Hà Nội: 29°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 31°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Mỹ Đức: Không để người dân "khát" nước sạch

LNV - Nhiều năm nay, người dân 21 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Mỹ Đức vẫn chưa được sử dụng nước sạch sinh hoạt từ công trình cấp nước tập trung.

Đáp ứng mong mỏi của người dân, các nhà đầu tư dự án cấp nước sạch đang đẩy nhanh tiến độ thi công hệ thống cung cấp nước sạch.

cong-nhan-cong-ty-co-phan-n.jpg
Công nhân Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam đấu nối tuyến ống truyền dẫn nước sạch từ huyện Ứng Hòa qua sông Đáy sang huyện Mỹ Đức.

Nhiều xã, thị trấn chưa có nước sạch

Nhiều năm nay, gia đình ông Vũ Bá Kế ở thôn Đốc Kính (xã Đốc Tín) phải sử dụng nguồn nước giếng khoan để sinh hoạt. Do ở tầng thấp nên nước có mùi tanh, vị lợ, chứa nhiều cặn vàng trên bể lọc và vật dụng trữ nước. Lo ngại chất lượng không bảo đảm, gia đình ông Kế đầu tư kinh phí khoan thêm giếng, lấy nước ở tầng sâu hơn thì ấm đun và phích chứa nước xuất hiện mảng bám như đá vôi…

“Đầu tư 40-50 triệu đồng khoan giếng, xây bể lọc nhưng gia đình tôi cũng chỉ sử dụng nguồn nước này để tắm giặt, rửa rau. Còn để nấu cơm và uống hằng ngày, phải mua máy lọc nước với chi phí thay lõi lọc 600.000-700.000 đồng/lõi/năm...”, ông Kế chia sẻ.

Tương tự, nhiều gia đình ở các xã: Mỹ Thành, Phúc Lâm, Tuy Lai… đã phải tiết giảm các khoản chi tiêu hoặc vay mượn để khoan giếng, xây bể lọc, mua máy lọc làm nước sinh hoạt. Theo các hộ dân nơi đây, nếu trước đây, chỉ cần khoan một mũi xuống khoảng 20-25m là có nước, nhưng bây giờ phải khoan 2-3 mũi, sâu tới 60-70m, cá biệt như khu vực thôn Phúc Lâm (xã Phúc Lâm), thôn Vĩnh Xương (xã Mỹ Thành)… phải khoan sâu hơn 100m mới tìm được nguồn nước.

Đặc biệt tại các xã: An Tiến, Lê Thanh, Xuy Xá…, nhiều gia đình không thể khoan giếng vì lo ngại xảy ra sự cố sụt lún đất, chấp nhận sử dụng nguồn nước lấy từ giếng khơi, bể chứa nước mưa để sử dụng. Thực tế ở những địa phương này đã từng xảy ra nhiều sự cố sụt lún đất gây hư hỏng nhà ở liên quan đến việc khoan giếng lấy nước sinh hoạt…

“Biết những nguồn nước này có khả năng bị ô nhiễm nhưng chúng tôi cũng không còn lựa chọn nào khác và cũng không có tiền để mua máy lọc nước. Vì vậy, chúng tôi rất mong các cấp, ngành của thành phố xây dựng công trình cấp nước sạch tập trung…”, bà Nguyễn Thị Hoàn, người dân xã An Tiến bày tỏ nguyện vọng.

Theo Phó Trưởng phòng Quản lý đô thị huyện Mỹ Đức Lê Nghiêm Huấn, trên địa bàn huyện hiện có 4 nhà máy sản xuất nước sạch tập trung, trong đó có 3 công trình nằm trên địa bàn xã Hương Sơn và 1 công trình ở thị trấn Đại Nghĩa. Tuy nhiên, do công suất nhỏ nên 3 công trình ở xã Hương Sơn chỉ đủ phục vụ nhân dân địa phương và du khách về tham quan, trẩy hội chùa Hương, không thể mở rộng mạng cấp ra địa phương xung quanh. Nhà máy Nước sạch Đại Nghĩa vẫn trong quá trình đầu tư.

Phấn đấu 100% người dân tiếp cận nguồn nước sạch tập trung Đáp ứng mong mỏi của người dân, thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà đầu tư tập trung thực hiện mục tiêu đến năm 2025 có 100% người dân tại 21 xã, thị trấn của huyện Mỹ Đức được tiếp cận nguồn nước sạch từ công trình cấp nước tập trung; chấp thuận chủ trương giao Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam xây dựng hệ thống cấp nước cho 20 xã; Công ty TNHH Nước sạch Đại Nghĩa tiếp tục hoàn thiện nhà máy để cấp nước sạch cho nhân dân thị trấn Đại Nghĩa…

Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam Phạm Trọng Khôi, năm 2023, công ty đã xây dựng kế hoạch thi công mạng lưới cấp nước cho 4 xã của huyện Mỹ Đức, gồm: Đốc Tín, Hùng Tiến, Vạn Kim, Đại Hưng. Tuy nhiên, do gặp khó khăn trong việc xin giấy phép thi công tuyến ống đưa nguồn từ huyện Ứng Hòa sang Mỹ Đức qua sông Đáy nên kế hoạch trên chưa hoàn thành. Sau khi được cấp giấy phép, công ty sẽ dồn lực thi công tuyến ống truyền dẫn qua sông Đáy và mạng ống cấp nước trong các khu dân cư... Dự kiến trong quý II-2024, công ty sẽ hoàn thành mạng ống, lắp đặt đồng hồ để cấp nước sạch cho nhân dân 4 xã nêu trên.

Ngoài ra, Công ty cổ phần Nước sạch Hà Nam tập trung chỉ đạo các xí nghiệp huy động tối đa nhân lực, phương tiện, tăng ca thi công mạng lưới đường ống, bảo đảm trong năm 2024 cấp nước cho 8 xã: An Tiến, An Phú, Hợp Thanh, Phù Lưu Tế, Hợp Tiến, Phùng Xá, Xuy Xá, Hồng Sơn. Đến năm 2025, công ty tiếp tục xây dựng mạng lưới đường ống và cấp nước cho các xã: Lê Thanh, An Mỹ, Bột Xuyên, Tuy Lai, Mỹ Thành, Thượng Lâm, Đồng Tâm, Phúc Lâm.

Còn theo Phó Giám đốc Công ty TNHH Nước sạch Mỹ Đức Hoàng Hà, sau khi được các cấp, ngành của thành phố Hà Nội giao quản lý Nhà máy Nước sạch Đại Nghĩa, công ty đã rà soát, đầu tư kinh phí thay thế thiết bị xử lý nước thô trước đây bằng công nghệ lọc nước của Đức và Nhật Bản, bảo đảm chất lượng nước sạch sinh hoạt đạt Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế với 99 chỉ tiêu. Công ty đang xây dựng mạng ống phân phối, lắp đặt đồng hồ, dự kiến trong tháng 4 tới đây cấp nước sạch cho người dân trên địa bàn thị trấn Đại Nghĩa.

“Để 100% người dân trên địa bàn thị trấn được sử dụng nước sạch từ Nhà máy Nước sạch Đại Nghĩa, công ty sẽ miễn giảm kinh phí lắp đặt đồng hồ đo nước đối với hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Hằng tháng, công ty gửi kết quả thử nghiệm 99 chỉ tiêu nước sinh hoạt về các khu dân cư để người dân theo dõi, giám sát, yên tâm sử dụng…”, ông Hoàng Hà thông tin thêm.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, giải pháp thực hiện rõ ràng, Mỹ Đức đang phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng mạng cấp nước sạch tại các xã, thị trấn. Tuy nhiên, để đạt tối đa số hộ dân lắp đặt đồng hồ, các nhà đầu tư kiến nghị huyện cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền về lợi ích nước sạch từ nguồn cấp tập trung...

Kim Nhuệ

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

Sơn La: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Nhằm huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tham gia xây dựng nông thôn mới, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân nhận thức rõ vai trò chủ thể của mình trong việc xây dựng và thụ hưởng thành quả từ chương trình này. Từ đó, người dân đã tích cực, tình nguyện tham gia xây dựng nông thôn mới ngay tại địa phương.
Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

Điện Biên: Ánh sáng từ Nghị quyết 02

LNV - Xác định phát triển hệ thống lưới điện là động lực quan trọng “đi trước mở đường” thúc đẩy kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới, các xã: Na Son, Xa Dung, Pu Nhi, Mường Luân, Phình Giàng, Tìa Dình đã tập trung xóa bản “trắng” điện lưới quốc gia trên địa bàn.
Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

Hoà Bình: Lan tỏa phong trào nông dân chung tay vì nông thôn mới bền vững

LNV - Trong 6 tháng đầu năm 2025, với vai trò trung tâm và nòng cốt trong phong trào xây dựng nông thôn mới, hội viên nông dân toàn tỉnh đã đóng góp hàng nghìn ngày công lao động, hàng chục triệu đồng cùng nhiều mô hình sáng tạo nhằm cải thiện hạ tầng, bảo vệ môi trường, xây dựng đời sống văn hóa. Sự chủ động, tích cực của nông dân không chỉ làm đổi thay diện mạo làng quê mà còn thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của người dân trong công cuộc kiến thiết quê hương theo hướng văn minh, hiện đại và bền vững.
Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

Thanh Hoá: Phát huy vai trò của chi bộ trong xây dựng nông thôn mới

LNV - Với phương châm “đảng viên đi trước, làng nước theo sau”, đội ngũ đảng viên ở các chi bộ thôn, tổ dân phố trên địa bàn huyện Nông Cống trở thành những hạt nhân xung kích trong triển khai thực hiện tiêu chí XDNTM.
Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

Mô hình vườn mẫu: Đưa nông sản địa phương vươn tới hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững

LNV - Các mô hình vườn mẫu ở tỉnh Lạng Sơn đã chứng minh hiệu quả rõ rệt trong việc nâng cao thu nhập và chất lượng sản phẩm nông sản, góp phần vào quá trình xây dựng nông thôn mới. Từ những vườn na, cam Canh đến các mô hình nông sản khác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật, hỗ trợ từ chính quyền địa phương, và áp dụng các tiêu chuẩn như VietGAP đã tạo nên những thay đổi lớn trong sản xuất nông nghiệp. Nhờ đó, không chỉ nâng cao đời sống người dân, mà còn giúp hình thành các sản phẩm OCOP, hướng tới phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống.

Tin khác

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

Xã Đan Phượng mới rực rỡ cờ hoa chào đón “thời khắc lịch sử”

LNV - Sáng nay (30- 6), trên địa bàn xã Đan Phượng - một trong 3 xã mới thành lập của huyện Đan Phượng, các ngả đường đều rực rỡ cờ hoa, panô, áp phích chào đón ngày chính thức vận hành mô hình chính quyền địa phương hai cấp từ ngày 1-7.
Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

Bình Định: Giấc mơ “qua sông” thành hiện thực, niềm vui vỡ òa trước thời khắc chia tay cấp huyện Tuy Phước

LNV- Những giọt nước mắt đầy xúc động của người dân đôi bờ sông Hà Thanh trong ngày cầu Hóc Công khánh thành, phần nào đã khẳng định cây cầu không chỉ nối nhịp giao thông, mà còn là biểu tượng nhân văn sâu sắc, món quà đầy nghĩa tình của chính quyền huyện Tuy Phước dành cho người dân trước thời khắc địa phương sáp nhập, xóa bỏ cấp hành chính huyện theo chủ trương mới.
Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

Huyện Thường Tín (Hà Nội): Đón nhận Quyết định đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

LNV - Sáng ngày 28/6/2025, huyện Thường Tín (Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ công bố và đón nhận Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024. Sự kiện không chỉ là niềm vui lớn, mà còn là minh chứng sinh động cho hành trình bền bỉ, sáng tạo, đầy quyết tâm và đồng lòng của cả hệ thống chính trị và Nhân dân địa phương suốt hơn một thập kỷ qua.
Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) :  Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

Huyện Ba Vì (TP.Hà Nội) : Gặp mặt cán bộ, lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện Ba Vì.

LNV - Chiều 27/06/2025, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Ba Vì long trọng tổ chức gặp mặt cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức, người lao động trên địa bàn huyện Ba Vì, tổng kết hoạt động chính quyền cấp huyện, triển khai mô hình chính quyền địa phương 2 cấp trên địa bàn huyện.
Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới tại Bắc Kạn: Tăng cường tiếp cận khách du lịch

LNV - Trong hành trình xây dựng nông thôn mới, chuyển đổi số không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là động lực thúc đẩy phát triển bền vững ở các địa phương. Tại tỉnh Bắc Kạn – một tỉnh miền núi với nhiều tiềm năng về văn hóa, nông sản và du lịch sinh thái, chuyển đổi số đang từng bước được lồng ghép vào các hoạt động của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, mở ra cơ hội mới trong quảng bá hình ảnh, thu hút khách du lịch và nâng cao thu nhập cho người dân.
Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

Một thập kỷ nông thôn mới Bắc Kạn Từ gian khó đến diện mạo khởi sắc

LNV - Sau 10 năm triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, Bắc Kạn đã có những chuyển biến rõ nét. Những con đường bê tông len qua bản làng, mái nhà kiên cố dần thay thế nhà tạm, mô hình kinh tế mới giúp người dân nâng cao thu nhập. Từ một tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn, Bắc Kạn đang dần hình thành những miền quê đáng sống – xanh hơn, sạch hơn và phát triển bền vững hơn từng ngày.
Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

Bắc Kạn xây dựng nông thôn mới ở vùng đất khó

LNV - Tính đến hết quý II, năm 2025, toàn tỉnh Bắc Kạn đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ trong công tác xây dựng nông thôn mới (NTM), đặc biệt tại các xã vùng sâu vùng xa của tỉnh đang từng bước đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.
Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

Thủ tướng Chính phủ công nhận Thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới

LNV - Ngày 22/6, tại Quyết định số 1226/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ đã công nhận TP. Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2024. Đây là một dấu mốc quan trọng, ghi nhận những nỗ lực bền bỉ của hệ thống chính trị và người dân Thủ đô trong hơn một thập kỷ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

Hiệu quả từ cải tạo, xây dựng hồ điều hòa ở Đông Anh

LNV - Thực hiện cải tạo, xây dựng ao, hồ trong khu dân cư, thôn, xã, huyện Đông Anh đã tạo được không gian sống hài hòa, bảo vệ thiên nhiên. Không những vậy, Đông Anh còn gìn giữ hiệu quả nét đẹp làng quê trong bối cảnh đô thị hóa mạnh mẽ...
Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

Tổng kết chương trình nông thôn mới, giảm nghèo: Hướng tới phát triển bền vững, bao trùm

LNV - Chiều 22/6, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững; các phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” và “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” giai đoạn 2021-2025.
Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Hà Nội: Huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1181/QĐ-TTg ngày 17/6/2025 công nhận huyện Thường Tín, Thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Thường Tín đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao

LNV - Ngày 17-6, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 1181/QĐ-TTg về việc công nhận huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

Bình Định: Chặng đường 5 năm thực hiện giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới

LNV - Qua 5 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới và các phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau” đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn, đời sống vật chất và tinh thần của người dân từng bước được cải thiện.
Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

Nam Định: Số hóa nông thôn, hiện thực hóa những miền quê đáng sống

LNV - Tỉnh Nam Định tiếp tục khẳng định vị thế là một trong những địa phương đi đầu cả nước trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM) nâng cao và kiểu mẫu. Một điểm nhấn quan trọng trong hành trình này là việc thúc đẩy ứng dụng công nghệ số vào xây dựng nông thôn thông minh.
Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

Huyện Đại Từ (Thái Nguyên): Vị thế mới của huyện nông thôn mới nâng cao

LNV - Đại Từ vốn là mảnh đất địa linh nhân kiệt, giàu truyền thống cách mạng và văn hoá. Qua 14 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới (NTM), huyện đã đạt nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện. Đến nay, Đại Từ đã hoàn thành các tiêu chí để được công nhận là huyện đạt chuẩn NTM nâng cao – một dấu mốc quan trọng khẳng định sự phát triển vượt bậc của địa phương.
Xem thêm
Mới nhất Đọc nhiều
Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

Trại hè kết nối kiều bào trẻ 2025: “Cùng nhau viết tiếp câu chuyện hòa bình”

LNV - Chiều 3/7, tại Hà Nội, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, tổ chức gặp gỡ báo chí thông tin về: Những chính sách mới của Đảng và Nhà nước liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài và chương trình Trại hè Việt Nam 2025.
Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

Gia Lai vùng đất hợp nhất giữa đại ngàn và biển xanh hội tụ

LNV - Sau khi sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, không gian du lịch của tỉnh Gia Lai mới được mở rộng vượt bậc, mở ra cơ hội vàng để kết nối biển - rừng, xây dựng ngành du lịch trở thành mũi nhọn kinh tế xanh, bền vững và khác biệt.
Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

Chuẩn bị cho Festival Quốc tế 2025: Bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống

LNV - Sáng 3/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị về việc tổ chức Festival Bảo tồn và Phát triển làng nghề quốc tế năm 2025. Đồng chí Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và đồng chí Võ Văn Hưng, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trườ
"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên

LNV - Nếu phải xác định một điểm khởi đầu cho hành trình chuyển đổi số tại huyện Phú Xuyên, thì đó không phải là hạ tầng, công nghệ hay những con số đầu tư hàng chục tỷ đồng, mà chính là yếu tố con người - những người dám nghĩ, dám làm, dám tiên phong.
Đời sống mới ở xã Lê Lợi

Đời sống mới ở xã Lê Lợi

LNV - Sau khi đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2019, xã Lê Lợi (huyện Thường Tín) không ngừng nâng chất các tiêu chí nông thôn mới đã đạt và thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu nông thôn mới nâng cao.
Giao diện di động