Hà Nội: 23°C Hà Nội
Đà Nẵng: 23°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 27°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 22°C Thừa Thiên Huế

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"

LNV - Trong các mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, phát triển nông nghiệp sạch - nông nghiệp hữu cơ được coi là mục tiêu trọng điểm của Trà Vinh. Trong đó, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực lúa - gạo hữu cơ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bởi Trà Vinh được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa nước.
Gạo hữu cơ đem lại giá trị kinh tế cao

Trà Vinh nằm ở ven biển phía Đông Nam Đồng bằng sông Cửu Long, có hệ thống sông rạch chằng chịt, địa hình thấp và bằng phẳng, đất đai màu mỡ và khí hậu nhiệt đới gió mùa, mát mẻ, ít bị ảnh hưởng bởi lũ, bão, là điều kiện thuận lợi để phát triển đa dạng sản xuất nông nghiệp ngọt, lợ, mặn, đặc biệt là phát triển lúa gạo, các loại màu và cây công nghiệp ngắn ngày, các loại cây ăn trái và nuôi trồng thủy sản ngọt, lợ, mặn.

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"
Cánh đồng lúa hữu cơ tại cù lao Long Hòa – Hòa Minh

Việc sản xuất gạo hữu cơ ở Trà Vinh đã có từ năm 2010, tại xã Long Hòa – Hòa Minh thuộc huyện Châu và đem lại giá trị kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất lúa truyền thống. Long Hòa - Hòa Minh áp dụng sản xuất mô hình trồng lúa theo tiêu chuẩn hữu cơ kết hợp với nuôi tôm, đã và đang được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh áp dụng và nhân rộng. Đây là 01 trong 13 mô hình trồng trọt được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Trà Vinh đánh giá hiệu quả ở cả 03 tiêu chí: Kinh tế, xã hội và môi trường.

Vụ mùa năm 2022 nhờ thời tiết thuận lợi năng suất lúa hữu cơ ở Hòa Long đạt bình quân 5,5 tấn/ha. Cùng đó, UBND xã Long Hòa ký kết được hợp đồng bao tiêu toàn bộ diện tích 101 ha lúa hữu cơ giá lúa tươi 11.000 đồng/kg, cao gần 2 lần so lúa thường. Với giá lúa này, nông dân đạt lợi nhuận từ 35 - 45 triệu đồng/ha, cao hơn từ 20 - 25 triệu đồng/ha so lúa thường. Mô hình sản xuất lúa hữu cơ kết hợp nuôi tôm càng xanh vừa bảo vệ môi trường, cung ứng sản phẩm sạch cho người tiêu dùng, đảm bảo tính bền vững so với nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng theo phương thức bán thâm canh và thâm canh nhiều rủi ro do nuôi tôm 2 - 3 vụ/năm.

Tuy nhiên, những năm qua, sản phẩm lúa hữu cơ thường phụ thuộc khá nhiều vào thương hiệu của các công ty, doanh nghiệp liên kết đầu tư. Nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển một thương hiệu riêng biệt cho sản phẩm của địa phương, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh đã tiến hành hỗ trợ xác lập xây dựng nhãn hiệu tập thể “Lúa, gạo hữu cơ Long Hòa, Hòa Minh”. Đây cũng là sản phẩm lúa gạo hữu cơ duy nhất của tỉnh Trà Vinh nói chung cũng như huyện Châu Thành nói riêng được tiến hành đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu.

Tỉnh tập trung hỗ trợ mở rộng diện tích gieo trồng

Để có thể thay đổi được diện mạo của ngành nông nghiệp, hướng tới phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đã và đang tập trung nhiều hoạt động hỗ trợ để nông dân, các hợp tác xã nông nghiệp trong tỉnh sản xuất hiệu quả và mở rộng diện tích lúa hữu cơ, tiến tới xây dựng thương hiệu lúa hữu cơ Trà Vinh bền vững trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

Ngành nông nghiệp tỉnh đang tăng cường phối hợp cùng các địa phương với đẩy mạnh chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật, mô hình canh tác “3 giảm, 3 tăng”; “1 phải, 5 giảm”, kỹ thuật trồng lúa theo SRI, sử dụng phân bón thông minh… để giúp nông dân nâng cao năng lực canh tác, giảm chi phí sản xuất và tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hạt lúa.

Nâng cao giá trị sản phẩm

Cùng với đó, các sở, ngành chức của tỉnh đang đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ các nông dân, hợp tác nông nghiệp và các cơ sở kinh doanh các sản phẩm nông sản xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn; tổ chức xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý cho các sản phẩm nông sản chủ lực. Riêng ngành nông nghiệp tỉnh đang hỗ trợ về mặt kỹ thuật, thủ tục để xây dựng phương thức trồng trọt, chăn nuôi, chế biến, bảo quản,… đủ điều kiện và được chứng nhận tiêu chuẩn tiên tiến, như: VietGAP, HACCP, ISO,… và tiêu chuẩn tương đương khác.

Tỉnh cũng đang tập trung các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng đất trồng lúa, đồng thời đặt mục tiêu đến giai đoạn 2025-2030, diện tích gieo trồng mỗi năm đạt khoảng 200.000 ha lúa, sản lượng đạt từ 1 - 1,2 triệu tấn; trong đó, lúa hữu cơ từ 2.000 - 3.500 ha và lúa sạch đạt từ 20.000 - 30.000 ha.

Ngành nông nghiệp tỉnh đã có kế hoạch phát triển một số vùng sản xuất tập trung lúa chất lượng cao; trong đó, diện tích lúa hữu cơ được tổ chức sản xuất 1.000 ha và phấn đấu đến năm 2030 là 2.500 ha. Các địa phương trong tỉnh được quy hoạch, bố trí sản xuất lúa hữu cơ chủ yếu trên tại các huyện Châu Thành, Trà Cú và Cầu Ngang.

Ngoài việc mở rộng diện tích gieo trồng, việc xây dựng thương hiệu lúa gạo hữu cơ cũng là một trong nhiệm vụ trọng tâm được ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đặt lên hàng đầu. Như ở huyện Châu Thành mới chỉ có thương hiệu lúa gạo hữu cơ của hai xã Long Hòa - Hòa Vinh được đăng ký nhãn hiệu tập thể. Với định hướng mở rộng diện tích gieo trồng lúa gạo hữu cơ, thì việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm từ mô hình này cũng phải được thực hiện song song để tránh tình trạng gặp phải khó khăn về đầu ra sản phẩm. Trên thực tế, trong số 65 ha lúa gạo hữu cơ của hai xã Long Hòa - Hòa Minh, chỉ có 38 ha được doanh nghiệp bao tiêu với giá 11.000 đồng/kg, diện tích còn lại được bao tiêu giá 9.000 đồng/kg. Điều này khiến cho người nông dân không còn mặn mà với cây lúa hữu cơ, chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Để tránh được tình trạng trên, cần phải tiến hành xây dựng thương hiệu cho sản phẩm nhằm nâng cao giá trị, mở rộng thị trường, đem lại thu nhập cao hơn cho người dân.

Giải quyết bài toán về thương hiệu

Như vậy, vấn đề đặt ra cho tỉnh Trà Vinh là cần giải quyết bài toán về thương hiệu không chỉ cho các sản phẩm lúa gạo mà còn cho cả các sản phẩm khác. Việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm sẽ góp phần tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm, tạo được chỗ đứng cho sản phẩm trên thị trường.

Hiện nay, ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ gắn với nông nghiệp chế biến nông sản, thích ứng với biến đổi khí hậu và kết nối bền vững với chuỗi giá trị nông sản. Kế hoạch đặt ra với mục tiêu đến năm 2025, giá trị sản phẩm nông, lâm, thủy sản được sản xuất dưới các hình thức hợp tác và liên kết từ 30% trở lên; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông sản được sản xuất theo các quy trình sản xuất tốt đạt từ 15-20%; tỷ lệ giá trị sản phẩm nông sản ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 10%; tốc độ giá trị gia tăng công nghiệp chế biến nông sản đạt khoảng 10%/năm; diện tích nhóm đất nông nghiệp sản xuất hữu cơ đạt từ 03-05%/tổng diện tích đất nông nghiệp.

Ngày 21/04/2022, UBND tỉnh Trà Vinh ban hành Quyết định số 750/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ năm 2022. Trong đó, đề cập đến kế hoạch lựa chọn nhà thầu hỗ trợ xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Đến ngày 05 tháng 12 năm 2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành Quyết định số 2333/QĐ-UBND về việc phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ phát triển tài sản trí tuệ Đăng ký bảo hộ, quản lý và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ của huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh. Nhiệm vụ được thực hiện với sự quản lý của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh, Công ty TNHH Tư vấn và Thẩm định SPVALUE là đơn vị chủ trì thực hiện nhiệm vụ trên cơ sở sự phối hợp với các đơn vị có liên quan tại địa phương.

Việc xây dựng thành công nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ của huyện Châu Thành góp phần bảo vệ uy tín, danh tiếng, nâng cao năng lực cạnh tranh, tránh bị giả mạo sản phẩm.

Sau thời gian nghiêm túc triển khai thực hiện, Công ty SPVALUE đã phối hợp tham mưu cho chủ sở hữu-Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Châu Thành lựa chọn mẫu nhãn hiệu để đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ của huyện Châu Thành, ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ của huyện Châu Thành. Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ của huyện Châu Thành đã được nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ với số đơn 4-2023-27030 vào ngày 26 tháng 06 năm 2023. Đơn đăng ký nhãn hiệu trên đã được Cục Sở hữu trí tuệ ghi nhận là hợp lệ theo Quyết định số 56999/QĐ-SHTT ngày 27 tháng 07 năm 2023.

Việc xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm lúa gạo hữu cơ Trà Vinh sẽ là động lực để địa phương và người dân trên địa bàn phát huy hiệu quả, cũng như nâng cao giá trị của sản phẩm lúa, gạo địa phương. Và cũng sẽ là nền tảng trong việc quảng bá, xúc tiến và đưa sản phẩm trực tiếp đến với thị trường trong nước và nước ngoài.

Thanh Hoa

Tin liên quan

Sóc Sơn: Mô hình nông nghiệp hữu cơ hồi sinh những “vùng đất khó”

Sóc Sơn: Mô hình nông nghiệp hữu cơ hồi sinh những “vùng đất khó”

Thời gian gần đây, mô hình nông nghiệp hữu cơ đang được nhiều HTX tại huyện Sóc Sơn nhân rộng, bước đầu khẳng định hiệu quả kinh tế vượt trội. Theo đó, phát triển nông nghiệp sạch gắn với công nghệ cao, ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất nông sản sạch là mục tiêu lớn màhuyện Sóc Sơn đang hướng tới.

Tin mới hơn

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát triển ngành nghề nông thôn gắn xây dựng nông thôn mới

LNV - Làng nghề và các ngành nghề truyền thống đóng vai trò quan trọng trong tạo việc làm, nâng cao đời sống, thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới ở huyện Hoằng Hóa
Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới

Thừa Thiên Huế: Gắn giảm nghèo bền vững với xây dựng nông thôn mới

LNV - Sau 3 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2020 - 2025, huyện A Lưới đã từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị, bộ mặt nông thôn ngày càng khang trang, sạch đẹp.
Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ

Thanh Bình Thịnh - xã nông thôn mới kiểu mẫu ở Đức Thọ

LNV - Được công nhận xã NTM kiểu mẫu lĩnh vực nổi trội về ngành nghề nông thôn với điểm nhấn là làng mộc truyền thống đã giúp xã Thanh Bình Thịnh, huyện Đức Thọ (Hà Tĩnh) mở ra nhiều cơ hội phát triển.
Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

Phú Xuyên (Hà Nội): Xây dựng nông thôn mới mang đến cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân

LNV - Với nhiều giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống người dân, Huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có những bước tiến nổi bật trong xây dựng nông thôn mới, phát triển kinh tế- xã hội.
Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới

Bắc Kạn: Phát huy vai trò của người dân trong xây dựng Nông thôn mới

LNV - Thời gian qua, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) đã tạo động lực giúp kinh tế ở các vùng nông thôn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn phát triển hơn. Người dân ngày càng chủ động phát huy được vai trò của mình, xây dựng nhiều mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao.
Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

Bắc Kạn: Xây dựng nông thôn mới gắn với phát triển du lịch

LNV - Du lịch nông thôn đang được tỉnh Bắc Kạn chú trọng, đầu tư để góp phần làm "đòn bẩy" thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội. Với tiềm năng lớn của du lịch nông thôn, ngành du lịch tỉnh đang xây dựng nhiều sản phẩm chất lượng, đa dạng, độc đáo thu hút du khách trong và ngoài nước.

Tin khác

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới

Hà Giang: Huyện Xín Mần linh hoạt trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Xuất phát điểm nhiều khó khăn, thách thức khi Bộ tiêu chí nông thôn mới quy định mới của Chính phủ cao hơn, trong khi nguồn lực các địa phương hạn hẹp, nhưng với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp và tinh thần hưởng ứng của người dân trong toàn huyện, Chương trình xây dựng Nông thôn mới (NTM) ở huyện Xín Mần đạt được kết quả tích cực.
Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025

Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng nông thôn mới vào năm 2025

LNV - Để đạt được mục tiêu Hà Nội đến năm 2025 hoàn thành xây dựng nông thôn mới (NTM) cấp TP, Hà Nội cần có 100% số huyện, xã đạt chuẩn NTM, 20% số huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; 40% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 20% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.
Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

Đồng Nai: Đi đầu trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT, đến nay toàn quốc có hơn 6.000 xã đạt chuẩn NTM (NTM - chiếm hơn 73,6% trên tổng số xã).
Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu

Bắc Kạn: Xây dựng Nông thôn mới đi vào chiều sâu

LNV - Là tỉnh miền núi có rất nhiều khó khăn do xuất phát điểm thấp, tuy nhiên, nhờ những nỗ lực, giải pháp quyết liệt nên tỉnh Bắc Kạn đã đạt nhiều thành tựu trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Đến nay, Bắc Kạn đã có 01 thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM, nhiều xã bước vào xây dựng NTM nâng cao.
Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới

Huyện Na Rì (Bắc Kạn): Xã Côn Minh gắn làng nghề với xây dựng nông thôn mới

LNV - Xuyên suốt quá trình xây dựng nông thôn mới (NTM), người dân luôn là chủ thể - người làm và người hưởng lợi. Xây dựng NTM phải dựa trên những lợi thế địa phương. Xác định rõ điều này, xã Côn Minh (Na Rì, Bắc Kạn ) luôn lấy nhân dân làm trọng tâm trong triển khai Chương trình xây dựng NTM. Gắn thế mạnh chủ lực từ cây dong riềng để phát triển kinh tế. Đến nay, xã Côn Minh đã đạt 16/19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng xã NTM.
Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

Phát huy giá trị văn hóa trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Sau hơn 12 năm bắt tay thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), văn hóa đã trở thành một trong những nội dung then chốt, bảo đảm tính bền vững và là nền tảng, động lực quan trọng để cả nước tiếp tục thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.
Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì

Hà Giang: Chương trình "Tình nguyện mùa Đông năm 2023" ở xã Nà Chì

LNV - Thực hiện chương trình “Tình nguyện mùa Đông năm 2023”, phát huy vai trò xung kích tình nguyện của tuổi trẻ tham gia xây dựng Nông thôn mới và công tác an sinh xã hội, ngày 12.11, Huyện đoàn Xín Mần, UBND xã Nà Chì phối hợp với các đơn vị tài trợ tổ chức khánh thành cầu dân sinh thôn Nậm Sái và chương trình “Đông ấm cho em” tại điểm trường Mầm non và Tiểu học Bản Vẽ, xã Nà Chì (Xín Mần).
Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh

Thừa Thiên Huế: Chuyển đổi số hướng đến nông thôn mới thông minh

LNV - Không chỉ xây dựng cuộc sống ấm no, hạ tầng khang trang, chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) còn gắn với chuyển đổi số, hướng đến NTM thông minh.
Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống

Huyện Gia Lâm (Hà Nội): Xây dựng những miền quê đáng sống

LNV - Theo báo cáo của UBND huyện Gia Lâm (Hà Nội), tính đến hết năm 2022, huyện Gia Lâm có 15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) nâng cao (đạt 75%). Năm 2023, huyện tập trung xây dựng NTM nâng cao tại 5 xã còn lại là: Kim Sơn, Trung Mầu, Yên Thường, Dương Quang, Đông Dư; Đồng thời phấn đấu thêm 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu là Ninh Hiệp, Bát Tràng, nâng số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu lên 5 xã.
Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Đẩy mạnh dân vận trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Thấm nhuần lời dạy của Bác “Dân vận khéo thì việc gì cũng thành công”, những năm qua, cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị huyện Thạch Thành tỉnh Thanh Hoá đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện phong trào thi đua dân vận khéo (DVK) trên tất cả các lĩnh vực, trọng tâm là phát triển kinh tế, XDNTM, NTM nâng cao. Trong quá trình thực hiện, nhiều mô hình đã phát huy hiệu quả tích cực, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

Tuy Phước, Bình Định: Nỗ lực trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Trong những năm qua, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia XDNTM, được sự đồng thuận, đoàn kết nỗ lực phấn đấu của cả hệ thống chính trị, từng gia đình và người dân. Năm 2020 huyện Tuy Phước đã được Nhà nước ký Quyết định công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao

Thạch Thất: Nâng cấp các tiêu chí xây dựng nông thôn mới nâng cao

LNV - Huyện Thạch Thất ghi dấu ấn trong hành trình xây dựng nông thôn mới với kết cấu hạ từng kinh tế phát triển đồng bộ. Năm 2020, huyện Thạch Thất đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện nông thôn mới. Thu nhập bình quân đầu người của huyện đạt 91 triệu đồng/người/năm. Từ những kết quả đạt được, huyện Thạch Thất đã đề ra kế hoạch nâng cao chất lượng các tiêu chí đến năm 2025 với nhiệm vụ cụ thể.
Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn

Hà Giang: Phát triển kinh tế - xã hội từ du lịch nông thôn

LNV - Những năm qua, phát triển du lịch Hà Giang luôn được quan tâm và có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và được xác định là một trong ba nhiệm vụ đột phá trong giai đoạn 2021-2025 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII. Trong đó, phát huy du lịch nông thôn (DLNT) sẽ khơi dậy tiềm năng, lợi thế của khu vực nông thôn vừa gắn với phát triển du lịch cộng đồng, điểm DLNT. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế vùng nông thôn, xây dựng nông thôn mới (NTM) đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"

Nâng cao giá trị sản phẩm "lúa gạo hữu cơ Trà Vinh"

LNV - Trong các mục tiêu phát triển nông nghiệp giai đoạn 2021-2025, phát triển nông nghiệp sạch - nông nghiệp hữu cơ được coi là mục tiêu trọng điểm của Trà Vinh. Trong đó, nâng cao giá trị sản phẩm chủ lực lúa - gạo hữu cơ là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Bởi Trà Vinh được thiên nhiên ưu đãi những điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển cây lúa nước.
Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

Tuy Phước, Bình Định: Xã Phước Quang nỗ lực xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Trong quá trình XDNTM, xã Phước Quang ghi dấu ấn bằng việc phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, thu nhập bình quân đầu người tăng, cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp... Lấy mục tiêu xây dựng xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trong năm 2023 là đích đến, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân xã Phước Quang đã quyết tâm, nỗ lực hoàn thành các tiêu chí, hoàn thành mục tiêu đề ra.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
qc-trang-trai-sinh-thai-vinamilk-green-farm
Mới nhất Đọc nhiều
Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

Vinamilk và câu chuyện đằng sau việc thay đổi nhận diện thương hiệu

LNV - “Vinamilk thay áo mới” là câu chuyện đã tốn không ít giấy mực từ truyền thông tới cộng đồng người tiêu dùng thời gian qua. Nhưng thực chất, “tấm áo ấy” chỉ là hình thức bên ngoài, đằng sau là cách mà Vinamilk khẳng định những giá trị mang tính di sản của thương hiệu như chất lượng - uy tín - phát triển bền vững bằng một ngôn ngữ trẻ trung, mới mẻ hơn.
Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

Thừa Thiên Huế: Phát huy nội lực, đánh thức tiềm năng du lịch làng nghề

LNV - Những năm gần đây, công tác định hướng gắn phát triển làng nghề với các hoạt động du lịch được tỉnh Thừa Thiên Huế quan tâm, chú trọng nhiều hơn. Các làng nghề cũng chủ động thích ứng linh hoạt với bối cảnh mới, tận dụng có hiệu quả sự hỗ trợ từ chủ trương, chính sách của tỉnh nói trên để phát triển bền vững. Nhiều tour du lịch làng nghề được hình thành; lồng ghép, kết hợp phát triển du lịch cộng đồng tại các điểm du lịch có nghề, làng nghề tạo ấn tượng tốt với du khách.
Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam - Hậu Giang

LNV - Nhằm khẳng định vai trò, định vị ngành lúa gạo Việt Nam Việt Nam ở thị trường trong nước và quốc tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp cùng UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức “Festival quốc tế ngành lúa gạo Việt Nam – Hậu Giang 2023”, diễn ra từ ngày 11 – 14/12, tại TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

Cần một cách tiếp cận đa chiều đối với quy hoạch phát triển thủ đô Hà Nội

LNV - Mùa thu năm Canh Tuất (năm 1010), nhà vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Trải qua hơn 1.000 năm lịch sử thăng trầm, kinh thành Thăng Long và nay là Thủ đô Hà Nội là trung tâm đầu não chính trị - hành chính quốc gia, trung tâm lớn về văn hoá, khoa học, giáo dục, kinh tế và giao dịch quốc tế của người dân Việt Nam.
Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho Doanh nghiệp nghệ nhân làng nghề

LNV - Thực hiện chương trình khuyến công quốc gia năm 2023, vừa qua, Sở Công thương Hà Nam phối hợp với Trung tâm Khoa học và công nghệ phát triển làng nghề tổ chức hội thảo “Nâng cao kỹ năng bán hàng online và marketting cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) trong làng nghề”
qc-fruit-love
qc-viglacera
qc-ao-dai
qc-brg-hapro
qc-vinfast
qc-vietmake
qc-vfresh
qc-bidv
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
qc-cse
qc-vinfast-thue-pin
Giao diện di động