Hà Nội: 24°C Hà Nội
Đà Nẵng: 29°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 30°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 30°C Thừa Thiên Huế

Trà hoa vàng sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao của đồng bào Ba Chẽ

LNV - Mô hình trồng trà hoa vàng đang được huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh chú trọng phát triển tại nhiều xã vùng cao của huyện như Đồn Đạc, Thanh Sơn, Đạp Thanh… góp phần xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế địa phương.
Trước đây, thu nhập của gia đình Anh Chíu Sinh Phạn, người dân tộc Dao ở xã Đồn Đạc chủ yếu nhờ vào 1 ha trồng keo và quế. Khi chính quyền địa phương vận động xây dựng mô hình trồng trà hoa vàng, anh Phạn xin hỗ trợ cấp 300 cây giống. Sau 4 năm, 300 cây trà trong vườn đã cho thu hoạch hơn 2kg trà sấy khô, bước đầu tạo thu nhập hơn 40 triệu đồng. Nhận thấy hiệu quả kinh tế cao, anh Phạn tiếp tục xin hỗ trợ, hiện vườn trà hoa vàng của anh đã có gần 1.000 cây tươi tốt.

“Nhận thức về giá trị của cây trà hoa vàng có hiệu quả rất cao cho thu nhập trong gia đình. Lúc đầu cũng khó khăn về cây giống, rồi được Nhà nước cũng như là huyện Ba Chẽ quan tâm về giống. Từ lúc bắt đầu trồng cây trà hoa vàng thì thu nhập so với các loại cây khác là khá hơn” - anh Chíu Sinh Phạn nói.

Được đánh giá là dược liệu hiếm, trà hoa vàng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người.

Không chỉ anh Phạn, nhiều hộ dân khác ở xã Đồn Đạc cũng đều nhận thấy hiệu quả kinh tế cao từ việc trồng loại cây dược liệu quý giá này. Anh Triệu Đức Tình đã đăng kí trồng 1.600 cây khi được huyện hỗ trợ 70% tiền mua cây giống. Gom góp hơn 100 triệu đồng tiền tiết kiệm, xóa bỏ cây trồng cũ, anh Tình mạnh dạn đầu tư vào vườn trà với niềm tin cuộc sống sẽ đổi thay.

“Trồng keo thì không trồng được trà hoa vàng, phải trồng quế xong bắt đầu xem cây nào xấu mình chặt, để lại cây tốt đẹp để nó còn che phủ râm râm một tí không là nắng quá. Trồng trà hoa vàng phải trồng xen với quế mới được, trồng với keo thì không được, lúc khai thác hỏng hết. Chăm sóc cây hoa trà cũng không có gì khó khăn, hàng ngày cứ đi phát cỏ để không cho leo vào cây” - anh Tình chia sẻ.

Tính đến tháng 8/2020, huyện Ba Chẽ có khoảng 200 ha trồng trà hoa vàng với 2 công ty và 418 hộ dân. Năm 2019, toàn huyện thu hoạch 600 kg hoa sấy (tương đương 3.600 kg hoa tươi), 6 tấn lá khô (tương đương 18 tấn lá tươi) và hơn 100.000 cây giống, tổng thu 13,8 tỷ đồng, hiệu quả kinh tế cho các hộ dân tương đối ổn định.

Tuy nhiên, việc thực hiện dự án “Trồng trà hoa vàng tại các doanh nghiệp được thuê đất và các hộ dân trên địa bàn” của huyện Ba Chẽ lại đang gặp nhiều khó khăn. Một phần do cây trà hoa vàng phải trồng vài năm mới cho thu hoạch. Thêm vào đó, giá bán trà hoa vàng trên thị trường khá cao, việc tiêu thụ sản phẩm ở địa phương cũng gặp khó, dẫn đến việc hàng tồn kho.

Việc trồng trà hoa vàng đã giúp đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển kinh tế địa phương.


Để định hướng phát triển cho trà hoa vàng, ông Vi Thanh Vinh, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Ba Chẽ cho biết: “Chúng tôi sẽ tăng cường hướng dẫn kĩ thuật cho bà con, đặc biệt là công tác thâm canh cây trồng phải theo đúng kỹ thuật. Trong năm 2020 sẽ tham mưu tổ chức lễ hội trà hoa vàng lần thứ 3. Mục tiêu là để quảng bá cho nhân dân trong nước và du khách biết được giá trị của cây trà hoa vàng. Chúng tôi sẽ tiếp tục mở rộng quy mô vùng trồng trà hoa vàng, hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp để mở rộng cơ sở sản xuất chế biến”.

Trà hoa vàng là loài cây dược liệu quý, từ lâu đã được nhiều chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá cao về chất lượng, công dụng.

“Đối với Ba Chẽ thì trà hoa vàng là cây bản địa, vùng sinh thái rất là phù hợp. Theo nhận định của tôi thì trong thời gian tới, tiềm năng của cây trà hoa vàng đối với thị trường trong nước cũng như là nước ngoài sẽ tăng lên rất nhiều. Đối với quy mô vườn cây giống thì tôi thấy cũng rất là tốt, tất nhiên là thời gian tới cần phải có thêm nhiều nghiên cứu, khảo sát nguồn gen và bảo toàn cây giống, cây đầu dòng có nguồn gen tốt mang lại sản lượng cũng như là hàm lượng dược liệu tốt đối với sức khỏe con người” - PGS.TS Dương Văn Thảo, Trưởng khoa Lâm nghiệp, trường Đại học Nông Lâm nhận định.

Việc phát triển mô hình trồng trà hoa vàng tại các xã vùng cao của huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh đang mang lại nhiều tín hiệu tốt. Ngoài việc nâng cao thu nhập cho bà con, việc phát triển quy mô ươm trồng và sản xuất diện rộng cũng giúp huyện Ba Chẽ phát triển kinh tế, góp phần quảng bá hình ảnh và con người Quảng Ninh thông qua sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao đặc thù./.

Theo VOV

Tin liên quan

Tin mới hơn

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

Cà phê phin giấy Thảo My thương hiệu từ chương trình OCOP

OVN - Vốn sinh ra và lớn lên ở vùng đất “địa linh nhân kiệt” tỉnh Ninh Bình, xuất phát từ nghề cơ khí. Đến với mảnh đất quê hương thứ hai tỉnh Gia Lai từ những năm 1998 của thế kỷ trước, anh Đinh Văn Kỳ sớm thấu hiểu được những khó khăn của những người nông dân với cây cà phê ở xã Bầu Cạn, huyện Chưprông, tỉnh Gia Lai.
Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

Bình Định: Hoài Ân hướng tới Ngày hội nông sản

OVN - Trong 3 ngày từ ngày 17/5 đến ngày 19/5/2024, huyện Hoài Ân sẽ tổ chức Ngày hội nông sản lần thứ II – năm 2024, nhằm quảng bá, hỗ trợ xúc tiến thương mại, đẩy mạnh giới thiệu và phát triển thương hiệu các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện Hoài Ân.
Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

Bình Phước: Ngày hội Yến sào mở ra cơ hội phát triển bền vững

OVN - Chiều tối 15/4 tại quảng trường thành phố Đồng Xoài (tỉnh Bình Phước), Hội Nông dân tỉnh Bình Phước phối hợp cùng Hiệp hội Yến sào Việt Nam tổ chức “Ngày hội yến sào và trưng bày, quảng bá nông sản, thương mại, dịch vụ hỗ trợ nông dân”. Đây là sự kiện đặc biệt nhất của ngành yến sào trong tỉnh khi lần đầu tiên tổ chức một ngày hội riêng biệt nhằm thúc đẩy phát triển bền vững cho ngành này.
Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

Giò bê Minh Hiền - Sản phẩm OCOP 4 sao

OVN - Giò me (giò bê) ở Nam Nghĩa, Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) thường được lấy tên là giò me Nam Nghĩa hay giò me Nam Đàn. Thương hiệu này ngày càng phát triển và được nhiều người biết đến, trở thành thương hiệu giò bê Nghệ An.
“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

“Vũ nữ chân dài”- Đệ nhất đặc sản miền Tây

LNV - Ít ai biết rằng, cái tên “vũ nữ chân dài” lại là mỹ từ mà người dân miền Tây dùng để gọi khô nhái – một món nhậu có sức hấp dẫn lạ kỳ, sẵn sàng “hạ gục” bất cứ ai từng có cơ hội thưởng thức.

Tin khác

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

"Bánh canh Vĩnh Phú" và hành trình xây dựng thương hiệu

LNV - Trong kinh doanh đầy thách thức, có những câu chuyện về sự kiên trì và dấn thân không ngừng vượt qua khó khăn. Nghệ nhân Thái Thị Thu Thuỷ, một nữ doanh nhân quê tại Thành phố Quy Nhơn, là một ví dụ rõ ràng cho điều này.
Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

Đồng Hới: Ưu tiên phát triển sản phẩm OCOP chủ lực

OVN - Mặc dù TP. Đồng Hới ( Quảng Bình) đã có nhiều cố gắng và đạt được một số kết quả tích cực trong triển khai thực hiện chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), tuy nhiên vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, các sản phẩm chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh vốn có. Vì vậy, thành phố sẽ ưu tiên hỗ trợ đối với việc phát triển các sản phẩm OCOP mới là các sản phẩm chủ lực, đặc sản truyền thống của địa phương.
Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

Trà Vinh: Hỗ trợ xây dựng thương hiệu yến sào Trà Vinh

LNV - Nghề nuôi chim yến ở Trà Vinh trong những năm gần đây đang phát triển ổn định, mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho người dân. Sản phẩm Yến sào hứa hẹn sẽ là sản phẩm mang lại nguồn thu đáng kể cho Trà Vinh trong tương lai gần, cùng các mặt hàng như trái cây, nghêu… tiếp tục đưa giá trị Việt bay xa. Các ban ngành chức năng của tỉnh cũng đã và đang tăng cường triển khai nhiều chính sách nhằm hỗ trợ để sản phẩm yến sào không chỉ phát triển bền vững, mà còn vươn xa đến với thị trường quốc tế.
Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

Yên Sơn: Điểm sáng phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Huyện Yên Sơn (tỉnh Tuyên Quang) đang khẳng định vị thế dẫn đầu trong tỉnh về phát triển sản phẩm OCOP (Mỗi xã một sản phẩm) với 68 sản phẩm được công nhận, mang lại những dấu ấn tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Phú Lương: Tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

OVN - Hiện nay, trên địa bàn huyện Phú Lương có 28 sản phẩm OCOP, trong đó có 11 sản phẩm được xếp hạng 4 sao, còn lại là 3 sao, chưa có sản phẩm đạt 5 sao.
Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

Những "tác phẩm" bonsai trầm hương nghệ thuật độc đáo

LNV - Chúng tôi đã trải qua một trải nghiệm thú vị khi bước vào gian trưng bày đầy ấn tượng với những tác phẩm bonsai trầm hương độc đáo của nghệ nhân Lê Hồng Thái.
Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

Chợ Mới đánh giá, phân hạng 6 sản phẩm OCOP huyện Chợ Mới

OVN - Chiều 28/3, Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang) Lê Trần Minh Hiếu chủ trì cuộc họp Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp huyện, để đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP đợt 1 năm 2024.
Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

Hà Giang: Khởi sắc mô hình du lịch nông nghiệp

LNV - Tỉnh Hà Giang có lợi thế về cảnh quan thiên nhiên, là điểm đến du lịch mới nổi hàng đầu châu Á năm 2023 theo đề cử của giải thưởng Du lịch Thế giới - World Travel Awards lần thứ 30 khu vực châu Á và châu Đại Dương. Nơi đây có nhiều đặc sản nông nghiệp riêng biệt có thể trở thành điểm tựa vững chắc để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp.
Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

Bình Dương: Công nhận thêm 4 sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Bàu Bàng đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

Gạo Nàng Keo Thạnh Phú

LNV - Lúa Nàng Keo là một giống lúa mùa cổ truyền được người dân trồng và gìn giữ từ hàng trăm năm. Nàng Keo được trồng nhiều nhất trong vùng canh tác tự nhiên lúa - tôm tại huyện Thạnh Phú tỉnh Bến Tre.
Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

Xây dựng thương hiệu riêng cho xoài cát chu Cầu Kè

OVN - Về với huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh, du khách sẽ bắt gặp rất nhiều vườn xoài đang độ chín cây. Thực khách sẽ bị chinh phục bởi những quả xoài chừng vừa bàn tay nắm, đang đến ngày chín, mang một màu vàng tươi rất bắt mắt. Xoài Cát Chu ở đây rất ngọt, khi cắt ra có mùi thơm dịu nhẹ không lẫn với bất kỳ loại xoài trồng từ nơi nào khác.
Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

Sản phẩm OCOP khẳng định vị thế, mang về lợi ích kinh tế kép cho nông thôn

OVN - Cho đến nay, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã không còn là chương trình xóa đói giảm nghèo cho các địa phương vùng nông thôn, đặc biệt là khu vực nông thôn vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Sản phẩm OCOP đã dần khẳng định vị thế cũng như chất lượng và khả năng cạnh tranh khi giao thương thị trường nội địa và thị trường thế giới. Đây là chương trình tạo nên tiếng vang cho sản phẩm nông nghiệp Việt Nam, kết nối nhiều lĩnh vực cùng phát triển, thu lợi nhuận kép cho nông thôn.
Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

Độc đáo sản phẩm OCOP làm từ dây chuối

OVN - Từ nguồn nguyên liệu tưởng chừng bỏ đi, với đôi bàn tay khéo léo, cùng sự sáng tạo, chị Nguyễn Thị Phượng (chủ cơ sở) đã cho ra mắt các sản phẩm túi xách thời trang làm bằng dây chuối. Bên cạnh mặt hàng túi xách bằng dây nhựa, đã được nhiều chứng nhận sản phẩm Công nghiệp nông thôn tiêu biểu, thì đây là lần đầu tiên một sản phẩm đan đát thủ công được vinh dự góp mặt vào sân chơi OCOP.
Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

Hội Báo toàn quốc 2024 – Báo chí đưa OCOP đến gần với công chúng

OVN - Với quy mô lớn nhất từ trước đến nay, Hội Báo toàn quốc 2024 mang chủ đề “Báo chí Việt Nam - Tiên phong, đổi mới vì sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân” diễn ra thành công. Năm nay, Hội Báo quy tụ hơn 600 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương cùng sự tham gia của 64 gian hàng sản phẩm OCOP của các tỉnh, thành trên cả nước đã thu hút đông đảo bạn đọc và khách hàng đến tham quan, trải nghiệm.
Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

Thuận Châu: 150 cán bộ, chủ thể tham gia tập huấn Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” OCOP năm 2024

OVN - Ngày 15/03/2024, tại huyện Thuận Châu (Sơn La), Chương trình tập huấn “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) năm 2024 chính thức khai mạc. Chương trình có sự tham gia của 150 học viên là cán bộ quản lý chương trình tại các xã, thị trấn và chủ thể các sản phẩm OCOP.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

Nhiều chương trình đặc sắc diễn ra tại lễ hội Khèn Mông lần thứ IX huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang

LNV - Ban Tổ chức các ngày lễ lớn huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang thông tin, Lễ hội Khèn Mông lần thứ IX năm 2024 sẽ được tổ chức trong hai ngày, từ 19 - 20/4 tới đây.
Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

Bắc Ninh : Khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ tư nhân đầu tiên

LNV - Sáng ngày 16.4 tại Bắc Ninh, doanh nghiệp tư nhân tranh dân gian Đông Hồ của NNƯT Nguyễn Đăng Chế đã tổ chức khánh thành Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ của chính nghệ nhân. Nhà trưng bày tranh dân gian Đông Hồ Nghệ nhân Ưu tú Nguyễn Đăng Chế h
Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

Đoàn viên thanh niên tích cực làm sạch bờ biển Thạch Hà

LNV - Vừa qua, Ban Thường vụ Huyện đoàn Thạch Hà (Hà Tĩnh) , Đoàn trường THPT Nguyễn Trung Thiên và xã Thạch Hải tổ chức ra quân vệ sinh môi trường bờ biển Thạch Hải với sự tham gia của hơn 400 đoàn viên thanh niên.
Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

Ấn tượng mùa thu hoạch nông sản tại Bangladesh

LNV - Mùa thu hoạch nông sản tại Joypurhat, Bangladesh được nhiếp ảnh gia Rafid Yasar chụp lại gây ấn tượng với người xem bởi nụ cười hạnh phúc của người nông dân giữa những màu sắc rực rỡ của thiên nhiên.
Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

Đặc sản miền quê trở thành những sản phẩm OCOP chất lượng

OVN - Lợi thế của các loại đặc sản miền quê là tận dụng vùng nguyên liệu tự nhiên tạo nên nét đặc trưng riêng biệt, sản phẩm càng được nâng tầm giá trị khi tham gia Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
vf
Giao diện di động