Nét tinh hoa níu giữ nghề mộc làng Văn Hà
Các chi tiết được chạm khắc tỉ mỉ bởi những người thợ làng mộc Văn Hà.
Hiện nay, làng nghề Văn Hà không tránh khỏi ảnh hưởng của sự suy thoái, cả làng chỉ còn vài vài người thợ làm những chiếc bàn tự xoay vì đam mê với nghề gìn giữ bởi đem lại thu nhập ổn định cho họ.
Tinh xảo làng nghề 300 năm tuổi
Từ bao đời nay, người dân ở làng nghề Văn Hà vẫn truyền nhau giai thoại về một cuộc đấu xảo làm trụ đèn tại kinh đô Huế thời vua Thành Thái giữa các làng mộc nổi tiếng khắp cả nước. Đề thi khi đó là chạm trổ một trụ đèn gỗ. Phường thợ mộc Văn Hà đã chạm một con rồng uốn lượn xung quanh trụ đèn này.
Nếu chỉ chạm trổ theo cách bình thường thì có lẽ rất khó để thắng được các phường thợ khác nên thợ làng Văn Hà đã dùng “tuyệt chiêu” chạm lộng để làm nổi con rồng này lên. Vì nét chạm tinh xảo và độc đáo, vua Thành Thái đã không tiếc lời khen ngợi và ban tặng biển vàng, sắc phong cho 27 nghệ nhân trong làng. Đến giờ, những sắc phong đó vẫn còn được lưu giữ trong từ đường họ Đinh.
Ngày nay, người dân Văn Hà vẫn truyền tai nhau rằng, cụ tổ của nghề mộc nơi đây có gốc gác từ xứ Thanh - Nghệ - Tĩnh di cư vào vùng này để truyền nghề cho họ từ thời vua Lê Thánh Tông. Người được biết đến khai sinh ra làng nghề Văn Hà đầu tiên là ông Đinh Đại Lang, sau đó là ông Đinh Văn Khóa, Đinh Luyện, Trần Huy… Các sắc phong thời vua Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái dành cho những người có công xây dựng và tôn tạo các công trình thành quách, lăng tẩm, làm lọng vẫn còn lưu giữ ở tự đường họ Đinh”.
Anh Phạm Miên (bên phải) người kế thừa làm được chiếc bàn tự xoay.
Làng nghề Văn Hà xưa kia nổi tiếng với việc chuyên thi công các loại nhà Rường (Là loại nhà có hệ thống kết cấu cột kèo bằng gỗ, được liên kết hoàn toàn bằng chốt, mộng gỗ để có thể tháo lắp dễ dàng, ra đời vào khoảng thể kỷ XVII - PV) hay nhà cổ truyền của người Việt. Khác với thợ của nhiều làng, những hoa văn, chi tiết trang trí trên các bộ vỉ kèo thường được thợ Văn Hà chạm nghiêng về đề tài núi non.
Tên tuổi làng mộc tiếp tục lan rộng hơn khi phường thợ tỏa ra các vùng khắp tỉnh Quảng Nam, vào tận Quảng Ngãi để hành nghề. Dấu ấn mộc Văn Hà vẫn còn để lại ở 60 ngôi nhà rường cổ tại các huyện Phú Ninh, Tam Kỳ, Núi Thành. Đặc biệt, ngôi nhà cổ của cụ Nguyễn Huỳnh Anh (xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước) được đánh giá là ngôi nhà đỉnh cao của nghệ thuật nhà rường cũng do một tay các thợ mộc Văn Hà thi công, chạm khắc.
Có những thời điểm làm mộc được xem là một nghề chính của làng. Những năm sau giải phóng, sản phẩm Văn Hà đã có mặt hầu hết trên thị trường, đôi khi nhiều người còn khó có cơ hội mua được sản phẩm của làng. Theo nhiều cụ cao niên trong làng, khi xưa nghề mộc thu nhập khấm khá, hơn hẳn làm nông nghiệp, thợ mộc Văn Hà đi đến đâu cũng được nhờ làm nhà, làm cửa hay đóng đồ gia dụng.
Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, sự hưng thịnh của làng mộc Văn Hà giờ đây đã không còn nữa. Nguyên nhân khách quan được nhiều người thợ nhắc tới là việc nghề mộc Văn Hà phải đối mặt với sức ép của nền công nghiệp, cơ sở kỹ thuật làm mộc ngày càng tiên tiến, cộng với nhiều hàng hóa khắp nơi tràn về Việt Nam có mẫu mã, giá thành rẻ đã khiến làng mộc Văn Hà bị “bóp nghẹt”.
Việc này đã khiến cho nhiều gia đình làm nghề ở Văn Hà tỏ ra chán nản do nhu cầu tiêu thụ của thị trường giảm mạnh, dẫn tới sản xuất kém, nhiều gia đình quyết định bỏ nghề. Không nuôi sống nổi gia đình, lớp người tài hoa dần dần rời bỏ nghề...
Một tuyệt tác của mộc Văn Hà.
Hiện tại cả làng mộc Văn Hà chỉ còn chưa tới 10 hộ gia đình làm nghề. Trong đó, nổi lên chỉ còn cơ sở của anh Phạm Miên, tổ trưởng tổ hợp làng nghề mộc Văn Hà, học trò xuất sắc của một nghệ nhân tài hoa của làng Văn Hà. Anh Miên chia sẻ: “Giờ đây nói đến làng mộc ở Quảng Nam, ít ai còn nhớ tới làng mộc Văn Hà chúng tôi. Tiếng tăm của Văn Hà còn giữ được là nhờ cái bàn xoay “ma thuật”. Nhiều người hiếu kỳ vì cái lạ của nó nên tìm đến mua”. Số người biết nghề đã ít mà làm được nghề tinh xảo thì càng ít hơn, trong khi đó số người muốn học nghề thì không tự tin vào cách dạy trong làng.
Bảo vật của làng mộc Văn Hà
Theo lời anh Miên, chúng tôi được biết, những chiếc bàn cổ tự xoay được phát hiện ở Quảng Nam rộ lên vào những năm 1995 - 1997 được đồn đãi như là chuyện bí ẩn ly kỳ. Sự kỳ bí ở chiếc bàn tự xoay mang thương hiệu Văn Hà nằm ở chỗ, chỉ cần 2 người này đặt úp tay lên bàn, cùng tập trung tư tưởng hướng vào bàn thì chiếc bàn sẽ tự xoay theo suy nghĩ, nếu đặt ngửa lòng bàn tay thì bàn lập tức xoay theo chiều ngược lại, muốn bàn dừng xoay, chỉ cần hô “đứng lại”. Nhiều người gọi chúng là “Chiếc bàn ma thuật”.
“Chiếc bàn ma thuật” được người làng Văn Hà làm ra với mục đích để đựng đồ cúng bái. Trong các dịp giỗ tổ tiên hay lễ tết, người làng Văn Hà thường dùng chiếc bàn này để đựng lễ vật biểu thị sự trang nghiêm và tôn kính. Để thuận tiện cho việc bài trí các món ăn, người ta thiết kế mặt bàn gắn chân đế thông qua một trục cố định. Khi cúng, người ta có thể dùng tay xoay tròn mặt bàn. Nhưng rồi nhiều lần dùng bàn để cúng bái, người ta đã vô tình phát hiện tính năng tự xoay hết sức đặc biệt.
Những nét chạm khắc tinh xảo của người thợ mộc Văn Hà còn được lưu giữ trong các ngôi nhà cổ truyền của người Việt.
Anh Phạm Miên từ tốn cho biết rằng, “Chiếc bàn ma thuật” có cấu trúc 3 phần. Trong đó, phần chân đế là gỗ mun có đầu gọt hình trụ tròn để tạo thành khớp nối với mặt bàn. Giữa khớp nối này, người ta còn thiết kế một khung tạo thành khối hình chữ nhật, gồm 8 trụ nhỏ. Người thợ mộc khi chế tác phải tuân theo nguyên mẫu với kích thước định sẵn. Tổng chiều cao của bàn là 80 cm, trong đó, khung khối hình chữ nhật gắn liền mặt bàn với chân đế cao khoảng 20 cm. Quan trọng nhất là mặt bàn phải rộng 65 cm và nhất thiết đúng với quy định này.
Để “khởi động” vòng xoay của bàn, người sử dụng cần phải đi chân trần tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Tùy vào số người đặt tay lên mặt bàn mà thời gian để mặt bàn chuyển động có thể nhanh hay chậm. Nhiều người thợ mộc cho rằng, chiếc bàn hoạt động theo nguyên tắc cấu khí âm - dương nào đó rất đặc biệt. Tuy nhiên, để giải thích tại sao mặt bàn tự xoay thì ngay cả nhiều bậc nghệ nhân của làng mộc Văn Hà vẫn chưa lý giải được.
“Vật liệu để làm nên chiếc bàn này tiên quyết phải là lõi gỗ mít. Lõi gỗ phải già, trên 40 năm càng tốt hoặc gỗ mít chưa già lắm nhưng lại cũ, để lâu. Nguyên cả bàn là gỗ mít hoặc lẫn lộn các loại gỗ khác nhau đều được, tuy nhiên để bàn xoay, mặt bàn, gọng đỡ, giá đỡ phải là gỗ mít”, anh Phạm Miên cho hay.
Một thợ trẻ ở Văn Hà đã tiếp thu được kỹ thuật đóng bàn tự xoay của cha ông (Ảnh: Tuổi trẻ).
Nói về kỹ thuật, anh Phạm Miên bật mí, mấu chốt nằm ở trụ và mặt bằng, người thợ phải tính toán sao cho độ ma sát giữa trụ và mặt bằng phải tuyệt đối chính xác. Ngoài kỹ thuật chuẩn xác tuyệt đối, người thợ Văn Hà còn có bí kíp riêng. Bí kíp được truyền lại qua các đời nhưng không phải ai cũng có thể tiếp nhận và thẩm thấu được. Hiện nay, trong làng những người làm được “Chiếc bàn ma thuật” chỉ đếm trên đầu ngón tay.
Được biết, “Chiếc bàn ma thuật” của làng Văn Hà được giải C tại Hội thi Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu tỉnh Quảng Nam năm 2014. Bàn tự xoay của người làng Văn Hà sản xuất từ năm 2012 đến nay, đã có hàng chục cái xuất xưởng với giá khoảng từ 15 đến 40 triệu đồng, tùy theo độ tinh xảo, độ khó, loại gỗ.
Theo Pháp luật plus
Tin liên quan
Tin mới hơn
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 | 05/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề nước mắm Nam Ô
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Nữ nghệ nhân giữ lửa nghề rối nước
16:38 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề bánh nổ Điền Trang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Giữ gìn và phát triển nghề dệt truyền thống lâu đời Na Sang
16:37 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Tin khác
Làng quất cảnh lớn nhất miền Trung vào vụ Tết
10:58 | 03/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Làng đá mỹ nghệ Ninh Vân - Ninh Bình
14:17 | 02/01/2025 Làng nghề, nghệ nhân
Bài viết đầy cảm xúc của Bộ trưởng Lê Minh Hoan về Làng nghề gốm Phù Lãng
17:58 | 28/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phú Yên: Phục hồi và phát triển Làng nghề bánh tráng Long Bình
20:33 | 26/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đèn lồng Hội An tất bật vào vụ Tết
10:04 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thách thức bảo tồn nghề nón Huế
09:12 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Kết nối nghề xưa với văn hóa truyền thống
09:11 | 23/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Tạp chí Làng nghề Việt Nam kỷ niệm 13 năm Ngày xuất bản số đầu tiên
15:10 | 20/12/2024 Tin tức
Làng nghề làm than đước Năm Căn Trăm năm giữa rừng đước bạt ngàn
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Làng nghề đan lưới Vân Trình Di sản văn hoá bền vững
09:53 | 19/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Phường Quảng An, quận Tây Hồ đón nhận 2 danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội
10:26 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Nghề trồng nấm ở An Giang
10:25 | 18/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Quảng Ngãi: Nghề làm muối Sa Huỳnh được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
09:20 | 17/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Hằng Khoa - nơi dòng tranh độc đáo hội ngộ nghệ thuật thêu tay và hội họa
19:35 | 16/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Cu Đơ Ông Bà Thư Viện - Mật ngọt gừng cay thấm đượm tấm lòng người dân xứ Nghệ
09:00 | 13/12/2024 Làng nghề, nghệ nhân
Thêm 3 huyện của Bến Tre, Sóc Trăng và Bà Rịa-Vũng Tàu đạt chuẩn nông thôn mới
15:28 Tin tức
Kết nối nhà thiết kế - doanh nghiệp Tăng giá trị hàng thủ công mỹ nghệ
15:28 Nghiên cứu trao đổi
"Bàn tay vàng" Người thợ mộc
15:27 Làng nghề, nghệ nhân
Hà Nội tổ chức phiên chợ nông sản tiêu biểu và sản phẩm OCOP chào Xuân Ất Tỵ 2025
16:39 Tin tức
Nghệ nhân đánh thức làng nghề Trạch Xá
16:38 Làng nghề, nghệ nhân