Hàng ngày, hàng tháng, hàng năm vẫn phải thay đổi mẫu mã sản phẩm để đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng. Một sản phẩm đúc đồng chất lượng không chỉ yêu cầu người làm nghề phải có tay nghề vững, kỹ thuật chính xác mà còn phải tập trung cao độ để làm nên những chi tiết hoa văn sắc nét, sinh động, đạt đến độ tinh xảo. Có như vậy, sản phẩm mới thật đặc sắc, ý nghĩa và có giá trị”.

Với lòng yêu nghề, nghệ nhân Nguyễn Tấn Đích không ngần ngại truyền dạy mọi kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân cho nhiều người học nghề tại địa phương. Sự chỉ dạy tận tình, tâm huyết của ông giúp không ít gia đình, thanh niên trẻ thành thạo tay nghề, kỹ thuật quan trọng trong nghề đúc đồng, từ đó gây dựng thương hiệu riêng. Đó cũng chính là cách để ông tri ân với nghề, chung tay gìn giữ và phát triển nghề truyền thống cha ông.

Hoa - Quân

Tin liên quan

Tin mới hơn

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩm du lịch văn hóa cộng đồng thôn Xí Thoại.
Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

Chi cục PTNT tỉnh Thái Nguyên tham dự Hội chợ Làng nghề Việt Nam 2024

LNV - Từ ngày 3 - 6/10/2024, tại Trung tâm triển lãm Nông nghiệp, Trung tâm Xúc tiến Thương mại Nông nghiệp (tại số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024
Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

Hưng Yên: Làng nghề cây cảnh ảnh hưởng nặng sau mưa lũ

LNV - Huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên được biết đến là vựa cây cảnh lớn nhất miền Bắc, cung cấp lượng lớn hoa, cây cảnh phục vụ các dịp lễ, Tết. Thế nhưng ngập úng diện rộng lâu ngày do nước sông Hồng dâng cao sau bão số 3 đã khiến hàng nghìn hecta cây trồng, quất cảnh bị hư hại. Tổn thất quá nặng nề, các hộ trồng cây đang đau đáu nỗi lo làm lại từ đầu.
Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

Hồi sinh nghề gốm cổ tại buôn Dơng Bắk

LNV - Tại buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk, nghề làm gốm cổ đang đứng trước nguy cơ lụi tàn. Đây từng là cái nôi của nghề gốm truyền thống, nhưng hiện tại chỉ còn lại rất ít nghệ nhân kiên trì với nghề, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay.
Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

Bắc Ninh: 12 cơ sở ở làng nghề giấy Phong Khê dừng hoạt động

LNV - Trong 2 ngày 26 - 27/9, các đoàn kiểm tra của thành phố Bắc Ninh (tỉnh Bắc Ninh) đã tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, an toàn điện đối với các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất giấy trên địa bàn phường Phong Khê- làng nghề ô nhiễm nhất tỉnh Bắc Ninh. Đã có 12 cơ sở sản xuất giấy ở Phong Khê viết đơn xin dừng hoạt động.
Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Hội An đón nhận “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” danh hiệu Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

LNV - Chào mừng kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), ngày 20/9, Đảng ủy, HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Cẩm Thanh, TP. Hội An cho hay, vừa tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm ngày đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (27/9/1964 - 27/9/2024). Đây là dịp để ôn lại trang sử hào hùng của quân và dân địa phương trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tin khác

Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

Công nhận nghề truyền thống Hà Nội đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công

LNV - Ngày 29/9, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Định Công (quận Hoàng Mai) tổ chức Lễ đón nhận Bằng công nhận danh hiệu “Nghề truyền thống Hà Nội” đối với nghề kim hoàn, đậu bạc Định Công.
Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

Về miền cổ tích gốm Thanh Hà truyền thống 500 năm tuổi

LNV - Hội An là vùng đất xinh đẹp, nổi tiếng với khu phố cổ trầm mặc và những làng nghề truyền thống có tuổi đời lên đến hàng trăm năm. Nép mình bên con sông Thu Bồn thơ mộng, Làng gốm Thanh Hà là nơi giữ nghề gốm truyền thống trong suốt 500 năm lịch sử.
Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng

Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam Trịnh Quốc Đạt làm việc với đơn vị trực thuộc tại thành phố Hải Phòng

LNV - Sáng ngày 2/10, Tại Trung tâm Xúc tiến Thương mại Đào tạo Phát triển Làng nghề (Hải Phòng). Nhà giáo Ưu tú Trịnh Quốc Đạt – Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã có buổi làm việc với bà Cao Bích Thủy Giám đốc Trung tâm.
Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

Bình Định: Lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam

LNV - Sau khi được UBND tỉnh Bình Định có Quyết định công nhận Làng nghề trồng hoa Gia An Nam, thôn Gia An Nam, xã Hoài Châu Bắc, UBND thị xã Hoài Nhơn có tờ trình UBND tỉnh Bình Định và Sở Nông nghiệp và PTNT cho chủ trương lập Đề án phát triển Làng nghề trồng hoa Gia An Nam.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang

LNV - Do điều kiện lịch sử hình thành, Kiên Giang là nơi hội tụ của dân di cư đến từ mọi miền đất nước. Một số nghề thủ công cũng theo chân họ đến vùng này. Khi du nhập vào Kiên Giang, sản phẩm của mỗi làng nghề mang nét văn hóa đặc trưng của vùng.
Trăm năm kể chuyện nghề rèn

Trăm năm kể chuyện nghề rèn

LNV - Trong căn nhà nhỏ ngái nồng mùi khói bếp, ông Sùng Seo Nhà (74 tuổi) một trong những cao niên còn bám trụ với nghề rèn nở nụ cười móm mém đón chúng tôi ghé thăm trong một buổi chiều lất phất mưa. Giọng kể bằng tiếng phổ thông lơ lớ vẫn đủ để chúng tôi hiểu nghề rèn đến với Bản Phố “duyên nợ” như thế nào và ai là người đầu tiên có công đưa nghề rèn về với bản làng.
Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

Nghệ nhân ẩm thực nâng tầm món ăn truyền thống Việt

LNV - Với niềm đam mê đặc biệt với ẩm thực, nghệ nhân Lưu Huỳnh Châu đã mang nhiều món ăn đặc trưng của người Việt giới thiệu tới thực khách quốc tế, tích cực dạy nghề cho thế hệ trẻ. Góp phần giữ gìn và phát huy tinh hoa ẩm thực truyền thống Việt trong cuộc sống hiện đại.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.
Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

Nâng cao giá trị sản phẩm từ nghề đan võng gai của đồng bào người Thổ

LNV – Với đôi bàn tay khéo léo, cây gai đã trở thành những sản phẩm thủ công có tính ứng dụng cao, góp phần thể hiện nét đẹp văn hóa của đồng bào dân tộc Thổ ở xã Giai Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An.
Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

Bình Định bảo tồn và phát triển làng nghề

LNV - Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản yêu cầu UBND các huyện, thị xã có các làng nghề được lựa chọn đầu tư hỗ trợ phát triển giai đoạn 2023-2025, kịp thời báo cáo UBND tỉnh về kết quả triển khai thực hiện và những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.
Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Hơn 100 đơn vị, doanh nghiệp sẽ tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

LNV - Tiếp nối thành công của Hội chợ Làng nghề Việt Nam những năm trước, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ tổ chức Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024.
Nghề chằm nón lá

Nghề chằm nón lá

LNV - Có nhiều câu hỏi về nguồn gốc của chiếc nón đan bằng lá đơn sơ ấy có lịch sử từ khi nào? Tổ nghề là ai? Những câu hỏi này đến nay vẫn không ai trả lời được. Nhiều tài liệu cho rằng chiếc nón lá xuất hiện ở Việt Nam vào thế kỉ thứ 13, đời nhà Trần. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học, hình ảnh tiền thân của chiếc nón đã được chạm khắc trên trống đồng Ngọc Lũ, trên thạp đồng Đào Thịnh vào khoảng 2500 – 3000 năm về trước.
Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

Phát triển làng nghề theo hướng du lịch xanh và sạch

LNV - Hiện cả nước có 5.400 làng nghề và làng có nghề trong đó có khoảng 2.000 làng nghề truyền thống với lợi thế văn hóa, lịch sử và sản phẩm, rất thuận tiện để xây dựng các chương trình du lịch kết hợp.
Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản

Âm nhạc huyền thoại của ABBA đến với nơi hội ngộ miền di sản

LNV - Ngày 8/10/2024, tại sân khấu thực cảnh của Đảo Ký Ức Hội An, chương trình “Hoi An Memories & ABBA Music Show” sẽ được tổ chức. Đây là đêm diễn đặc biệt nằm trong khuôn khổ tour lưu diễn Việt Nam của nhóm nhạc “chơi nhạc ABBA hay nhất mọi thời đại” ARRIVAL FROM SWEDEN, đánh dấu kỷ niệm 55 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Thụy Điển.
Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

Phú Yên: Đưa thổ cẩm Xí Thoại trở thành sản phẩm du lịch

LNV - Dệt thổ cẩm Xí Thoại là một nghề truyền thống lâu đời của người dân tộc thiểu số Ba Na thuộc xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân được UBND tỉnh Phú Yên công nhận Làng nghề truyền thống năm 2023. Hiện thổ cẩm của Làng nghề trở thành một trong những sản phẩ
Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Bình Định: Ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

LNV - Ngày 8/10, tại Trung tâm Hội nghị tỉnh, UBND tỉnh Bình Định tổ chức Hội nghị triển khai giải pháp ổn định sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

Bộ NN và PTNT giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”

LNV - Chiều ngày 8/10, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố giới thiệu cuốn sách “Phó Thủ tướng Nguyễn Công Tạn, những ký ức và kỷ niệm”
Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

Sống động chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”

LNV - Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và 25 năm Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình”, sáng 4/10, tại không gian bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm” nhằm tái hiện không gian H
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động