Công bố Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2025
Ảnh chỉ có tính chất minh họa. (Nguồn ảnh: PV/Vietnam+)
Sáng 6/1, tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khai mạc Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1622/QĐ-TTg ngày 27/12/2022 là căn cứ, định hướng để Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương liên quan tiếp tục tổ chức xây dựng các quy hoạch ngành, quy hoạch mang tính chất kỹ thuật chuyên ngành có khai thác, sử dụng nước.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành đề nghị các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường trong quá trình lập, triển khai thực hiện các quy hoạch lĩnh vực có liên quan.
Đồng thời, Thứ trưởng tin tưởng rằng sự hợp tác chặt chẽ giữa các bộ, ngành sẽ là cơ sở vững chắc để xây dựng các quy hoạch đảm bảo chất lượng, làm tiền đề cho việc khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước tiết kiệm, hiệu quả và bền vững, góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội mà Đảng, Nhà nước đề ra.
Theo ông Châu Trần Vĩnh, Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, Quy hoạch tài nguyên nước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là cột mốc quan trọng, đánh dấu quy hoạch ngành quốc gia lần đầu tiên được lập trong lĩnh vực tài nguyên nước, là định hướng điều hòa, phân bổ tài nguyên nước đáp ứng cho các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 10 năm (2021-2030).
Quy hoạch tài nguyên nước cụ thể hóa các chủ trương, đường lối, chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ như Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường… đặc biệt là Kết luận số 36-KL/TW ngày 23/6/2022 của Bộ Chính trị về bảo đảm an ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Các vấn đề liên quan đến công tác quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng cho các mục đích nông nghiệp, công nghiệp, thủy sản, thủy lợi, thủy điện, cấp nước đô thị, nông thôn và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác; vấn đề bảo đảm an ninh nguồn nước quốc gia và các nội dung liên quan đến quản lý tổng hợp tài nguyên nước đã được định hướng tổng thể trong Quy hoạch tài nguyên nước; thể hiện đầy đủ, bao trùm các giải pháp công trình, phi công trình và được xem xét tổng thể trên cơ sở tài nguyên nước theo các lưu vực sông trên phạm vi toàn quốc, hiện trạng, nhu cầu sử dụng nước của các ngành có khai thác, sử dụng nước.
Quy hoạch tài nguyên nước là một trong những cơ sở cho việc lập các quy hoạch ngành quốc gia có khai thác, sử dụng nước, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh; là định hướng tổng thể cấp quốc gia trong việc quản lý, điều hòa, phân phối, khai thác, sử dụng, bảo vệ, phát triển tài nguyên nước, phòng, chống tác hại do nước gây ra.
Học sinh Trường Tiểu học Trịnh Hoài Đức (Bình Phước) được sử dụng nước sạch. (Ảnh: TTXVN)
Đồng thời, Quy hoạch định hướng tổng thể cho 6 vùng phát triển kinh tế-xã hội (trung du và miền núi phía Bắc; Đồng bằng sông Hồng; Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung; Tây Nguyên; Đông Nam bộ và Đồng bằng sông Cửu Long), 13 lưu vực sông lớn (Bằng Giang-Kỳ Cùng, Hồng-Thái Bình, Mã, Cả, Hương, Vu Gia-Thu Bồn, Trà Khúc, Kôn-Hà Thanh, Ba, Sê San, Sêrêpok, Đồng Nai, Cửu Long), nhóm lưu vực sông ven biển và một số đảo trên lãnh thổ Việt Nam triển khai thực hiện trong quá trình lập quy hoạch.
Quy hoạch tài nguyên nước hướng tới quản lý, sử dụng, phát triển bền vững, tổng hợp, thống nhất theo lưu vực sông, liên vùng, liên tỉnh. Mọi nhu cầu sử dụng nước cho phát triển kinh tế-xã hội phải phù hợp với chức năng và khả năng đáp ứng của nguồn nước, nhằm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, công bằng, hợp lý, đa mục tiêu, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái thủy sinh, thích ứng với biến đổi khí hậu và đảm bảo an ninh nguồn nước quốc gia.
Từ đó hướng tới bảo vệ số lượng và chất lượng, kết hợp hài hòa giữa bảo vệ với duy trì, phát triển nguồn sinh thủy, nâng cao khả năng tích trữ nước, phục hồi các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm; hợp tác, chia sẻ công bằng và hợp lý tài nguyên nước xuyên biên giới; phòng, chống, khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra với phương châm phòng ngừa là chính, giảm thiểu tối đa tổn thất.
Ông Châu Trần Vĩnh cho biết thêm trong quá trình lập quy hoạch, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương để đảm bảo đồng bộ giữa quy hoạch tài nguyên nước với các quy hoạch ngành quốc gia có liên quan.
Thời gian qua, Bộ đã hợp tác, phối hợp với WB, Australia, Pháp, nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thông qua các cuộc họp kỹ thuật nhằm trao đổi về kinh nghiệm quốc tế trong quá trình xây dựng quy hoạch.
Vietnamplus
Tin liên quan
Tin mới hơn

Hà Nội nắng nóng diện rộng, nhiệt độ cao nhất 35-36 độ C
08:48 | 08/07/2025 Môi trường

Cải thiện môi trường tại các làng nghề, cụm công nghiệp
09:18 | 07/07/2025 Môi trường

Thời tiết ngày 3/7: Mưa rào và dông vẫn bao trùm nhiều nơi trên cả nước
09:22 | 03/07/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững: Tìm hướng đi mới của các làng nghề
15:11 | 25/06/2025 Môi trường

Hà Nội nỗ lực 'xanh hóa' các làng nghề
09:46 | 24/06/2025 Môi trường

Giá vàng trong nước đứng yên, cao hơn thế giới khoảng 12,5 triệu đồng/lượng
10:57 | 18/06/2025 Môi trường
Tin khác

Bình Định: Mô hình “Tàu cá mang rác nhựa về bờ” thu hút sự tham gia của 200 tàu cá
15:45 | 13/06/2025 Môi trường

Doanh nghiệp cần biết trước Quy định chống phá rừng có hiệu lực
09:48 | 30/05/2025 Môi trường

Bảo vệ môi trường làng nghề theo hướng phát triển bền vững
10:24 | 28/05/2025 Môi trường

Sáng, xanh, sạch, đẹp nhờ giải pháp đồng bộ
09:33 | 27/05/2025 Môi trường

Bắc Ninh đồng thuận xử lý dứt điểm ô nhiễm làng nghề
14:01 | 26/05/2025 Môi trường

Hỗ trợ đổi mới công nghệ, giảm ô nhiễm tại các làng nghề
09:07 | 07/05/2025 Môi trường

Nam Định: Ô nhiễm bủa vây làng nghề thu 100 tỷ mỗi năm
08:51 | 22/04/2025 Môi trường

Phú Yên triển khai hoạt động phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn
13:41 | 07/03/2025 Môi trường

Bắc Ninh: Các cơ sở sản xuất giấy ở làng nghề Phong Khê dừng hoạt động
11:39 | 01/03/2025 Làng nghề, nghệ nhân

Hà Nội: Không khí ở ngưỡng tốt vào buổi sáng, chiều lại kém
10:16 | 18/02/2025 Môi trường

Cuộc sống mới ở làng nghề ô nhiễm nhất Bắc Ninh
08:41 | 14/02/2025 Môi trường

Để Hà Nội thực sự sáng - xanh - sạch - đẹp
11:14 | 07/02/2025 Môi trường

Hoài Đức phấn đấu trồng 15.000 cây các loại trong năm 2025
12:08 | 03/02/2025 Văn hóa - Xã hội

Bắc Ninh: Mạnh tay xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề
10:13 | 30/12/2024 Môi trường

Dự báo thời tiết ngày 30/12/2024: Hà Nội sương mù, rét ngày đầu tuần
09:56 | 30/12/2024 Môi trường

Truyền cảm hứng cộng đồng, XinTravel Hub giới thiệu tour du lịch cùng thần tượng
11:41 Tin tức

Triển lãm Liên hoan du lịch, ẩm thực, làng nghề Vĩnh Phúc năm 2025
11:57 Tin tức

Tây Ninh thực hiện gần 70 đề án khuyến công
11:57 Khuyến công

Thanh Hoá: Khuyến công thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
11:57 Khuyến công

Bánh tráng làng Tày Đam Rông Hướng đến phát triển bền vững nhờ nhãn hiệu chứng nhận
11:56 Làng nghề, nghệ nhân