Hà Nội: 26°C Hà Nội
Đà Nẵng: 28°C Đà Nẵng
TP Hồ Chí Minh: 33°C TP Hồ Chí Minh
Thừa Thiên Huế: 32°C Thừa Thiên Huế

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
Giá trị văn hóa trong từng sản phẩm

Năm nào cũng vậy, cứ tới mùa sen là gia đình ông bà Ngô Văn Xiêm - Lưu Thị Hiền (phường Quảng An, quận Tây Hồ) lại hối hả thu hái, ướp trà sen. Bà Lưu Thị Hiền cho biết: “Sống tại vùng trồng sen Bách Diệp, có nghề ướp trà sen nức tiếng Tây Hồ, gia đình tôi đưa sản phẩm trà ướp sen dự thi đánh giá, phân hạng OCOP và được công nhận 4 sao. Để ướp được một cân trà ngon phải có 1.500 bông sen Bách Diệp kết hợp với trà búp khô Thái Nguyên được thu hái “1 tôm, 2 tép” qua đủ 21 ngày với 7 lần vào hương gạo sen và 7 lần sấy. Trà càng ướp nhiều lần thì hương sen càng quyện, càng thơm lâu. Trà sen đạt chuẩn thì nước trà phải xanh, uống ban đầu có vị chát, sau có vị ngọt đượm và hương sen thơm dịu, thoang thoảng trong miệng”. Từ ngày tham gia Chương trình OCOP, trà sen nhãn hiệu Hiền Xiêm của gia đình ông bà được khách hàng biết tới nhiều hơn.

Thương hiệu trà sen Hiền Xiêm đạt chứng nhận OCOP 4 sao.
Thương hiệu trà sen Hiền Xiêm đạt chứng nhận OCOP 4 sao.

Cũng ở quận Tây Hồ, chị Đỗ Thu Thủy, hộ kinh doanh Đỗ Thế Gia (phường Xuân La) đưa sản phẩm bánh trung thu tham gia Chương trình OCOP. Chị Thủy cho biết: “Xưa kia, cụ và ông tôi làm rất nhiều loại bánh, mở cửa hiệu trên phố cổ Hà Nội. Bố tôi và các cô, chú trong gia đình vẫn đang nối nghiệp cha ông giữ nghề. Riêng tôi chọn phát triển một nhánh sản phẩm của gia đình là cốm và sản phẩm từ cốm, như: Bánh nướng nhân cốm, bánh dẻo nhân cốm và bánh cốm. Tôi mong muốn đặc sản của gia đình không chỉ là thức quà ngon, mà còn mang ý nghĩa quảng bá văn hóa Hà Nội”…

Theo Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Nguyễn Đình Hoa, Hà Nội là “đất trăm nghề”. Các sản phẩm truyền thống và nghề truyền thống của Hà Nội được kết tinh từ sự tài hoa của những người thợ và truyền thống văn hóa từ ngàn đời nay của mảnh đất kinh kỳ, văn hóa xứ Đoài và trấn Sơn Nam Thượng. Bên cạnh đó, Hà Nội còn có 1.136 hợp tác xã nông nghiệp đang hoạt động, 1.695 trang trại, 149 chuỗi liên kết được duy trì và phát triển, hơn 164 mô hình ứng dụng công nghệ cao. Hà Nội cũng có hơn 5.000 sản phẩm nông sản được gắn mã truy xuất nguồn gốc QR code, cùng với đó là hàng trăm sản vật nức tiếng như gà Mía Sơn Tây, gạo nếp cái hoa vàng Sóc Sơn, nhãn muộn Đại Thành (Quốc Oai), bưởi tôm vàng Thượng Mỗ (Đan Phượng)... Đó là những sản phẩm đặc trưng, tiêu biểu đã và đang được khai thác trong Chương trình OCOP của Hà Nội. Những đặc sản này được “gắn sao” OCOP vừa tăng giá trị kinh tế, vừa giúp quảng bá nét văn hóa vùng miền của mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Thúc đẩy khai thác lợi thế

Là một trong những địa phương thành công trong khai thác các giá trị văn hóa bản địa để phát triển sản phẩm, Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Thanh Tịnh chia sẻ: “Tây Hồ luôn chú trọng và xác định Chương trình OCOP là giải pháp quan trọng để phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và chất lượng đời sống của người dân. Hằng năm, quận đều ban hành kế hoạch cụ thể, giao nhiệm vụ chi tiết đến từng phòng, ban, UBND các phường về phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, Tây Hồ đã có hơn 40 sản phẩm OCOP đạt được chứng nhận của thành phố. Sản phẩm OCOP có mặt ở cả 8/8 phường của quận với các sản vật đặc trưng, như quất cảnh Tứ Liên, hoa đào Nhật Tân, chè sen Quảng Bá, xôi Phú Thượng, bánh trung thu, bánh chả, bánh cốm...”.

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (đứng giữa) thăm gian hàng khăn tơ sen của Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan (đứng giữa) thăm gian hàng khăn tơ sen của Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận.

Phó Chủ tịch UBND huyện Ba Vì Nguyễn Đức Anh cho biết, huyện Ba Vì có 7 xã vùng núi có nhiều tiềm năng phát triển cây dược liệu. Thống kê cho thấy, vùng núi Ba Vì có hơn 500 loài dược liệu, trong đó có nhiều loại được người Dao, người Mường dùng làm thuốc chữa bệnh. Riêng xã Ba Vì có 3 thôn là Hợp Sơn, Hợp Nhất, Yên Sơn được công nhận làng nghề thuốc truyền thống với khoảng 80% số hộ tham gia. Trong đó, Hợp tác xã Nam dược Tản Viên Sơn đã xây dựng thành công 5 sản phẩm OCOP 4 sao. “Từ lợi thế đó, huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ người dân sưu tầm, lưu giữ các bài thuốc hay của đồng bào dân tộc Ba Vì để bảo tồn và phát triển dược liệu; chuẩn hóa sản phẩm thông qua Chương trình OCOP” - ông Đức Anh cho biết.

Cùng với sự hỗ trợ của chính quyền các cấp khi tham gia Chương trình OCOP, những chủ thể ở Hà Nội đã dành nhiều tâm huyết nghiên cứu, phát triển sản phẩm từ lợi thế địa phương. Nghệ nhân Ưu tú Phan Thị Thuận (xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức) cho biết: “Từ cây sen, tôi đã biết rút tơ để làm sợi. Tuy vậy, thời gian đầu làm năng suất rất thấp và tốn rất nhiều công. Từ năm 2018 đến 2020 tôi thử nghiệm nhiều mô hình nâng cao năng suất và chất lượng tơ. Muốn có nguyên liệu tơ tốt, cần hoàn thiện quy trình trồng sen, ứng dụng khoa học, kỹ thuật vào quy trình sản xuất. Với sự kỳ công, tỉ mỉ, những tấm lụa tơ sen bền, đẹp, độc đáo ra đời; trong đó, sản phẩm khăn lụa tơ sen đã được đánh giá, phân hạng tiềm năng OCOP 5 sao”.

Theo ông Ngọ Văn Ngôn, Phó Chánh Văn phòng Văn phòng Điều phối Chương trình Xây dựng nông thôn mới thành phố Hà Nội, mỗi sản phẩm OCOP đều là “sứ giả văn hóa” của một địa phương cụ thể, thể hiện truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân Thủ đô. Do vậy, việc khai thác triệt để các yếu tố thể hiện giá trị văn hóa bản địa kết tinh trong sản phẩm OCOP để giới thiệu đến du khách là rất cần thiết. Để gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa trong sản phẩm OCOP, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã hỗ trợ các chủ thể sản xuất có sản phẩm đặc hữu, đặc trưng, thế mạnh đầu tư sản xuất để gia tăng số lượng, chất lượng, sức lan tỏa của sản phẩm đến với người tiêu dùng; chú trọng tuyên truyền về giá trị văn hóa của sản phẩm.

giới thiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội.
Giới thiệu sản phẩm OCOP của Hà Nội.

Thời gian qua, song song với công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm, thành phố Hà Nội đã tổ chức nhiều sự kiện quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, giúp các doanh nghiệp, đơn vị kết nối sản phẩm OCOP với các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP, các siêu thị, cửa hàng... trên địa bàn thành phố Hà Nội; giúp doanh nghiệp định hướng chiến lược phát triển, bảo đảm phù hợp với nhu cầu và thực tiễn của thị trường. Với dân số hơn 10 triệu người và thường xuyên có nhiều du khách ghé thăm, thị trường Hà Nội có tiềm năng lớn để đẩy mạnh tiêu thụ hàng nông sản, sản phẩm OCOP.

Đánh giá cao việc Hà Nội khai thác giá trị văn hóa bản địa, thế mạnh địa phương để phát triển sản phẩm OCOP, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng, Hà Nội đang đi đúng hướng. Trong mỗi sản phẩm OCOP tích hợp đa giá trị, ẩn chứa niềm tự hào về giá trị văn hóa bản địa - yếu tố quan trọng phân biệt giá trị sản phẩm OCOP của từng vùng miền. Thời gian tới, các chủ thể sản xuất, kinh doanh cần đổi mới công tác thiết kế bao bì, nhận diện sản phẩm OCOP, nâng cao giá trị gia tăng và chất lượng gắn với khai thác giá trị văn hóa bản địa, tạo bản sắc cho sản phẩm.

Nguyễn Mai

Tin liên quan

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

Những làng nghề truyền thống nổi tiếng ở Bến Tre

LNV - Các làng nghề truyền thống Bến Tre không chỉ đem lại lợi nhuận kinh tế cho địa phương mà còn góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc
Bột sắn dây xứ Đoài và hành trình xây dựng thương hiệu OCOP 4 sao

Bột sắn dây xứ Đoài và hành trình xây dựng thương hiệu OCOP 4 sao

OVN – Với kinh nghiệm sản xuất tinh bột sắn dây gần 35 năm, cơ sở Minh Khuê Food (huyện Hoài Đức, Hà Nội) đã thay đổi phương thức sản xuất thủ công sang áp dụng máy móc, chú trọng xây dựng thương hiệu, tạo ra sản phẩm được công nhận chất lượng OCOP 4 sao.
Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

Tôn vinh giá trị văn hoá trong các làng nghề truyền thống

LNV - Tỉnh Ninh Bình hiện có hàng trăm làng nghề, trong đó có gần 60 làng nghề được công nhận danh hiệu cấp tỉnh. Tại đây, sản phẩm của các làng nghề được xem là một trong những nguồn tài nguyên vô cùng quý giá, không chỉ phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo, mang đậm nét văn hóa đặc trưng, đồng thời còn là nguồn sinh kế cho người dân địa phương

Tin mới hơn

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.

Tin khác

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

Bún, phở gạo lứt khô - Đặc sản của làng nghề truyền thống Minh Khai

OVN - Nhắc đến bún, phở khô ngon, không thể không nhắc đến đặc sản bún, phở khô được làm ra từ làng nghề nổi tiếng ở xã Minh Khai, huyện Hoài Đức.
Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

Tuy Phước nâng tầm sản phẩm OCOP

OVN - Tuy Phước là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) gắn với xây dựng nông thôn mới bền vững; phát triển các sản phẩm đặc trưng, lợi thế nhằm phát huy nội lực, sức sáng tạo, hình thành chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa gắn với cộng đồng.
Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

Thịt bò giàng Tương Dương đạt chuẩn OCOP nâng tầm giá trị đặc sản địa phương

OVN - Từ phương thức chế biến truyền thống, HTX sản xuất và kinh doanh Bò giàng Thảo Hảo đã đem đến cho người tiêu dùng sản phẩm thịt bò giàng đậm đà hương vị của người dân tộc Thái ở vùng cao tỉnh Nghệ An.
Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

Đậm đà hương vị nước mắm nhỉ cá linh Thanh Tuyền

OVN – Say mê hương vị nước mắm của quê hướng, vợ chồng anh Nguyễn Văn Thanh (xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn, An Giang) đã làm ra loại nước mắm cá linh thơm ngon đạt chất lượng OCOP 3 sao.
Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

Lâm Hà phấn đấu phát triển đạt gần 30 sản phẩm OCOP

OVN - Thực hiện chương trình xây dựng các sản phẩm OCOP, huyện Lâm Hà đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ phát triển mới thêm ít nhất 10 sản phẩm OCOP.
Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

Lạng Sơn: Rượu men lá được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao

OVN - Thời gian qua, Công ty TNHH Long Trang VN, thôn Bản Dù, xã Vân Thủy, huyện Chi Lăng đã đầu tư trang thiết bị hiện đại để sản xuất rượu men lá. Hiện nay, rượu men lá của công ty đã được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao (chương trình mỗi xã một sản phẩm) cấp huyện.
Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

Phú Yên phấn đấu công nhận mới từ 1 đến 2 làng nghề

LNV - UBND tỉnh Phú Yên vừa ban hành Kế hoạch khôi phục, phát triển một số làng nghề tiểu thủ công nghiệp và du nhập phát triển một số nghề mới gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2024.
Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

Phú Yên và Khánh Hòa hợp tác đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP

OVN - Hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa cùng nhau trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất, phát triển chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm OCOP, sản phẩm chủ lực địa phương và phối hợp giới thiệu sản phẩm OCOP được công nhận 3 sao trở lên tại các gian hàng giới thiệu sản phẩm của hai địa phương.
Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

Đưa An Giang thành điểm trung chuyển đặc sản Việt Nam

OVN - Trung tâm Đặc sản Việt Nam tại TP. Châu Đốc (tỉnh An Giang) vừa được khánh thành, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân và hơn 9 triệu du khách khi đến với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam. Đây là Trung tâm Đặc sản Việt Nam lớn nhất ĐBSCL, kênh xúc tiến, quảng bá, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm OCOP lớn nhất miền Tây Nam Bộ, tiến tới đưa sản phẩm OCOP, đặc sản các tỉnh tiếp cận thị trường Campuchia và khu vực.
Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

Bình Dương: Thêm 5 sản phẩm được công nhận OCOP 3 sao

OVN - Vừa qua, UBND huyện Phú Giáo đã tổ chức lễ công bố sản phẩm OCOP đạt 3 sao đợt I năm 2024.
Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

Hải Dương: Tổ chức xếp hạng 16 sản phẩm OCOP

LNV - Vừa qua, Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nam Sách tổ chức xếp hạng cho 16 sản phẩm tham gia chương “Mỗi xã một sản phẩm” năm 2024.
Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

Thắt chặt kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP

OVN - OCOP là các sản phẩm tiêu biểu, có uy tín, chất lượng và thương hiệu. Tuy nhiên, muốn lan tỏa rộng rãi sản phẩm đến người dùng trong và ngoài nước, đòi hỏi các chủ thể sản xuất phải thay đổi cách tiếp cận thị trường...
Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

Thông tin Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu

OVN – Sở Công thương vừa có Thông báo 3345/SCT-QLĐT&HTQT gửi các doanh nghiệp, hợp tác xã, các hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn thành phố thông tin về Chương trình Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX).
Hương vị đất trời

Hương vị đất trời

LNV - Thái Nguyên là vùng đất cư trú của người Việt thời tiền sử và sơ sử, rồi trở thành một châu vào thời Lý, thành trấn vào thời Trần, án ngữ vùng đất bao bọc phía bắc kinh đô Thăng Long. Tỉnh Thái Nguyên được vua Minh Mạng lập năm 1831, trở thành trung tâm hành chính - quân sự quan trọng của nhà Nguyễn cũng như thời Pháp thuộc. Những dòng người từ miền xuôi lên lập ấp, canh tác đã tạo thành một khu vực nông nghiệp đặc thù. Chất đất thích hợp với việc trồng chè ở các huyện Đồng Hỷ, Đại Từ, Phú Lương… đã tạo ra thương hiệu đất chè cho tỉnh. Hầu như người Việt nào cũng biết đến câu “chè Thái, gái Tuyên” với hàm ý ca tụng phẩm chất của thức trà mạn đất Thái Nguyên cùng sắc đẹp và sự đảm đang của những người con gái tỉnh Tuyên Quang lân cận.
Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng

OVN - Để đưa hàng Việt Nam đến tay người tiêu dùng, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh Bình Định phối hợp với Sở Công thương tỉnh và các tỉnh, thành phố trong cả nước tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, giới thiệu, kết nối nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP gắn với du lịch làng nghề, du lịch nông thôn.
Xem thêm
qc-vinamilk-100-thanh-trung
Mới nhất Đọc nhiều
Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài và túi vải năm 2024

Khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài và túi vải năm 2024

LNV - Chiều ngày 26/9, tại Trung tâm Khuyến công và Tư vấn Phát triển công nghiệp (Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Triển lãm sản phẩm thủ công mỹ nghệ, OCOP, công nghiệp nông thôn tiêu biểu ngành thêu ren, lụa, áo dài, túi vải năm 2024.
Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

Làng nghề chè Ba Trại Phát triển bền vững

LNV - Làng nghề chè Ba Trại, huyện Ba Vì (Hà Nội) nổi tiếng với thương hiệu chè búp khô chất lượng cao. Được nâng cấp công nghệ và mở rộng thị trường, chè Ba Trại không chỉ giữ vững danh tiếng mà còn kết hợp du lịch, mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng địa phương.
Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

Lợi thế phát triển sản phẩm OCOP Hà Nội từ vốn văn hóa, tri thức bản địa

LNV - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), thời gian qua, nhiều nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ ở Hà Nội đã khai thác lợi thế này để phát triển sản phẩm OCOP. Nguồn nguyên liệu địa phương kết hợp với văn hóa, tri thức nuôi trồng bản địa đã và đang nâng tầm sản phẩm, cho giá trị kinh tế cao.
HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

HTX Nông nghiệp Sông Hồng nỗ lực khôi phục sản xuất sau bão lũ

LNV - Ảnh hưởng của hoàn lưu bão Yagi đã khiến nhiều chủ thể OCOP bị thiệt hại, trong đó HTX Nông nghiệp Sông Hồng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, (Hà Nội) của ông Lê Văn Tám đã bị tổn thất nhiều hàng hóa và tài sản do nước sông Hồng dâng cao bất ngờ.
Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu

Bình Phước: Phước Tín phấn đấu về đích nông thôn mới kiểu mẫu

LNV - Phước Tín, thị xã Phước Long là một trong 2 xã đầu tiên của tỉnh Bình Phước được chọn đầu tư về đích nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu năm 2024. Đây là điều kiện, tiền đề để Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã tiếp tục hoàn thiện hạ tầng cơ sở và nhiều chỉ tiêu, tiêu chí quan trọng khác. Từ đó góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần người dân cũng như vị thế, diện mạo địa phương vươn lên tầm cao mới.
qc-vinamilk-dinh-duong-vang
ct-tnhh-pt-xuan-thanh
ctcp-xd-tan-loc
nong-nghiep-xanh
minh-hieu
nhu-thanh
an-phat
thanh-chau
thuan-duc
ha-tinh
binh-dinh
Giao diện di động