Nghệ An: Sản phẩm OCOP đừng là 'chiếc áo may vội'
Nghệ An là một trong những địa phương đi đầu trong việc phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Tuy nhiên, một số địa phương có chiều hướng chạy theo phong trào mà chưa tập trung vào đặc trưng, lợi thế của địa phương để phát triển sản phẩm...
Hiệu quả từ chương trình OCOP đã thấy rõ, tuy nhiên cũng không thể tránh khỏi các chủ thể khi tham gia nhưng chưa hiểu rõ về định hướng, yêu cầu cụ thể của chương trình. Dẫn đến, tham gia triển khai rầm rộ như một hình thức thi đua, chứ thực chất chưa dựa vào đặc trưng, lợi thế của địa phương để phát triển sản phẩm. Bên cạnh đó nhiều chủ thể chỉ mới chú ý đến mẫu mã, bao bì, chưa chú ý đến chất lượng, việc xúc tiến thương mại còn manh mún…
Các địa phương cần phát triển sản phẩm OCOP dựa trên đặc trưng, thế mạnh của mình (Trong ảnh: sản phẩm OCOP rượu cần Tiên Đồng ở xã Tiên Kỳ - H. Tân Kỳ- Nghệ An)
Trong 3 năm qua, Nghệ An đã có 249 sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 3 sao trở lên, đứng thứ 3 cả nước, vượt 24,5% so với chỉ tiêu giai đoạn 2019 – 2030. Đây là tín hiệu đáng mừng nhưng đi sâu tìm hiểu thì việc xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP còn khá nhiều vấn đề nẩy sinh.
Theo đại diện Văn phòng Điều phối nông thôn mới ở Nghệ An, nguyên nhân là do nguồn lực triển khai chương trình còn hạn chế, chủ yếu là lồng ghép, trong khi một số cơ chế hỗ trợ chưa được cụ thể hóa, chưa chú trọng đến phát triển chuỗi giá trị, vùng nguyên liệu và cơ sở chế biến... dẫn đến gặp những khó khăn khi triển khai cụ thể ở một số địa phương.
Bên cạnh đó, nhiều chủ thể chưa hiểu rõ về định hướng, yêu cầu của chương trình, đặc biệt là các quy định của pháp luật trong sản xuất và phân phối sản phẩm, do đó còn nhầm lẫn giữa chất lượng sản phẩm với bao bì và nhãn mác.
Hầu hết, các sản phẩm lựa chọn đều là sản phẩm có sẵn, tính cộng đồng chưa cao để đưa vào tham gia Chương trình OCOP và phân hạng sản phẩm, cũng như chưa chú trọng đến phát triển các sản phẩm có tiềm năng, lợi thế của địa phương để nâng cao chất lượng.
Sản phẩm OCOP 3 sao rượu cần Tiên Đồng ở xã Tiên Kỳ - H. Tân Kỳ- Nghệ An
Mặt trái của việc phát triển ồ ạt sản phẩm OCOP đó là chạy theo phong trào, thành tích mà quên đi bản chất, giá trị thực của OCOP. Dẫn đến việc đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP chưa đảm bảo công bằng, khoa học. Kéo theo đó là tình trạng các doanh nghiệp tìm đủ cách làm giấy tờ để được hỗ trợ làm sản phẩm OCOP. Nhiều sản phẩm giống nhau, chỉ khác tên gọi. Nhiều doanh nghiệp tìm mọi cách đạt sao thăng hạng, để như một tấm “hộ chiếu” thông hành cho sản phẩm. Dẫn đến, nhiều sản phẩm đã được gắn sao, được quảng bá rầm rộ…nhưng sức tiêu thụ rất thấp và không ít doanh nghiệp đã quay lưng lại với thương hiệu này.
Chị Đặng Thị Tâm - Giám đốc Công ty Cổ phần An An Agri, xã Diễn Thành, huyện Diễn Châu (Nghệ An) doanh nghiệp có đạt sản phẩm 3 sao OCOP cấp tỉnh chi sẻ: “Việc phát triển sản phẩm nông nghiệp nông thôn thời gian qua đã nhận được sự quan tâm của các cấp. Tuy nhiên, việc gắn thương hiệu OCOP cho một số sản phẩm vẫn chưa đúng bản chất, nặng về vấn đề công nhận khiến cho các sản phẩm OCOP vàng- thau lẫn lộn. Trong khi đó, bộ tiêu chí xét duyệt chưa chặt chẽ, không tạo được sự khác biệt giữa sản phẩm thường và sản phẩm có và không OCOP”.
Về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Nam - Phó Giám đốc trung tâm xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Nghệ An cho hay: “Trong 249 sản phẩm OCOP của Nghệ An, có 40 sản phẩm đạt 4 sao trở lên thì chắc chắn là phát triển ổn định, hiệu quả. Còn lại trên 200 sản phẩm thì ½ số đó cũng đang dần hoàn thiện, thúc đẩy nỗ lực để phát triển. Còn lại một số sau khi được công nhận 3 sao, trung tâm trực tiếp đi kiểm tra bắt đầu có dấu hiệu nhạt dần, không mặn mà như trước…”.
Chính vì thế, muốn tạo thương hiệu, đặc biệt nông dân có thu nhập tốt từ sản phẩm nông nghiệp, cần phải xem xét những điều đặc biệt ở địa phương, lựa chọn sản phẩm nổi bật của địa phương để đưa ra thị trường. Tuy nhiên, nếu chạy theo phong trào, số lượng để có thương hiệu OCOP mà chưa rõ ràng về chất lượng thì sẽ khiến người dân khó được hưởng lợi từ mô hình này. Từ thực tế đó cho thấy, không nên phát triển đại trà sản phẩm OCOP, bởi như vậy sẽ mất đi đặc trưng vùng miền. Hơn hết, nếu xây dựng thương hiệu sản phẩm một cách vội vã thì chắc chắn sản phẩm khó có chỗ đứng lâu dài trên thị trường.
Cần đi vào thực chất
Điểm cốt lõi trong quá trình phát triển sản phẩm OCOP, phải đổi mới sáng tạo khoa học và công nghệ trong triển khai, thẩm định, đánh giá, công nhận sản phẩm OCOP phải được chú trọng để khẳng định thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với phát huy lợi thế, tiềm năng, văn hóa của từng địa phương. Các sản phẩm OCOP phải đáp ứng chất lượng, tiêu chuẩn kỹ thuật, bao bì của sản phẩm OCOP. bởi việc phát triển sản phẩm OCOP không chỉ là sinh kế của người dân địa phương, mà còn là phát triển kinh tế, phát huy lợi thế, tính đặc sắc và văn hóa của mỗi vùng miền.
Sản phẩm mỳ rau An An Agri đạt sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh ở Nghệ An
Tại Nghệ An, một số sản phẩm OCOP đã được các doanh nghiệp, siêu thị lớn... đặt hàng, ưu tiên các sản phẩm OCOP đưa vào hệ thống phân phối, tiêu thụ ổn định. Trong đó nhiều sản phẩm OCOP tiếp cận thị trường xuất khẩu như, sản phẩm rau mùi ở xã Diễn Thái (huyện Diễn Châu) được xuất khẩu qua Hàn Quốc và Nhật Bản; Công ty Cổ phần Chế biến Thủy sản và Dịch vụ Cửa Hội (TX Cửa Lò) với sản phẩm nước mắm xuất qua Lào, Thái hay Trung Quốc; Sản phẩm dầu gội đầu thảo dược truyền thống của Công ty TNHH Thương mại Hà Duy Minh qua Singapore…
Những năm qua, địa phương này đã chủ động triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp, hợp tác xã, các chủ thể đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến sản phẩm OCOP, rõ nhất là thông qua những cơ chế, chính sách thiết thực hỗ trợ về đầu tư, đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm.
Đặc biệt, một số địa phương ở Nghệ An đã tuân thủ tiêu chuẩn sản xuất bền vững, nhiều sản phẩm OCOP đã hướng đến chất lượng với quy trình sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên liên quan, góp phần giải quyết bài toán thị trường hiệu quả. Điều này cho thấy, chuỗi giá trị bền vững không chỉ có ý nghĩa sinh kế, cải thiện thu nhập, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, mà còn đóng góp vào công tác bảo tồn, phát huy thương hiệu các sản phẩm đặc sản vùng miền ở địa phương.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Nghệ An, để giải quyết những khó khăn này, Chính phủ cần sớm ban hành Đề án Chương trình OCOP giai đoạn 2021-2025 để các địa phương có cơ sở ban hành Đề án thực hiện trong giai đoạn tới. Đồng thời rà soát, đánh giá và hoàn thiện lại Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, đảm bảo phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn.
Theo đại diện Sở Công Thương tỉnh Nghệ An, không nên để tình trạng cùng một sản phẩm vừa cấp Giấy công nhận sản phẩm nông nghiệp nông thôn tiêu biểu, vừa cấp giấy công nhận sản phẩm OCOP (tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá và công nhận của 2 loại này gần như có tính tương đồng).
Ngoài ra, các bộ, ngành cũng cần bổ sung, hoàn thiện Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, trong đó cần tăng điểm tiêu chí chất chượng sản phẩm; xây dựng phần mềm đánh giá phân hạng, lưu hồ sơ phân hạng... bởi đây sẽ là yếu tố giúp cho chương trình tập trung cho phát triển sản phẩm theo chiều sâu, không chạy theo số lượng.
Có thể thấy, chương trình OCOP như “tấm hộ chiếu” để các sản phẩm có chất lượng cao sẽ có cơ hội vươn xa, không chỉ thị trường trong nước mà còn rộng đường xuất khẩu. Tuy nhiên, các địa phương cần phải đi vào thực chất, không nên chỉ chạy theo thành tích, gắn sao một cách dễ dàng thì mới có thể nâng tầm sản phẩm OCOP phát triển một các bền vững.
Hoàng Trinh/Công thương
Tin liên quan
Tin mới hơn
Quảng Ninh phát triển sản phẩm OCOP
09:18 | 12/12/2024 OCOP
Thơm ngon bánh giầy nếp bầu Tam Mỹ
09:25 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Tăng cường kết nối, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị nông sản nhờ sản phẩm OCOP
09:23 | 09/12/2024 OCOP
Bắc Kạn: Phát huy hiệu quả từ chương trình OCOP
09:21 | 09/12/2024 OCOP
Phát triển chương trình OCOP gắn với du lịch nông thôn
09:19 | 09/12/2024 OCOP
Tin khác
Sản phẩm làng nghề gỗ Vân Hà “cất cánh” nhờ tham gia Chương trình OCOP
13:55 | 06/12/2024 OCOP
Dưa lưới Kim Long sản phẩm OCOP 3 sao
13:53 | 06/12/2024 OCOP
Chè kho Đại Đồng - Từ thức quà dân dã đến đặc sản làng nghề đạt OCOP 4 sao
09:11 | 05/12/2024 OCOP
Phú Yên: OCOP góp phần phát triển kinh tế nông thôn
10:45 | 04/12/2024 OCOP
Bình Định: Thị xã An Nhơn đã có điểm bán hàng OCOP, làng nghề
10:39 | 04/12/2024 OCOP
"Tự hào một dải biên cương": vinh danh tác phẩm ảnh bảo vệ độc lập chủ quyền, giữ gìn bờ cõi thiêng liêng
15:24 | 03/12/2024 OCOP
Bình Định: Huyện Phù Mỹ có 44 sản phẩm OCOP đạt chứng nhận
05:00 | 02/12/2024 OCOP
Sơn Tây: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP làng nghề
23:50 | 01/12/2024 OCOP
Xây dựng thương hiệu mật ong Triều Thu
09:50 | 29/11/2024 OCOP
Bình Dương: Tăng cường tuyên truyền Chương trình OCOP
11:25 | 13/11/2024 OCOP
Thanh Hoá: Huyện Cẩm Thủy có thêm 7 sản phẩm OCOP 3 sao
14:56 | 11/11/2024 OCOP
Lào Cai: Thêm 2 sản phẩm được công nhận OCOP 5 sao
14:20 | 06/11/2024 OCOP
TP. Thái Nguyên: 18 sản phẩm tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP
08:47 | 05/11/2024 OCOP
TOCEPO điểm kết nối trưng bày, kinh doanh các sản phẩm OCOP Bình Định
10:32 | 04/11/2024 OCOP
Nồng nàn hương vị rượu Quán Đế Phú Yên
10:22 | 04/11/2024 OCOP
Khai mạc hội chợ triển lãm sản phẩm công nghiệp nông thôn, sản phẩm OCOP tại huyện Ba Vì
15:13 Tin tức
Sáng kiến Tủ sách Tiếng Việt đạt giải Nhì Giải thưởng toàn quốc về thông tin đối ngoại lần thứ X
15:10 Tin tức
Khai mạc Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam: Trình chiếu 8 bộ phim đặc sắc
15:09 Tin tức
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 Làng nghề, nghệ nhân
Hòa Bình: Khởi nghiệp từ trồng rau sạch
15:15 Khởi nghiệp