Một số bài học từ Chương trình OCOP ở Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những địa phương đi đầu phát triển chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP
Được biết, ngay đầu nhiệm kỳ 2010 - 2015, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề về xây dựng nông thôn mới (NTM) để tập trung chỉ đạo giải quyết các vấn đề về nông nghiệp, nông dân và nông thôn tại 111/111 xã; 13/14 đơn vị cấp huyện (trừ TP. Hạ Long). Sau hơn 10 năm toàn tỉnh đã có 9/13 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn/hoàn thành xây dựng NTM; 98/98 xã đạt chuẩn NTM và có 43 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 19 xã đạt NTM kiểu mẫu. Đây là một trong những địa phương đi đầu trong xây dựng NTM kiểu mẫu, có xã đạt NTM kiểu mẫu đầu tiên trong cả nước, góp phần thay đổi đáng kể diện mạo nông thôn ở địa phương.
Cùng với xây dựng NTM, năm 2013 UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo các địa phương tập trung triển khai thực hiện Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm” (Chương trình OCOP Quảng Ninh). Đây là nội dung trọng tâm thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Năm 2016, Quảng Ninh tiến hành sơ kết đánh giá giai đoạn I và triển khai giai đoạn II (2017 - 2020), với quan điểm đưa Chương trình OCOP đi vào chiều sâu theo hướng tiêu chuẩn hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.
Các sản phẩm OCOP Quảng Ninh luôn được sự quan tâm của khách hàng
Theo Ban chỉ đạo Chương trình OCOP tỉnh, thực hiện Quyết định số 490 của Chính phủ về triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018 - 2020, Quảng Ninh đã xác định rõ quan điểm đây là chương trình phát triển kinh tế quan trọng theo hướng nội sinh, có sự liên kết chặt chẽ, bền vững giữa người sản xuất, chế biến và tiêu thụ, do đó cần có nhận thức đúng đắn, cách làm, bước đi phù hợp. Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng và phù hợp trong việc thực hiện Chương trình xây dựng NTM, đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Chính vì vậy, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ quyết liệt, linh hoạt, bài bản Chương trình OCOP trên địa bàn đơn vị cấp huyện và trên tất cả các đơn vị cấp xã; đồng thời chỉ đạo phát triển tổ chức, phát triển sản phẩm, triển khai mạnh mẽ các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá kết nối tiêu thụ sản phẩm...
Nhờ có chủ trương đúng đắn, triển khai đồng bộ và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nên Quảng Ninh đã phát triển được 449 sản phẩm và 175 tổ chức, tạo giá trị doanh thu đạt 400 đến 500 tỷ đồng/năm. Các sản phẩm OCOP của địa phương được người tiêu dùng đón nhận; cộng đồng các doanh nghiệp, HTX tham gia OCOP ngày càng có bước trưởng thành và phát triển. OCOP đã và đang trở thành người bạn đồng hành nâng tầm giá trị các sản phẩm truyền thống của địa phương, tạo nhiều công ăn việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới. Tại Hội nghị tổng kết 10 năm Chương trình Xây dựng NTM toàn quốc (năm 2019), tỉnh Quảng Ninh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3 về thành tích triển khai Chương trình OCOP.
Một số bài học kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn triển khai Chương trình OCOP giai đoạn 2018 – 2020 ở Quảng Ninh: Một là, không thể nóng vôi, đốt cháy giai đoạn khi triển khai Chương trình OCOP, mà phải bền bỉ và thực hiện liên tục theo chu trình, trên cơ sở thúc đẩy sự sáng tạo của người dân. Hai là, phải nghiên cứu kỹ mô hình của quốc tế, trên cơ sở đó tìm ra những nét mới, tốt đẹp để, áp dụng vào thực tế của địa phương mình. Có nghĩa là chỉ học tập về nguyên tắc chứ không dập khuôn máy móc. Quan trong hơn cả là có sự đánh giá và điểu chỉnh từng bước trong quá trình thực hiện cho phù hợp với thực tiễn của địa phương.
Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về Chương trình OCOP, về sản phẩm OCOP đến cộng đồng dân cư, để mọi người biết và cùng thực hiện.
Bốn là, người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, các sở, ban, ngành phải có nhận thức đầy đủ về Chương trình. Bên cạnh đó phải thiết lập được bộ máy chuyên trách tham mưu giúp việc các cấp trong việc triển khai thực hiện.
Năm là, phải tạo ra sự thống nhất về nhận thức của cả hệ thống chính trị về Chương trình OCOP là chương trình mang tính cộng đồng, vì cộng đồng; đối tượng để tập trung chỉ đạo là phát triển sản phẩm và phát triển tổ chức kinh tế. Động lực của chương trình là hướng đến lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng.
Sáu là, tổ chức quản lý khoa học theo hệ thống, từng khâu, từng bước thực hiện. Thiết lập được tính pháp lý của toàn bộ chương trình. Xây dựng hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, hỗ trợ phát triển sản phẩm trên nền tảng hỗ trợ phát triển nghiên cứu, ứng dụng KHCN, công tác hướng dẫn lập và quản lý các dự án đầu tư, các dự án sản xuất...
Bảy là, phải khởi động, thúc đẩy được sự đề xuất, tính sáng tạo của các chủ thể OCOP, có nghĩa là đề xuất theo hướng từ dưới lên. Đặc biệt là người đứng đầu trong Ban Điều hành OCOP các cấp phải có đủ năng lực, thẩm quyền để điều hành và quyết định công việc.
Tám là, cùng với thiết kế sản phẩm, mẫu mã bao bì, đóng gói sản phẩm, phải xây dựng được thương hiệu của chương trình OCOP và của từng sản phẩm là rất quan trọng, sẽ tác động tích cực đến hành vi mua sắm của người tiêu dùng.
Chúng tôi cho rằng, những bài học từ thực tiễn ở Quảng Ninh rất bổ ích và vô cùng thiết thực. Các địa phương trong cả nước có thể tham khảo và căn cứ vào đặc điểm, tình hình cụ thể của địa phương mình mà áp dung cho phú hợp.
Bài, ảnh: Thu Hương
Tin liên quan
Tin mới hơn

Gà Lạc Thủy - Từ giống gà bản địa đến thương hiệu OCOP tiêu biểu của Hòa Bình
14:07 | 02/07/2025 OCOP

Cả nước có 47 sản phẩm OCOP 5 sao đợt 1 năm 2025
10:36 | 01/07/2025 OCOP

Phát triển sản phẩm OCOP từ tài nguyên bản địa
10:31 | 30/06/2025 OCOP

Xúc tiến thương mại OCOP Góp phần cùng chủ thể phát triển, nông thôn mới bền vững
15:29 | 25/06/2025 OCOP

Bắc Kạn: Xây dựng thương hiệu OCOP gắn với bản sắc và phát triển bền vững
10:27 | 24/06/2025 OCOP

Sa Pa có thêm 13 sản phẩm OCOP
09:52 | 24/06/2025 OCOP
Tin khác

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ
16:15 | 21/06/2025 Tin tức

Đồng Yên nâng tầm nông sản địa phương qua sản phẩm OCOP
09:00 | 19/06/2025 OCOP

“OCOP Bắc Kạn - Từ bản làng đến thị trường toàn cầu”
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Chủ thể OCOP Cần Thơ khát vọng đưa trà mãng cầu xiêm vươn ra quốc tế
15:40 | 13/06/2025 OCOP

OCOP Bắc Kạn - Một chặng đường không chỉ có vinh quang
15:40 | 13/06/2025 OCOP

Hà Nội quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Chuyên gia và người trong nghề nói gì về nghệ Việt Nam
15:39 | 13/06/2025 OCOP

Vĩnh Phúc: Phát triển vùng trồng cây ăn quả đạt chứng nhận sản phẩm OCOP
15:19 | 10/06/2025 OCOP

Bình Thuận có 7 sản phẩm OCOP 4 sao năm 2024
09:38 | 09/06/2025 OCOP

Hà Nội khai mạc sự kiện quảng bá sản phẩm OCOP và bản sắc văn hóa miền Trung, Tây Nguyên
10:27 | 06/06/2025 Tin tức

Đại Từ: Chú trọng phát triển sản phẩm OCOP gắn với xây dựng nông thôn mới
15:12 | 31/05/2025 OCOP

Nghệ Bắc Kạn Giấc mơ đổi đời của nhiều hộ nông dân
09:52 | 30/05/2025 OCOP

“Nem chua Liên 36” - Đậm đà hương vị xứ Thanh, say lòng thực khách
09:45 | 23/05/2025 OCOP

Hàng trăm sản phẩm OCOP, làng nghề chất lượng tốt đến với người tiêu dùng quận Đống Đa
15:32 | 22/05/2025 OCOP

Huyện Đài Từ: Phát triển sản phẩm OCOP thúc đẩy xây dựng nông thôn mới
14:18 | 22/05/2025 OCOP

"Gieo mầm số" cho đất nghề Phú Xuyên
09:31 Làng nghề, nghệ nhân

Đời sống mới ở xã Lê Lợi
09:30 Nông thôn mới

Dự báo, giá xăng, dầu giảm mạnh 6,8 - 7,5% trong ngày 3-7
09:29 Kinh tế

Trí thức trẻ Lê Bảo Hưng đam mê với khát vọng làm giàu trên mảnh đất quê hương
09:26 Kinh tế

Hiệu quả từ sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
09:24 Khuyến nông